Vị trí phân bố của /s/và /ʂ/:

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Chương 1 Những vấn đề chung về ngữ âm

1.3. Phụ âm/s/ và /ʂ/ tiếng Việt:

1.3.1 Vị trí phân bố của /s/và /ʂ/:

Để xác định nguyên nhân của việc phát âm sai hai phụ âm xát tiếng Anh, chúng tơi tìm hiểu xem liệu tiếng mẹ đẻ của sinh viên có ảnh hưởng gì đến việc gây ra lỗi khi phát âm hai âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh, cụ thể là chúng tơi đi tìm hiểu hai phụ âm xát /s/ và /ş/ trong tiếng Việt. Theo Mai Ngọc Chừ (1997: 91–105), tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

26

Xét về vị trí phân bố, phụ âm tiếng Việt chỉ được phân bố ở vị trí đầu và cuối âm tiết. Số lượng phụ âm có thể đứng ở vị trí cuối âm tiết có số lượng ít hơn so với các phụ âm có thể đững ở vị trí đầu âm tiết. Ngồi âm cuối /rezo/, tiếng Việt cịn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

Bảng 9: Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

Như vậy có thể thấy /s/, /ş/ là hai phụ âm xát chỉ có vị trí đầu âm tiết.

1.3.2. Mơ tả âm xát /s/ và /ş/ trong tiếng Việt

Xét về vị trí cấu âm, phụ âm /s/ và /ʂ/ là nhóm phụ âm đầu lưỡi, với phụ âm /s/ là phụ âm đầu lưỡi bẹt và phụ âm /ʂ/ là phụ âm đầu lưỡi quặt.

Dựa vào phương thức cấu âm, hai phụ âm /s/ và /ʂ/ được gọi là âm xát. Phương thức xát là phương thức phát âm mà theo đó luồng hơi trước khi thốt ra ngồi bị cản trở khơng hồn tồn. Điều đó có nghĩa là luồng hơi bị chặn lại nhưng nó vẫn cứ cọ xát vào bộ phận cấu âm để thốt ra ngồi. Dựa vào vị trí luồng hơi đi ra chính giữa miệng hay hai bên, phụ âm /s/ và /ʂ/ tiếng Việt là được phân loại là phụ âm xát, với luồng hơi đi ra giữa miệng.

Một tiêu chí phân loại phụ âm khác cần lưu ý khi mô tả phụ âm là tiêu chí thanh tính, tức là sự rung động của dây thanh. Khi phát âm phụ âm /s/ và /ʂ/, dây thanh không rung nên hai phụ âm này cịn được gọi là phụ âm vơ thanh.

1.3.2.1 Phụ âm /s/ trong tiếng Việt

Phụ âm /s/ tiếng Việt được phát âm bằng cách để đầu lưỡi gần chân răng hàm dưới, phần cuối lưỡi nâng chạm nhẹ vào phần ngạc mềm, luồng hơi được đẩy ra thông qua khe hẹp giữa răng và lưỡi. Khi phát âm phụ âm này, khơng có tiếng thanh nào thốt ra từ cổ họng.

27

Hình 16: Sơ đồ phát âm phụ âm /s/ tiếng Việt

1.3.2.2 Phụ âm /ʂ/ trong tiếng Việt

Hình 17: Sơ đồ phát âm phụ âm /ʂ/ trong tiếng Việt

Nhìn vào sơ đồ ta có thể nhận thấy phụ âm /ʂ/ được phát âm bằng cách để đầu lưỡi quặt lên gần chạm vào phần ngạc cứng, luồng hơi được đẩy ra thông qua khe hẹp giữa lưỡi và phần ngạc cứng. Khi phát âm phụ âm này, khơng có tiếng thanh nào thốt ra từ cổ họng.

1.4. Các nét khu biệt

1.4.1. Các nét khu biệt của âm /s/ và /ʃ/

Để xác định phương pháp giảng dạy phát âm đúng đắn, giúp phân biệt rõ ràng đặc điểm của hai phụ âm xát đang được xem xét, việc tìm hiểu về các nét khu biệt giữa hai âm này là hết sức cần thiết. Như đã trình bày ở trên, có thể thấy nét khu biệt quan trọng giữa hai phụ âm này chính là vị trí cấu âm. Như Ashton và Shepherd (2013:36) đã khẳng định, đối với âm /s/, phần đầu lưỡi có thể đưa lên cao phía trong hàm răng trên hoặc đưa xuống thấp phía trong hàm răng dưới, và phần mặt trước của lưỡi được nâng cho đến khi gần

28

chạm vào khu vực nướu răng chứ khơng chạm vào nướu. Trong khi đó, âm /ʃ/ là phụ âm trên nướu, với phần đầu lưỡi tiếp xúc với khu vực xa hơn một chút về phía ngạc cứng như các nhà nghiên cứu Roach (2014:41) cũng như Avery và Ehrlich (1995:15) đã đề cập.

Một điểm khác biệt nhỏ nhưng quan trọng khác cần lưu ý là độ trịn mơi của hai phụ âm này. Trong khi hình dáng mơi tương đối trịn khi phát âm phụ âm /ʃ/, âm /s/ có khuynh hướng được phát âm với khuôn miệng dẹp hơn hoặc có sự linh hoạt hơn, nghĩa là phụ thuộc vào nguyên âm theo sau như Lujan (2014:6.1) đã mô tả ở nội dung a. ở mục 1.2.2.2.

1.4.2. Nét khu biệt giữa âm /s/ và /ʃ/ tiếng Anh với /s/ và /ʂ/ tiếng Việt

Để dự đốn, xác định và giải thích lỗi phát âm sai của sinh viên, việc xem xét nét khu biệt giữa hai cặp phụ âm xát trong tiếng Việt và tiếng Anh là một điều cần thiết. Những kiến thức về các nét khu biệt đó có thể giúp giải thích được nguyên nhân của các lỗi sai có phải là do sinh viên áp dụng các đặc trưng phát âm trong tiếng Việt vào việc học phát âm tiếng Anh hay khơng, cụ thể là có phải do vị trí phân bố âm, vị trí cấu âm hoặc phương thức phát âm không tương đồng hay không. Từ những mô tả âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh với /s/ và /ʂ/ tiếng Việt nói trên, chúng tóm tắt các đặc điểm chính của hai cặp phụ âm như sau:

Bảng 10: So sánh các đặc điểm của cặp âm xát tiếng Anh và tiếng Việt

Phụ âm

Tiếng Anh Tiếng Việt

/s/ /ʃ/ /s/ /ʂ/

Sự phân bố đầu cuối đầu cuối đầu đầu

Vị trí cấu âm đầu lưỡi – răng hàm trên

đầu lưỡi – chân răng sau hàm

trên

đầu lưỡi – răng hàm dưới đầu lưỡi – ngạc Phương thức cấu âm xát, ồn, vô thanh xát, ồn, vô thanh xát, ồn, vô thanh xát, ồn, vô thanh

29

Như vậy về phương thức và vị trí cấu âm, hai cặp phụ âm xát của tiếng Anh và tiếng Việt khơng có sự khác biệt đáng kể, ngoại trừ một điểm khác biệt nhỏ là so với phụ âm /ʃ/ trong tiếng Anh, đầu lưỡi tiến gần hơn về phía ngạc cứng khi phát âm phụ âm /ʂ/ trong tiếng Việt. Điểm khác biệt quan trọng nhất là ở vị trí phân bố âm. Trong khi hai phụ âm xát tiếng Anh có thể đứng ở vị trí đầu và cuối âm tiết, cặp phụ âm xát tiếng Việt chỉ có thể xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết.

30

Tiểu kết chương 1

Việc tìm hiểu những vấn đề về ngữ âm học, đặc điểm ngữ âm các phụ âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh, đặc điểm ngữ âm âm xát /s/ và /ʂ/ tiếng Việt là hết sức cần thiết hiện nay. Việc này hình thành nên những tri thức căn bản về lĩnh vực phát âm, làm cơ sở để có được sự nhìn nhận, đánh giá thực trạng phát âm các phụ âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh một cách chính xác và khách quan.

Khi tìm hiểu về ngữ âm học tổng quát, đặc điểm ngữ âm các phụ âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh, ngữ âm âm xát /s/ và /ʂ/ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy những nét khu biệt cơ bản trong cấu trúc âm tiết, âm tố và âm vị của hai ngôn ngữ dẫn đến sự khác nhau cơ bản trong phát âm của hai ngơn ngữ, và điều đó giúp ích cho việc xác định được nguyên nhân gây ra lỗi khi phát âm tiếng Anh (nguyên nhân tiềm ẩn do ảnh hưởng bởi phát âm tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt), có thêm kinh nghiệm khi xây dựng chương trình học ngành Ngơn ngữ Anh và hồn thiện phương pháp giảng dạy mơn luyện âm.

Những nội dung liên quan đến lý luận so sánh và đối chiếu của hai phụ âm xát tiếngViệt và tiếng Anh cho thấy khác biệt về vị trí cấu âm và phương thức cấu âm của hai cặp phụ âm trên là không đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng người học vận dụng đặc điểm về vị trí và phương thức cấu âm của tiếng Việt để phát âm phụ âm xát trong tiếng Anh có thể bị loại bỏ. Như vậy điều nghi vấn còn lại là sinh viên lược bỏ không phát âm hai phụ âm xát tiếng Anh ở vị trí giữa hai âm tiết của từ và cuối âm tiết là do vị trí phân bố của phụ âm xát trong tiếng Anh đa dạng hơn, và dự đốn có thể đưa ra là sinh viên có thể sẽ nhầm lẫn âm /s/ trong tiếng Anh thành âm /ʃ/ hoặc âm /ʂ/ tiếng Việt khi phát âm các từ tiếng Anh có âm /s/ ở vị trí đầu âm tiết, và hiện tượng lược bỏ phụ âm /s/ và /ʃ/ hoặc lẫn lộn hai âm này ở vị trí cuối hoặc giữa hai âm tiết cũng sẽ khá phổ biến, vì đây là những vị trí mà phụ âm xát của tiếng Việt không hề hiện diện. Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn các phụ âm xát nói trên chủ yếu là do vị trí cấu âm có sự khác biệt giữa âm /s/ với âm /ʃ/. Đặc biệt ở sinh viên năm nhất

31

Chương hai: Thực trạng phát âm âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học

Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Giới thiệu chung Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Được thành lập từ năm 2005, Khoa Ngoại Ngữ đã và đang phát triển cùng với sự phát triển lớn mạnh của Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.

Khoa Ngoại ngữ hiện nay gồm có 60 giảng viên và nhân viên, trong đó có 6 Tiến sĩ, 50 Thạc sĩ và 2 cử nhân chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, là một đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tâm, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy Anh ngữ, áp dụng phương pháp giảng dạy ngôn ngữ tiên tiến theo xu hướng hội nhập quốc tế.

Khoa Ngoại ngữ có chức năng và nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Ngơn ngữ Anh, Ngồi ra, Khoa còn đào tạo Anh văn tổng quát cho sinh viên tất cả các bậc, hệ đào tạo trong toàn trường, cung cấp nguồn nhân lực đáng kể và có chất lượng cho xã hội. Khoa đã và đang đào tạo 12 khóa hệ Đại học (2000sv), 10 khóa hệ Cao đẳng (2000sv) và 7 khóa hệ Cao đẳng Nghề (700sv).

Chương trình đào tạo đại học ngành Ngơn ngữ Anh đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu), có kiến thức chun sâu về ngơn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, giảng dạy tiếng Anh. Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chun mơn của mình.

Một trong những chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh thành thạo (tương đương trình độ C1, Khung tham chiếu Châu Âu, Bậc 5/6 của Khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đạt tối thiểu 6.5 IELTS quốc tế và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác như TOEIC, TOEFL iBT) ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là các kỹ năng nghe, đọc, biên phiên dịch, giảng

32

dạy, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo, bình luận về các tin tức, sự kiện, cơng trình nghiên cứu về các vấn đề trong quan hệ quốc tế.

Bên cạnh đó, yêu cầu thứ hai của chương trình đào tạo là sinh viên cần nắm vững lý thuyết tiếng Anh về ngữ pháp, ngữ âm, âm vị học, ngữ dụng học, lý thuyết biên, phiên dịch Anh-Việt và Việt-Anh.

Chương trình đào tạo Ngơn ngữ Anh cịn cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, tơn giáo của các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ và các quốc gia khác có vai trị và vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Ngơn ngữ Anh của IUH có khả năng làm phiên dịch cho các cuộc tiếp xúc, hội thảo của cơ quan hoặc biên dịch các tài liệu về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thơng quốc tế và luật pháp quốc tế.

Phịng học hiện đại với máy tính, bảng thơng minh, máy chiếu, hệ thống âm thanh, nội dung chương trình được tích hợp trong máy tính là điểm nhấn của chương trình, chương trình tích hợp cùng giáo viên tuân thủ yêu cầu, nhịp độ của một bài học, nội dung, điều này rất quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Anh.

Chương trình đào tạo xác định hai định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Định hướng thứ nhất là Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên. Cử nhân ngành Ngơn ngữ Anh của IUH có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Định hướng thứ hai là giảng dạy tiếng Anh (giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo tiếng Anh). Trong quá trình học tập tại Khoa Ngoại ngữ, sinh viên được đào tạo kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy, luyện kỹ về phát âm, kỹ năng trình bày, phương pháp giảng dạy như quản lý lớp học, các kỹ năng tăng cường sự tham gia của sinh viên và các hoạt động trong lớp học sẽ giúp các giáo viên giảng dạy môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh tốt hơn và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên và có khả năng đứng lớp giảng dạy Tiếng Anh cho trường phổ thông trung học và trung tâm ngoại ngữ.

33

Tham gia khảo sát trong nghiên cứu của chúng tơi có hai đối tượng sinh viên: sinh viên năm 3 (khóa 2010), lớp DHAV 10 có tổng số 285 sinh viên với điểm Anh văn đầu vào cao nhất là 9.0 điểm và thấp nhất là 3.25 điểm (35 sinh viên từ 4.75-3.25) và sinh viên năm 1 (khóa 2012), lớp DHAV 12 có tổng số 205 SV với điểm Anh văn đầu vào cao nhất là 8.60 điểm, thấp nhất là 2.98 (10 sinh viên từ 4.95-2.98). Sinh viên của cả hai khóa đều đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam, từ cực Bắc xuống cực Nam của Tổ quốc.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lỗi phát âm âm xát /s/ và /ʃ/ tiếng Anh của sinh viên năm nhất và năm ba Khoa Ngoại Ngữ. Căn cứ vào quy mô đề tài và thời gian nghiên cứu, chúng tôi chọn mỗi khối lớp 100 sinh viên, với lí do như sau:

Sinh viên năm ba, trong quá trình giảng dạy khối lớp này từ năm thứ 2 lên đến năm thứ 3, chúng tơi nhận thấy các em có biểu hiện đọc sai các âm này rất thường xuyên. Đến năm thứ 3, chúng tôi muốn kiểm tra xem sau 3 năm học, cụ thể là sau khi đã học xong bộ môn Ngữ âm thực hành và Ngữ âm và âm vị học, khả năng phát âm các âm nói trên có gì khác biệt so với sinh viên năm nhất.

Sinh viên năm nhất, chúng tôi muốn biết các em sinh viên năm 1 có cùng khó khăn trong việc phát âm các âm nêu trên hay khơng. Thơng qua đó chúng tơi có thể rút ra kết luận về

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm tiếng anh của sinh viên ngành ngôn ngữ anh trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)