Những nguy cơ của chất thải gây độc tế bào

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 30 - 31)

5. Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

1.3.2.6. Những nguy cơ của chất thải gây độc tế bào

Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải y tế gây độc tế bào mà mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nồng độ và liều lượng và thời gian tiếp xúc với hóa chất. Phương thưc tiếp xúc chính hít phải hóa chất ở dạng bụi, hơi; hoặc hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào.

SVTH: ĐỖ MINH QUANG Trang 20 Nguy cơ nhiễm chất thải gây độc tế bào cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể, chất tiết hoặc các bệnh phẩm của bệnh nhân cần xét nghiệm của bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu.

Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp hoặc quá trình phân bào, nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm ankyl hóa, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư gây nên ung thư và đột biến. Nhiều loại thuốc có tính gây độc cao có thể gây kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.

Cần phải thật cẩn thận khi sử dụng, xử lý, vận chuyển chất thải gây độc tế bào. Việc làm thất thoát chất thải có thể gây nên những hậu quả không thể lường trước được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre và đề xuất giải pháp cải tiến (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)