Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa gây mê hồi sức bệnh biện phụ sản hà nội năm 2021 (Trang 29 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam

1.6.1. Trên thế giới

Nghiên cứu của tác giả Sashimali Anuradha Wickramasinghe và cộng sự về cảm nhận của khách hàng về chất lượng chăm sóc sau sinh ở các cơ sở chăm sóc chun biệt của khu vực cơng cung cấp sau sinh thường ở Sri Lanka cho thấy đa số các bà mẹ có cảm nhận tích cực về chất lượng chăm sóc mà họ nhận được. Tuy nhiên, lĩnh vực cơ sở vật chất và mơi trường của phường có xếp hạng thấp hơn so với lĩnh vực kỹ thuật và chăm sóc giữa các cá nhân [43].

Nghiên cứu của tác giả Sibone Mocumbi và cộng sự về dịch vụ chăm sóc của 4358 bà mẹ sau sinh trong vòng 12 tháng trở lại cho thấy hầu hết các bà mẹ (92,5%) cho biết hài lòng với dịch vụ chăm sóc trong khi sinh và sẽ giới thiệu người nhà đến sinh tại cùng cơ sở. Cụ thể, 94,7% hài lòng với sự sạch sẽ của cơ sở, 92,0% cho biết hài lòng với sự tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ y tế, nhưng chỉ 49,8% cảm thấy hài lòng với việc hỗ trợ cho trẻ ăn. Những bà mẹ từng có trải nghiệm tiêu cực

trong q trình chăm sóc, chẳng hạn như bị bỏ rơi khi cần giúp đỡ, không được tôn trọng, bị sỉ nhục hoặc bị ngược đãi về thể chất, cho biết mức độ hài lòng thấp so với những người khơng có trải nghiệm đó (68,5% so với 93,5%). Ngồi ra, họ báo cáo mức độ khơng hài lịng cao hơn (20,1% so với 2,1%) [42].

Một nghiên cứu mô tả, cắt ngang được thực hiện tại khoa sản của Bệnh viện Bheri Zonal, Nepal. Tổng cộng có 178 bà mẹ sau sinh được lựa chọn có chủ đích đã được phỏng vấn trực tiếp bằng cách sử dụng bộ câu phỏng vấn có cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số (89,88%) các bà mẹ hài lòng với dịch vụ đỡ đẻ. Mức độ hài lịng về khía cạnh chăm sóc giữa cá nhân và kỹ thuật (93,82%) cao hơn so với khía cạnh thơng tin (91,57%). Khơng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm xã hội học và sản khoa và sự hài lịng của bà mẹ. Mặc dù khơng đáng kể nhưng các bà mẹ sau sinh khơng biết chữ có khả năng hài lịng cao hơn 2,710 lần so với bà mẹ biết chữ (p = 0,475; OR = 2,710; CI = 0,343-21,4), các bà mẹ sau sinh đến cấp tiểu học cũng có khả năng hài lòng hơn cấp THCS trở lên (p= 0,241; OR- 2,850; CI 0,622-13,056). Ngoài ra, trong nghiên cứu này, các bà mẹ sau sinh đa thai có khả năng hài lịng với dịch vụ sinh nở cao gấp 2,352 lần so với các bà mẹ sinh con đơn thai (p = 0,111; OR = 2,352; CI = 0,801-6,907). Đa số (87,1%) các bà mẹ muốn nhận dịch vụ đỡ đẻ lần sau ở bệnh viện [35].

Nghiên cứu của tác giả Chidebe C Anikwe và cộng sự năm 2019 về trải nghiệm của những phụ nữ sau khi sinh mổ tại một bệnh viện hạng ba ở miền Nam Tây Nam Nigeria. Kết quả nghiên cứu thấy rằng: đa số người được hỏi hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế từ bác sĩ. Hơn 50% số người được hỏi cho rằng việc chăm sóc của điều dưỡng là khơng đầy đủ. Ít hơn một phần ba dân số nghiên cứu khơng hài lịng với việc giảm đau mà họ nhận được sau khi sinh mổ. Khi nhân viên y tế trao đổi với người được hỏi, đa số bày tỏ sự khơng hài lịng với lời giải thích về tình trạng lâm sàng của họ (58,4%), lời giải thích của bác sĩ về loại thuốc đã sử dụng (72,8%) và thông tin được cung cấp cho họ khi xuất viện (62,1%). Về thái độ của nhân viên y tế đối với người trả lời, đa số những người được hỏi cho rằng bác sĩ và y tá lịch sự và tôn trọng họ trong thời gian họ ở bệnh viện. Tuy nhiên, họ cảm thấy

khơng hài lịng (60,1%) với thái độ của nhân viên đối với gia đình mình. Đa số người được hỏi khơng hài lịng với chất lượng bữa ăn (175, 72,0%) và vệ sinh bệnh viện (132, 54,3%). Hai trăm ba mươi mốt (95,1%) người tham gia đồng ý rằng họ được thông báo đầy đủ trước khi phẫu thuật trong khi có 7 (2,9%) đối tượng khơng được thơng tin đầy đủ. Ngoài ra, 207 (85,2%) người tham gia mô tả sự quan tâm chăm sóc sức khỏe của họ là “luôn luôn” trong khi 12 (4,9%) cảm thấy họ “hiếm khi” được quan tâm đúng mức. Sự quan tâm chăm sóc sức khỏe (P <0,001) và kết quả sơ sinh (P <0,005) có liên quan đáng kể với trải nghiệm chung của những người được hỏi [38].

Nghiên cứu của tác giả Nonhlanhla Khumalo và cộng sự (2020) về sự hài lòng của sản phụ với dịch vụ chăm sóc hậu sản tại bệnh viện quận Bertha Gxowa, Nam Phi cho thấy hầu hết những người tham gia đều hài lòng với sự riêng tư (218, 84%) và sự sạch sẽ chung của các phường (233, 90%). Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn phụ nữ khơng hài lịng với thơng tin mà bác sĩ (104, 55%) và y tá (89, 37%) cung cấp cho họ, và số cịn lại khơng chắc chắn. Khoảng 189 (73%) người tham gia khơng hài lịng với mức độ tham gia của họ trong việc ra quyết định về việc chăm sóc bản thân. Nghiên cứu có tỷ lệ sinh mổ là 53 (20%). So với sinh thường qua ngã âm đạo, những người tham gia sinh mổ có nhiều khả năng cho biết họ hài lịng với việc giảm đau khi chuyển dạ hơn (p <0,001) [40].

1.6.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thúy Quỳnh khi đánh giá sự hài lòng của bà mẹ và thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018 cho thấy: điểm trung bình hài lịng chung của các bà mẹ tham gia nghiên cứu về chất lượng chăm sóc tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đạt 4,24 ± 0,53 điểm trên thang điểm 5. Tỷ lệ hài lịng với chất lượng chăm sóc 84,8%, tỷ lệ khơng hài lịng 15,2%. Điểm trung bình mức độ hài lịng với các khía cạnh đều đạt trên 4 điểm; mức độ hài lòng cao nhất là thái độ ứng xử năng lực chuyên môn của nhân viên y tế 4,32 ± 0,54 điểm, thấp nhất là cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ bà mẹ 4,15 ± 0,52 điểm. Có 37,9% nhân viên y tế khơng tư

vấn đầy đủ, chỉ có 62,1% tư vấn đầy đủ và kỹ càng cho bà mẹ về dấu hiệu đòi bú của trẻ [28].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương và cộng sự (2014) trong việc đánh giá kết quả chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy có 93,8% sản phụ xác nhận được động viên an ủi, 88,7% sản phụ được theo dõi mạch 15 phút/lần, 52,5% được theo dõi nhiệt độ 1 giờ 1 lần, 52,5% được đo huyết áp 30 phút 1 lần trong 24 giờ sau mổ, 100% sản phụ được theo dõi mạch 2 lần/ngày, 60% được theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày, 72,5% được theo dõi huyết áp 2 lần/ngày. 100% sản phụ được theo dõi sát về co hồi tử cung sản dịch 24 giờ sau mổ. 35% sản phụ được thay băng trước khi xuất viện, 10% sản phụ được thay băng 1 lần/ngày [18].

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tú Anh và cộng sự (2018) về thực hành của hộ sinh về quy trình chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2018 cho thấy 86% tỷ lệ các hộ sinh thực hiện đầy đủ các hoạt động lập kế hoạch, giám sát hỗ trợ và đánh giá kết quả chăm sóc), trong khi vẫn còn 14% chỉ thực hiện được 2 bước đầy đủ đúng quy trình. Kết quả đánh giá chung về hoạt động chuẩn bị, giao tiếp và thăm hỏi chiếm 32% Đạt, 68% không thực hiện đầy đủ các bước. Kết quả đánh giá chung về hoạt động lượng giá chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh có tỷ lệ thực hiện đầy đủ chiếm 88%; tỷ lệ không thực hiện đầy đủ là 12%. Hoạt động tư vấn cho sản phụ sau sinh chiếm tỷ lệ cao [9].

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai tại khoa gây mê hồi sức bệnh biện phụ sản hà nội năm 2021 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)