5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát bán hàng
1.3.1. Các nhân tố bên trong
1.3.1.1. Con người ( nguồn nhân lực)
Con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một công ty, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm sốt bán hàng trong doanh nghiệp. Nhóm yếu tố con người bao gồm nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp.
Đối với nhà quản trị, cụ thể là nhà quản trị bán hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm sốt bán hàng của doanh nghiệp có tốt hay khơng. Nhà quản trị bán hàng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng các chương trình, chiến lược tuyển dụng; huấn luyện, đào tạo đội ngũ bán hàng, thiết lập các chương trình đãi ngộ lực lượng bán hàng, các tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ bán hàng nhằm đảm bảo lực lượng bán hàng của công ty đáp ứng tốt các yêu cầu mà nhà quản trị đã đặt ra.
Đối với nhân viên bán hàng ảnh hưởng đến kết quả của cơng tác kiểm sốt bán hàng của doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng của doanh nghiệp có khả năng tiếp thu nhanh, trình độ chun mơn, ý thức trách nhiệm tốt sẽ giúp cơng tác kiểm sốt bán hàng thành công hơn trên cơ sở đào tạo nhân viên nhanh hơn. Ngược lại, nhân viên bán hàng ý thức kém, khả năng tiếp thu chậm khiến cơng tác kiểm sốt bán hàng của cơng ty khó khăn hơn.
1.3.1.2. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơng tác kiểm soát bán hàng như đào tạo lực lượng bán hàng, đãi ngộ lực lượng bán hàng,... Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt có thể sẵn sàng cải tiến các biện pháp để hoạt động kiểm soát bán hàng tốt hơn. Ngược lại, công tác kiểm sốt hạot động absn hàng có phù hợp thì q trình bán hàng của doanh nghiệp mới hiệu quả cao và mang lại lợi nhuận cho cơng ty.
1.3.1.3. Văn hố doanh nghiệp
Văn hố doanh nghiệp là những giá trị tinh thần của tập thể. Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng biệt, tạo nên nếp sống và các quy tắc cho cán bộ nhân viên. Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tinh thần, thái độ và sự gắn kết của cán bộ nhân viên trong cơng ty. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng các tiêu chuẩn và cơng cụ kiểm sốt bán hàng sao cho phù hợp với văn hố doanh nghiệp.
1.3.1.4. Máy móc, cơng nghệ của doanh nghiệp
Máy móc, cơng nghệ của doanh nghiệp là cơng cụ hỗ trợ quá trình làm việc của cán bộ lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Những cơng cụ này góp phần khơng nhỏ trong việc đơn giản hố cơng tác kiểm sốt bán hàng. Từ những máy móc và cơng nghệ của công ty sở hữu, các nhà quản trị sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát bán hàng đầy đủ hơn và đảm bảo được tính kinh tế với hiệu quả cơng việc.
1.3.1.5. Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có các hình thức phân phối khác nhau. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bán hàng theo hình thức mở đại lý, ủy quyền cho đại lý trách nhiệm chăm sóc và đưa các sản phẩm của công ty đến với người dân. Mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp luôn hướng đến vấn đề về độ phủ và chất lượng. Mạng lưới phân phối có ảnh hưởng nhiều đến cơng tác kiểm sốt bán hàng, việc kiểm soát bán hàng tại mỗi đại lý có vị trí địa lý quy mơ khác nhau là vấn đề mà các nhà quản trị đang băn khoăn. Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm sốt là thước đo để đánh giá q trình hoạt động kinh doanh của đại lý có hiệu quả hay khơng và cần thay đổi những gì. Doanh nghiệp thành cơng khi khi từng đơn vị nhỏ nhất của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
1.3.2.1. Khách hàng
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem khách hàng là thượng đế, phải thoả mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vẫn đề sau: khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thơng qua các yếu tố như địa lí, mang tính xã hội, dân số, thái độ của khách hàng,…
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải chấp nhận. Đối thủ cạnh tranh ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quy trình bán hàng của các doanh nghiệp từ đó gây ra sự thay đổi trong cơng tác kiểm sốt bán hàng. Các doanh nghiệp cần thường xuyên thăm dị, học hỏi các hình thức bán hàng hiệu quả và
các tiêu chuẩn kiểm sốt bán hàng để hồn thiện cơng tác kiểm sốt bán hàng cho doanh nghiệp mình.
1.3.2.3. Chính trị- Pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Các hoạt động kiểm sốt bán hàng phải đảm bảo khơng vi phạm các quy định của Nhà nước.
1.3.2.4. Kinh tế
Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kì kinh tế, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kiểm soát bán hàng tại doanh nghiệp. Đặc biệt ở Việt nam đang trong thời kì kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Hoạt động bán hàng và kiểm soát bán hàng càng được chú trọng và xây dựng theo các tiêu chuẩn để hợp lí và hiệu quả cao nhất chho mơ hình hoạt động của doanh nghiệp. Kinh tế thay đổi, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức bán hàng, dẫn đến cơng tác kiểm soát bán hàng phải được điều chỉnh.
1.3.2.5. Văn hoá- xã hội
Yếu tố văn hoá- xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mơ khác, do vậy nó thường biến đổi chậm hơn các yếu tố khác. Tất cả các doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hố xã hội để phát hiện ra những cơ hội và đe doạ tiềm tàng của doanh nghiệp để điều chỉnh cơng tác kiểm sốt bán hàng sao cho phù hợp với văn hoá xã hội ở vùng miền.
1.3.2.6. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội
lồi người. Cơng tác kiểm soát bán hàng tại các doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, giúp các doanh nghiệp kiểm soát bán hàng được linh hoạt, hiệu quả và thuận lợi hơn. Mỗi doanh nghiệp cần thống nhất hình thức hoạt động và các cơng cụ thiết yếu trong hoạt động kiểm soát bán hàng.
1.3.2.7. Nhà cung cấp
Các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của doanh ngiệp diễn ra thuận lợi thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lí, muốn vậy doanh ngiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm hiểu các nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.
1.3.2.8. Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cả cao nhất bị khống chế. Phấn lớn các sản phẩm thay thế là kết quả cúa cuộc cách mạng cơng nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phịng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ
THUẬT MÁY TÍNH MVT