Kết quả từ khảo sát bằng bảng câu hỏi:

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 63)

Chương 1 Những vấn đề chung về ngữ âm

2.4. Kết quả từ khảo sát bằng bảng câu hỏi:

Để tìm hiểu các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm cúa sinh viên và tìm ra những thơng tin mang tính phổ qt, chúng tơi tiếp tục xem xét các yếu tố liên quan đến vùng miền, trải nghiệm của sinh viên trong việc học tiếng Anh, thói quen học tập, thái độ của sinh viên đối với việc phát âm tiếng Anh chuẩn mực, và những thách thức mà sinh viên gặp phải trong việc học phát âm tiếng Anh.

2.4.1. Yếu tố vùng miền

Bảng thống kê 16 cho thấy phần lớn sinh viên đến từ Nam bộ, với tỉ lệ tương đương 70%. Số sinh viên đến từ miền Trung cũng chiếm tỉ lệ đáng kể hơn nhiều so với số lượng sinh viên sinh ra và lớn lên ở các tỉnh phía Bắc của đất nước. Điều cần lưu ý là xét về sự phân chia vùng miền trong tiếng Việt, các tác giả Đinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ (1998:100) cho rằng miền Nam bắt đầu từ phía nam đèo Hải Vân cho đến tỉnh Cà Mau, còn tác giả Cao Xuân Hạo (2003:121) xác định thêm khu vực Nam Trung Bộ kéo dài từ Huế đến Nha trang. Như vậy, từ Trung bộ mà chúng tơi sử dụng trong Bảng 16 chính là nói đến khu vực Nam Trung bộ mà tác giả Cao Xuân Hạo đã đề cập.

Bảng 21: Vùng miền nơi sinh viên sinh sống trước khi vào trường đại học

Năm 1(%) Năm 3 (%)

Bắc bộ 3 6,4

Trung bộ 29 17

52

2.4.2. Kinh nghiệm và trải nghiệm của sinh viên trong việc học tiếng Anh

Số liệu từ bảng 17 cho thấy việc tiếp xúc với tiếng Anh thực tế của người bản xứ của sinh viên năm thứ ba nổi trội hơn nhiều so với sinh viên năm thứ nhất. Với tỉ lệ xấp xỉ 28%, số sinh viên năm thứ ba có tham gia học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ chiếm tỉ lệ gần gấp đơi so với nhóm sinh viên năm nhất. Việc học với giáo viên bản ngữ trong nhóm sinh viên năm ba cũng phổ biến hơn, với tỉ lệ 22,3% so với sinh viên năm thứ nhất là 19%. Sinh viên năm thứ ba tham gia học tập bậc đại học trước hai năm nên cũng có thâm niên học tiếng Anh nhiều hơn, với số sinh viên học tiếng Anh trên 7 năm chiếm 86,2%, còn con số này ở sinh viên năm nhất chỉ đạt 58%.

Bảng 22: Kinh nghiệm và trải nghiệm của sinh viên trong việc học tiếng Anh.

Năm 1(%) Năm 3 (%)

Thời gian học tiếng Anh

3 năm 2 1

4 – 7 năm 40 12,8

trên 7 năm 58 86,2

Học ở trung tâm ngoại ngữ 14 27,7

Học với giáo viên bản ngữ 19 22,3

2.4.3. Thói quen học tập

Xét về thói quen học tập của sinh viên, trước hết có thể thấy sự tiếp xúc với cơng nghệ trong việc học tiếng Anh của sinh viên hai nhóm đối tượng nghiên cứu diễn ra khá phổ biến, với tỉ lệ sử dụng Internet phụ vụ cho việc học tiếng Anh đạt trên 90%. Trong số các tiện ích trên Internet, phim ảnh, các chương trình phỏng vấn bắng tiếng Anh (24% đối với sinh viên năm nhất và 40,4% đối với sinh viên năm ba) và bài hát tiếng Anh (51% đối với sinh viên năm nhất và 22,3% đối với sinh viên năm ba) là các cơng cụ phổ biến. Tuy nhiên, có thể do sở thích cá nhân, các em chưa có kết hợp thường xuyên các phương tiện này để hổ trợ cho việc cải thiện phát âm tiếng Anh của mình, thể hiện ở tỉ lệ dưới 18% trong tất cả các số liệu liên quan đến sự kết hợp các phương tiện trên.

53

Về mức độ thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh, cả hai nhóm đều có tỉ lệ khá thấp. Chỉ có 53,2% số sinh viên năm ba được khảo sát thường xuyên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, trong khi số sinh viên năm thứ nhất thậm chí có tỉ lệ thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 13%. Điều đáng quan tâm nữa là phần lớn đối tượng tham gia giao tiếp bằng tiếng Anh với các em là người Việt Nam, chiếm trên 70%, chứ không phải người bản ngữ hay người nước ngoài.

Xét về thời lượng rèn luyện phát âm, sinh viên cả hai nhóm đều khơng dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện phát âm tiếng Anh. Chỉ có từ 6 đến 41,5% số sinh viên được khảo sát có luyện tập phát âm mỗi ngày. Số liệu nhiều nhất cũng chỉ đạt 41,5%, đó là tỉ lệ sinh viên năm thứ ba luyện tập phát âm 15 phút mỗi ngày.

Khi xem xét về phương pháp rèn luyện phát âm của sinh viên, có thể nhận thấy một điều phổ biến là các em còn phụ thuộc quá nhiều vào việc nghe và bắt chước, chiếm tỉ lệ lần lượt là 74% đối với sinh viên năm thứ nhất và xấp xỉ 65% đối với nhóm sinh viên năm thứ ba. Chỉ có 5% sinh viên năm thứ nhất và 12,8% sinh viên năm thứ ba tìm hiểu phương thức cấu âm của các âm tiếng Anh để hổ trợ thêm cho việc rèn luyện phát âm của mình.

Bảng 23: Thói quen học phát âm tiếng Anh của sinh viên.

Năm 1(%)

Năm 3 (%)

Dùng Internet học tiếng Anh 90 99

Tiện ích

Game online 3 5,3

Xem talk show/phim ảnh 24 40,4

Bài hát 51 22,3

Game online và Xem talk show/phim ảnh 0 2,1

Xem talk show/phim ảnh và bài hát 12 18

54

cả 3 tiện ích 9 10,6

Thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh 13 53,2

Đối tượng giao tiếp tiếng Anh từ

Việt Nam 78 72,3

Vương quốc Anh, Úc, Canada, Mỹ 9 2,1

Các nước khác 6 5,3

Việt Nam và vương quốc Anh, Úc, Canada, Mỹ 4 6,4

Vương quốc Anh, Úc, Canada, Mỹ và các nước khác 0 5,3

Việt Nam và các nước khác 2 2,1

Tất cả các nước nói trên 1 6,4

Thời lượng học phát âm mỗi ngày 15 phút mỗi ngày 27 41,5 30 phút mỗi ngày 14 23,4 trên 30 phút 6 11,7 dưới 15 phút 53 23,4 Phương pháp học phát âm Nghe và bắt chước 74 64,9

Tìm hiểu phương pháp cấu âm trước khi phát âm 21 22,3

cả 2 phương pháp nói trên 5 12,8

Tóm lại, mặc dù có sử dụng cơng nghệ để hỗ trợ cho việc học tiếng Anh nói riêng và học phát âm tiếng Anh nói riêng, các sinh viên vẫn chưa sử dụng các công cụ trên Internet một cách đa dạng, tỉ lệ giao tiếp bằng tiếng Anh thường xun cịn thấp và ít thực tế, với đối tượng giao tiếp chủ yếu là người Việt Nam. Quỹ thời gian dành cho việc rèn luyện phát âm tiếng Anh cũng còn hạn hẹp, và phương pháp học tập chủ yếu là lắng nghe và bắt chước theo mẫu.

55

2.4.4. Thái độ của sinh viên đối với kĩ năng phát âm tiếng Anh

Đối với kĩ năng phát âm tiếng Anh, sinh viên cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát âm tiếng Anh tốt, với tỉ lệ sinh viên tương đương 97%. Trong đó, tỉ lệ sinh viên mong muốn phát âm tốt như người bản xứ cũng khá cao,đạt mức trên 76% ở sinh viên năm ba và xấp xỉ 90% đối với sinh viên năm nhất. Các em cũng nhận thức được kĩ năng phát âm có ánh hưởng đến các kĩ năng nghe và nói, khi xấp xỉ 100% các em đồng ý với nhận định nêu trên.

Bảng 24: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng phát âm tiếng Anh.

Năm 1 (%)

Năm 3 (%)

Tầm quan trọng của việc phát âm tiếng Anh tốt 97 96,8

Muốn phát âm tốt như người bản xứ 88 76,6

Chỉ cần phát âm đủ để người đối diện hiểu 12 23,4

Kỹ năng phát âm có ảnh hưởng đến việc học kỹ năng nghe, nói 99 98,9

Kỹ năng phát âm không ảnh hưởng đến việc học kỹ năng nghe, nói 1 1,1

2.4.5. Khó khăn mà sinh viên gặp phải trong việc học phát âm tiếng Anh

Trong quá trình học phát âm tiếng Anh, phần lớn sinh viên đều gặp khó khăn. Tỉ lệ sinh viên cảm nhận được điều này chiếm từ 77,7% đến 86%. Trong số những khó khăn được bảng khảo sát dẫn ra, sinh viên cả hai nhóm đều xác định khó khăn lớn nhất trong việc học phát âm của các em là khơng có sự đánh giá và giúp khắc phục lỗi sai từ giáo viên bản ngữ. Đây là vấn đề mà 62% sinh viên năm nhất và 70,2% số sinh viên năm thứ ba lựa chọn khi được hỏi về khó khăn đối với việc rèn luyện phát âm tiếng Anh.

Bảng 25: Những khó khăn của sinh viên trong việc học phát âm tiếng Anh.

Năm

1(%)

Năm 3 (%)

56

Khơng biết vị trí cấu âm 10 19,1

Không được hướng dẫn 15 4,3

Khơng có giáo viên bản ngữ đánh giá và sửa 62 70,2

Khơng biết vị trí cấu âm và khơng được hướng dẫn 2 2,1

Khơng được hướng dẫn và khơng có giáo viên bản ngữ đánh giá và sửa 4 1,1

Khơng biết vị trí cấu âm và khơng có giáo viên bản ngữ đánh giá và sửa 1 3,2

Tất cả những vấn đề trên 6 0

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 63)