THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT TRONG BỆNH VIỆN:

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 52 - 84)

5. Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

4.4.1.THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT TRONG BỆNH VIỆN:

4.4.1.1. Tổ chức quản lý chất thải y tế:

− Hội đồng Kiếm soát nhiễm khuẩn: có trách nhiệm xây dựng, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện; tư vấn kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; tư vấn sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn; tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học và tuyên truyền về kiểm soát nhiễm khuẩn .

− Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: có trách nhiệm giám sát thực hiện quy định về kiếm soát nhiễm khuẩn; theo dõi môi trường bệnh viện bao gồm theo dõi vi sinh vật bề mặt, vi sinh trong không khí, vi sinh trên tay nhân viên y tế, vi sinh trên dụng cụ vô khuẩn ... và theo dõi chất lượng nước thải bệnh viện; tiệt trùng dụng cụ y tế; giám sát thu gom và xử lý đồ vải; giám sát vệ sinh ngoại cảnh, nội cảnh; giám sát tuân thủ rửa tay; giám sát vi khuẩn kháng thuốc; nghiên cứu khoa học; tư vấn hội đồng KSNK, hội đồng XLCT và Ban giám đốc về các quy trình quy định về KSNK và XLCT để áp dụng trong toàn bệnh viện; lập kế hoạch tập huấn đào tạo về KSNK và XLCT hàng năm cho nhân viên bệnh viện.

− Phòng hành chính quản trị: có nhiệm vụ tổ chức và ký hợp đồng với công ty Công Trình Đô Thị để vận chuyển chất thải y tế thông thường ra ngoài xử lý, tiêu hủy tập trung; bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và công trình y tế, bao gồm hệ thống cấp thoát nước trong bệnh viện; mua sắm vật tư tiêu hao như thùng đựng chất thải y tế, chất thải thông thường, thùng đựng chất thải sắc nhọn; ký hợp đồng bán chất thải được phép tái chế; ký hợp đồng về kiểm tra chất lượng nước thải; bảo quản hệ thống xử lý nước thải...

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 42

4.4.1.2. Theo dõi và giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế:

− Quản lý chất thải y tế: bao gồm các quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển nội bộ, lưu giữ tạm thời, vận chuyển ra ngoài, tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy sau cùng chất thải y tế.

− Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn: có trách nhiệm giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, tổ giám sát khoa kiểm soát nhiễm khuẩn kết hợp với phòng điều dưỡng đi giám sát việc thực hiện các quy trình quy định về KSNK, về XLCT, về tuân thủ rửa tay tại các khoa, phòng trong bệnh viện (hàng ngày do mạng lưới tại khoa, hàng tuần do mạng lưới KT chéo, Hàng tháng tổng KT). Bảng kiểm là công cụ để theo dõi và giám sát; quy định chế tài đã được xây dựng là công cụ giúp cho việc tuân thủ tốt của nhân viên y tế. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn giám sát chặc chẻ quá trình vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, chất thải thông thường, chất thải nguy hại và chất thải được phép tái chế.

4.4.1.3. Theo dõi chất thải và tác động môi trường:

− Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: có hướng dẫn cho công ty làm sạch theo dõi hàng ngày khối lượng chất thải y tế thông thường được vận chuyển ra ngoài để xử lý, trong quá trình giao nhận chất thải y tế từ bệnh viện cho Công ty Công Trình Đô Thị.

− Tổ giám sát của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: chịu trách nhiệm theo dõi tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe nghề nghiệp.

− Việc giám sát vi sinh vật: trong không khí, trên bàn tay nhân viên y tế và trên dụng cụ y tế đã được thực hiện với tần suất 01 quý một lần. Khoa vi sinh tiến hành lấy mẫu để nuôi cấy tại Bệnh viện.

− Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên y tế được thực hiện với tần suất 1 năm một lần. Khoa Khám bệnh và phòng Tổ chức cán bộ, BCHCĐ cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên y tế.

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 43

4.4.1.4. Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị

− Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo tại chỗ về quản lý chất thải y tế, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát.

− Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã phối hợp với phòng Điều dưỡng: đào tạo tại chỗ cho tất cả điều dưỡng trong bệnh viện về phân loại và thu gom chất thải y tế hàng năm.

− Phòng hành chính quản trị:

• Chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi vật tư tiêu hao,

• Chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế,

• Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện hoặc thuê ngoài, theo dõi và giám sát việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thoát nước và hút bùn bể tự hoại.

− Khoa Dược: chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi hóa chất khử khuẩn trên cơ sở dự trù của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hành chính quản trị.

− Nhân viên công ty làm sạch tại các khoa chịu trách nhiệm lau rửa các thùng rác trong các khoa phòng mà họ phụ trách.

4.4.2. THEO DÕI GIÁM SÁT BÊN NGOÀI:

− Theo quy định, bệnh viện phải chịu sự thanh tra kiểm tra của Sở Y tế, Sở Tài nguyên môi trường Bến Tre, Cảnh sát môi trường và chính quyền Thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre.

− Hoạt động thanh tra mỗi năm 2 lần.

− Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị kết luận bệnh viện tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.

4.4.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN:

Theo báo cáo của Phòng tài chánh kế toán, chi phí quản lý chất thải bệnh viện trong năm 2009 gồm:

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 44

− Chi phí xử lý chất thải nguy hại: 102.000.000 đồng/tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt: 10.000.000 đồng/tháng

− Chi phí giám sát vi sinh trong môi trường bệnh viện: 9.500.000 đồng/tháng.

4.5. Những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu:

Việc quản lý và xử lý chất thải y tế phụ thuộc vào các yếu tố sau:

− Ban chỉ đạo xử lý chất thải

− Việc tổ chức, lập kế hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn của bệnh viện

− Nguồn tài chính dành riêng cho việc quản lý, xử lý chất thải

− Nhận thức và kinh nghiệm của nhân viên bệnh viện trong công tác quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.

Hiện nay nhân viên có chuyên môn trong công tác quản lý và xử lý chất thải chưa nhiều. Thiếu thốn nguồn nhân lực đã dược đào tạo về xử lý chất thải.

Ô nhiễm không khí gây ra do hoạt động của lò đốt rất nghiêm trọng, do thiếu kinh phí đầu tư xây dựng lò đốt mới.

Sử dụng hệ thống thùng chứa chưa thống nhất và đồng bộ không theo đúng tiêu chuẩn qui định.Thùng rác chứa chất thải nguy hại ko đáp ứng đủ nhu cấp sử dụng.

Thiếu hệ thống nhận dạng nguồn phát sinh và loại chất thải.

Thiếu phương tiện bảo hộ cho nhân viên xử lý chất thải rắn nguy hại. Việc quản lý chất thải rắn y tế nguy hại còn thả lỏng chưa có ý thức cao từ các bác sĩ.

Phân cấp trách nhiệm thiếu cụ thể và chưa có diễn đàn nhân viên bệnh viện và cộng đồng phối hợp thảo luận, trao đổi đóng góp ý kiến.

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 45

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường bệnh viện được trong sạch, môi trường làm việc của nhân viên bệnh viện và môi trường sinh sống của cộng đồng xung quanh không bị ô nhiễm do chất thải rắn y tế. Dựa theo quy định số 43/2007/QĐ – BYT, từ những mặt đã đạt được và chưa giải quyết được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, người viết xin đưa ra một số đề xuất giải pháp cải tiến như sau:

5.1 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

5.1.1. Làm giảm thiểu phát sinh và hạn chế thải rác:

Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn tại Việt Nam và các nước đang phát triển được thực hiện theo thứ tự như sau:

Tuy nhiên, để chất thải rắn được quản lý có hiệu quả hơn nên thứ bậc ưu tiên nên được sắp xếp lại như sau:

Hình 5.1: SƠ ĐỒ QUẢN LÝ RÁC THẢI CÓ HIỆU QUẢ

THẢI BỎ TÁI CHẾ TÁI SỬ DỤNG XỬ LÝ TRÁNH THẢI RÁC GIẢM THIỂU RÁC TÁI SỬ DỤNG TÁI CHẾ

PHỤC HỒI NĂNG LƯỢNG XỬ LÝ

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 46 Vì vậy, tránh và giảm thiểu rác thải là một khâu rất quan trọng trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải y tế nói riêng.

v Tầm quan trọng của tránh và giảm thiểu thải rác là:

⋅ Giảm nguy cơ về khan hiếm đất chôn lấp.

⋅ Giảm chi phí để xử lý rác thải.

⋅ Giảm ô nhiễm tài nguyên đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

⋅ Hạn chế sự phá hủy môi trường do các tác nhân gây độc có trong chất thải.

v Các biện pháp giảm thiểu chất thải y tế:

⋅ Tại các khoa, phòng, bộ phận trong bệnh viện tiến hành các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn như hạn chế các hoạt động xả thải không cần thiết, phân loại thật đúng theo các quy trình hướng dẫn, trả lại nhà cung cấp các sản phẩm không sử dụng hết.

⋅ Để quản lý chất thải rắn bệnh viện một cách khoa học và triệt để và làm giảm thiểu phát sinh, bệnh viện nên các khoa phân loại rác ngay tại khoa trước khi thu gom.

⋅ Lượng rác thải khác nhau phụ thuộc vào số người khám chữa bệnh tại khoa, nên ở mỗi khoa nên có quy trình quản lý và xử lý riêng biệt sẽ làm giảm đáng kể lượng rác phát sinh, phân loại đúng nguồn rác. ( Xem hình 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8)

⋅ Nghiên cứu dòng thải, xem xét lại thị trường (hệ thống thu hồi/tái sinh, các vật liệu có thể tái sinh tái sử dụng).

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 47

Hình 5.2: Quy trình xử lý chất thải rắn tại khoa chống nhiễm khuẩn

Hình 5.3: Quy trình xử lý chất thải khoa xét nghiệm

Chất thải được phép tái chế

Giấy bao bì nước rửa phim

Chất liệu nhựa Thủy tinh

Phế liệu bán theo qui định

Chất liệu nhựa (khoa KSNK xử lý)

Khoa xét nghiệm xử lý Chất thải không tác chế

Bán phế liệu theo quy định

Tái sử dụng Lò đốt rác y tế bệnh viện Khử khuẩn ban đầu

+ Sinh bệnh phẩm xét nghiệm + Vật liệu đựng bệnh phẩm + Môi Trường Nuôi Cấy

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 48

Hình 5.4: Quy trình xử lý khoa dược

Hình 5.5: Quy trình xử lý chất thải rắn khoa gây mê hồi sức

Hình 5.6: Quy trình lưu giữ và xử lý chất thải khoa y học hạt nhân

Dược phẩm Dược phẩm hư, hết hạn, có độc chất Chôn lấp Giấy và bao bì Bán phế liệu theo qui định

Thủy tinh + nhựa

Khoa KCNK xử lý

Chất thải rắn tại khoa gây mê hồi sức

Rác y tế nguy hại Mô, cơ quan Nhựa, thủy tinh

Lò đốt rác bệnh viện Bán phế liệu theo qui định

Chất thải phóng xạ rắn dùng trong chuẩn đoán và

điều trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vào túi đen giữ trong phòng chì 8 tuần

Xử lý như rác sinh hoạt

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 49

Hình 5.7: Quy trình xử lý chất thải rắn khoa sản

Hình 5.8: Quy trình xử lý chất thải rắn khoa giải phẩu bệnh

5.1.2. Về vấn đề phân loại:

Để việc thu gom và xử lý rác thải bệnh viện được hiệu quả cao, bệnh viện cần trang bị cho các khoa, các buồng khám, các khu vực công cộng 4 loại thùng chưa rác hợp vệ sinh loại túi có mã màu và là các túi có thể đốt được, không gây ô nhiễm môi trường:

Màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm cao, Chất thải rắn

Nhựa, thủy tinh Rác sinh hoạt Mô, cơ quan (nhau, thai) Phế liệu bán theo quy định Bãi rác công cộng Rác y tế nguy hại Lò đốt rác của bệnh viện Chất thải rắn giải phẩu bệnh

Chất thải tái chế Vật sắc nhọn Mô bệnh phẩm

Lò đốt rác y tế của bệnh viện

Chôn lấp Bán phế liệu

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 50

Màu xanh: đựng chất thải thông thường, chất thải bình áp xuất nhỏ

Màu đen: đựng chất thải hóa học và chất thải phóng xạ,

Màu trắng: đựng chất thải được phép tái chế.

Bảng 5.1: Một số yêu cầu cần thiết cho thùng, túi đựng chất thải y tế: Loại chất thải Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi

Chất thải lây nhiễm cao, bệnh phẩm

Vàng, kí hiệu nhiễm khuẩn cao

Thùng nhựa, túi nhựa bền, chắc chắn

Vật sắc nhọn Vàng, để chứa vật sắc nhọn

Thùng, túi nhựa bền, hộp giấy, chai nhựa Chất thải hóa học, chất

thải y tế có đồng vị phóng xạ

Đen, logo co bức xạ theo qui định

Hộp chì, hộp kim loại có dán nhãn bức xạ

Chất thải rắn y tế thông thường

Xanh, như túi đựng rác thông thường

Túi nilon, thùng nhựa, thùng kim loại

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải, 2004) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để giảm thiểu chất thải y tế thì việc phân loại chất thải rắn y tế nguy hại và không nguy hại từ đầu ngay tại nguồn phát sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý tiêu hủy và tái chế chất thải được tốt hơn, kinh phí chi cho việc quản lý chất thải thấp hơn.

Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.

Việc phân loại chất thải rắn y tế là quá trình thủ công, phụ thuộc vào kỹ năng nhận biết của cán bộ nhân viên bệnh viện. Do vậy, để thực hiện tốt việc tách và phân loại tập huấn cho cán bộ, nhân viên bệnh viện.

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 51

5.1.3. Về vấn đề thu gom chất thải rắn y tế:

− Tại các khoa, phòng:

Nhân viên y tế phân loại, tách chất thải rắn y tế nguy hại và không nguy hại ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn như: thay băng, tiêm truyền.

Các túi đựng chất thải sẽ do nhân viên công ty làm sạch tại các khoa và khu ngoại cảnh thu gom đến bô rác trung chuyển của bệnh viên . Khi thu gom phải cho vào các thùng đựng chất thải đúng tiêu chuẩn. Tránh để chất thải rơi vãi ra ngoài.

Nơi đặt thùng đựng chất thải.

⋅ Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.

⋅ Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.

⋅ Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.

⋅ Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.

− Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.

− Việc phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn y tế càng chi tiết, càng cụ thể thì hiệu quả xử lý càng cao. Công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn và vấn đề ô nhiễm sẽ được giảm đi rất nhiều.

5.1.4. Vận chuyển chất thải trong bệnh viện:

− Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 52 - 84)