Hình dáng mơi của âm/s/ do ảnh hưởng của nguyên âm

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)

b. Phụ âm /ʃ/

Xét về quá trình phát ra phụ âm âm /ʃ/ các nhà nghiên cứu Avery và Ehrlich (1995:15) cho rằng nếu phát âm /ʃ/ đồng thời giữ nguyên vị trí của lưỡi và hít khơng khí vào thơng qua miệng, luồng khơng khí từ bên ngồi sẽ làm mát vùng mặt trước (blade) của lưỡi và vịm miệng phía trên nướu. Avery và Ehrlich (1995:16) còn nhấn mạnh rằng một đặc điểm ngữ âm quan trọng khác của phụ âm /ʃ/ có liên quan đến mơi. Khi phụ âm này được đọc, mơi trịn, như minh họa được trích từ phần mềm Pronunication Power của Mark Peterson dưới đây thể hiện.

22

Nếu so sánh hai hình ảnh trên, có thể thấy âm /s/ có hình dáng mơi bè hay trải rộng hơn so với âm /ʃ/.

Tác giả O’Connor (1986:35) cho rằng âm /ʃ/ là một phụ âm có sự chà xát mạnh về mặt âm thanh. Cũng theo tác giả này, trong quá trình phát âm phụ âm này, phần ngạc mềm được nâng lên để toàn bộ luồng hơi thở buộc phải di chuyển qua khoang miệng. Một đặc điểm khác được đề cập là có một khe hở hẹp giữa đầu lưỡi (tip) và khu vực sau nướu răng (the back of the alveolar ridge). Bên cạnh đó, phần thân trước (front) của lưỡi được đặt ở vị trí cao hơn so với âm /s/ và /z/. Cùng quan điểm với Avery và Ehrlich (1995), tác giả O’Connor cũng nhắc đến sự trịn mơi của âm /ʃ/, tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng môi chỉ hơi trịn mà thơi. Ngồi ra, tác giả này cịn mơ tả rằng phụ âm /ʃ/ tạo ra tiếng ồn hơn rất nhiều so với các phụ âm /f/ và /ˇ/ và chỉ ít ồn hơn một chút so với âm /s/.

Ơ

Hình 14: Sự cản trở luồng khơng khí một phần trong âm /ʃ/ (O’Connor)

Theo Roach (2014:42), đối với phụ âm /ʃ/, luồng khơng khí từ phổi thoát ra khỏi khoang miệng sẽ di chuyển dọc theo trung tâm của lưỡi tương tự như âm /s/, tuy nhiên khe hở sẽ rộng về chiều ngang hơn một chút, có thể do lưỡi bè ra thay vì co lại hai bên như âm /s/. Tác giả này cũng cho biết hầu hết các phát thanh viên của Đài BBC đều phát âm /ʃ/ với mơi trịn và đây cũng là một điểm khác biệt quan trọng giữa hai phụ âm /s/ và /ʃ/.

Theo tác giả Lujan (2014:6.2) để phát âm âm /S/, như đã đề cập ở trên, phần đầu lưỡi đặt ở phía sau hàm răng dưới, cịn mặt lưỡi thì song song với vịm họng, sau đó nâng nhẹ phần trước của lưỡi để tạo ra một khe hở rộng để cho luồng khí di chuyển liên tục.

23

Hình 15: Sự cản trở luồng khơng khí một phần trong âm /ʃ/ (Lujan)

1.2.3.Mối quan hệ giữa chữ viết và âm xát 1.2.3.1 Các chữ viết có liên quan đến âm /s/ 1.2.3.1 Các chữ viết có liên quan đến âm /s/

Các nhà nghiên cứu Ashton và Shepherd (2013:36) đề cập đến tần xuất âm /s/ xuất hiện trong mối tương quan với chữ viết như sau:

Bảng 4: Các chữ viết có liên quan đến âm /s/ theo Ashton và Shepherd

Chữ viết Ví dụ Tần suất

s sad, inside, this often

ss glass, mising often

c cycle, nice, acid often

sc scene, descend sometimes

x exercise, sixty sometimes

Tác giả O’Connor (1991:28) đề cập đến mối liên hệ giữa chữ viết với âm /s/ trong bảng sau đây:

Bảng 5: Các chữ viết có liên quan đến âm /s/ theo O’Connor

Chữ viết Ví dụ Ngoại lệ

24

ss ở vị trí đầu, cuối âm tiết cross, fussy scissors, possess

s + phụ âm khác stay, last

ce, ci, cy centre, science, cycle

s ở vị trí giữa hai nguyên âm trong

âm tiết

basic, mason

se ở vị trí cuối âm tiết mouse, cease

s ở vị trí cuối âm tiết bus, gas

s sau các âm không kêu cats, writes

Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng, định hướng cho việc thiết kế bài ghi âm và phân tích kết quả ghi âm của các đối tượng nghiên cứu.

1.2.3.2 Các chữ viết có liên quan đến âm /ʃ/

Quan điểm của hai tác giả Ashton và Shepherd (2013:44) về các chữ viết có chứa âm /ʃ/ được tóm tắt trong bảng thống kê dưới đây

Bảng 6: Các chữ viết có liên quan đến âm /ʃ/ theo Ashton và Shepherd

Chữ viết Ví dụ Tần suất

sh show, fashion, brush thường xuyên

s sugar

thỉnh thoảng

ss issue

ti information

25

Tác giả O’Connor (1991:31) đề cập đến các chữ viết có liên quan đến âm /ʃ/ trong bảng sau đây:

Bảng 7: Các chữ viết có liên quan đến âm /ʃ/ theo O’Connor

Chữ viết Ví dụ Tần suất

sh shop, wish, bishop

Phổ biến Kết thúc bằng ti + nguyên âm education, initial Kết thúc bằng ci + nguyên âm musician, dilicious

ch trong các từ vay mượn

từ tiếng Pháp

machine, champagne

Ít phổ biến hơn

s insurance

1.3. Phụ âm /s/ và /ʂ/ tiếng Việt

1.3.1 Vị trí phân bố của /s/ và /ʂ/

Để xác định nguyên nhân của việc phát âm sai hai phụ âm xát tiếng Anh, chúng tơi tìm hiểu xem liệu tiếng mẹ đẻ của sinh viên có ảnh hưởng gì đến việc gây ra lỗi khi phát âm hai âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh, cụ thể là chúng tơi đi tìm hiểu hai phụ âm xát /s/ và /ş/ trong tiếng Việt. Theo Mai Ngọc Chừ (1997: 91–105), tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

26

Xét về vị trí phân bố, phụ âm tiếng Việt chỉ được phân bố ở vị trí đầu và cuối âm tiết. Số lượng phụ âm có thể đứng ở vị trí cuối âm tiết có số lượng ít hơn so với các phụ âm có thể đững ở vị trí đầu âm tiết. Ngồi âm cuối /rezo/, tiếng Việt cịn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Bảng 9: Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

Như vậy có thể thấy /s/, /ş/ là hai phụ âm xát chỉ có vị trí đầu âm tiết.

1.3.2. Mơ tả âm xát /s/ và /ş/ trong tiếng Việt

Xét về vị trí cấu âm, phụ âm /s/ và /ʂ/ là nhóm phụ âm đầu lưỡi, với phụ âm /s/ là phụ âm đầu lưỡi bẹt và phụ âm /ʂ/ là phụ âm đầu lưỡi quặt.

Dựa vào phương thức cấu âm, hai phụ âm /s/ và /ʂ/ được gọi là âm xát. Phương thức xát là phương thức phát âm mà theo đó luồng hơi trước khi thốt ra ngồi bị cản trở khơng hồn tồn. Điều đó có nghĩa là luồng hơi bị chặn lại nhưng nó vẫn cứ cọ xát vào bộ phận cấu âm để thốt ra ngồi. Dựa vào vị trí luồng hơi đi ra chính giữa miệng hay hai bên, phụ âm /s/ và /ʂ/ tiếng Việt là được phân loại là phụ âm xát, với luồng hơi đi ra giữa miệng.

Một tiêu chí phân loại phụ âm khác cần lưu ý khi mô tả phụ âm là tiêu chí thanh tính, tức là sự rung động của dây thanh. Khi phát âm phụ âm /s/ và /ʂ/, dây thanh không rung nên hai phụ âm này cịn được gọi là phụ âm vơ thanh.

1.3.2.1 Phụ âm /s/ trong tiếng Việt

Phụ âm /s/ tiếng Việt được phát âm bằng cách để đầu lưỡi gần chân răng hàm dưới, phần cuối lưỡi nâng chạm nhẹ vào phần ngạc mềm, luồng hơi được đẩy ra thông qua khe hẹp giữa răng và lưỡi. Khi phát âm phụ âm này, khơng có tiếng thanh nào thốt ra từ cổ họng.

27

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 34)