Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 54 - 56)

5. Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

4.4.1.4.Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị

− Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo tại chỗ về quản lý chất thải y tế, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát.

− Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã phối hợp với phòng Điều dưỡng: đào tạo tại chỗ cho tất cả điều dưỡng trong bệnh viện về phân loại và thu gom chất thải y tế hàng năm.

− Phòng hành chính quản trị:

• Chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi vật tư tiêu hao,

• Chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế,

• Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện hoặc thuê ngoài, theo dõi và giám sát việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thoát nước và hút bùn bể tự hoại.

− Khoa Dược: chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi hóa chất khử khuẩn trên cơ sở dự trù của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng hành chính quản trị.

− Nhân viên công ty làm sạch tại các khoa chịu trách nhiệm lau rửa các thùng rác trong các khoa phòng mà họ phụ trách.

4.4.2. THEO DÕI GIÁM SÁT BÊN NGOÀI:

− Theo quy định, bệnh viện phải chịu sự thanh tra kiểm tra của Sở Y tế, Sở Tài nguyên môi trường Bến Tre, Cảnh sát môi trường và chính quyền Thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre.

− Hoạt động thanh tra mỗi năm 2 lần.

− Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị kết luận bệnh viện tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.

4.4.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN:

Theo báo cáo của Phòng tài chánh kế toán, chi phí quản lý chất thải bệnh viện trong năm 2009 gồm:

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 44

− Chi phí xử lý chất thải nguy hại: 102.000.000 đồng/tháng

− Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt: 10.000.000 đồng/tháng

− Chi phí giám sát vi sinh trong môi trường bệnh viện: 9.500.000 đồng/tháng.

4.5. Những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu:

Việc quản lý và xử lý chất thải y tế phụ thuộc vào các yếu tố sau:

− Ban chỉ đạo xử lý chất thải

− Việc tổ chức, lập kế hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn của bệnh viện

− Nguồn tài chính dành riêng cho việc quản lý, xử lý chất thải

− Nhận thức và kinh nghiệm của nhân viên bệnh viện trong công tác quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.

Hiện nay nhân viên có chuyên môn trong công tác quản lý và xử lý chất thải chưa nhiều. Thiếu thốn nguồn nhân lực đã dược đào tạo về xử lý chất thải.

Ô nhiễm không khí gây ra do hoạt động của lò đốt rất nghiêm trọng, do thiếu kinh phí đầu tư xây dựng lò đốt mới.

Sử dụng hệ thống thùng chứa chưa thống nhất và đồng bộ không theo đúng tiêu chuẩn qui định.Thùng rác chứa chất thải nguy hại ko đáp ứng đủ nhu cấp sử dụng.

Thiếu hệ thống nhận dạng nguồn phát sinh và loại chất thải.

Thiếu phương tiện bảo hộ cho nhân viên xử lý chất thải rắn nguy hại. Việc quản lý chất thải rắn y tế nguy hại còn thả lỏng chưa có ý thức cao từ các bác sĩ.

Phân cấp trách nhiệm thiếu cụ thể và chưa có diễn đàn nhân viên bệnh viện và cộng đồng phối hợp thảo luận, trao đổi đóng góp ý kiến.

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường bệnh viện được trong sạch, môi trường làm việc của nhân viên bệnh viện và môi trường sinh sống của cộng đồng xung quanh không bị ô nhiễm do chất thải rắn y tế. Dựa theo quy định số 43/2007/QĐ – BYT, từ những mặt đã đạt được và chưa giải quyết được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, người viết xin đưa ra một số đề xuất giải pháp cải tiến như sau:

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 54 - 56)