Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 43 - 73)

6. Bố cục

2.2.5.1 Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch

chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Giải quyết khiếu nại trước ngày 01/7/2011:

“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau: Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được

quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân”39.

“Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại.Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai”40

Nhìn chung những quy định của Luật đất đai 2003 và quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đổi bổ sung năm 2004 có những điểm tương đồng về thời hiệu giải quyết khiếu nại nhưng khác nhau ở chỗ Luật đất đai 2003 không có quy định việc “người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại”, còn một điểm nữa mà Luật đất đai 2003 không có quy định là ở chỗ “người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại” đây là những điểm thiếu xót của Luật đất đai 2003 vì khi người dân đi khiếu nại mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không gặp gỡ trực tiếp người dân thì sẽ dẫn đến cán bộ giải quyết khiếu nại không nắm bắt được vấn đề cần khiếu nại của người dân dẫn dến việc giải quyết không thấu đáo và tình trạng khiếu nại cứ day dưa không có hướng giải quyết dứt điểm. Luật đất đai 2003 không có quy định cho phép luật sư được tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại của người dân, vì trong quá trình giải quyết khiếu nại của người dân để giúp việc khiếu nại được thực hiện đúng nơi đúng chỗ, tránh tình trạng người dân không hiểu biết pháp luật gửi đơn khiếu nại lung tung đây là vấn đề quan trọng vì Luật sư là

39 Điều 138 Luật đất đai 2003

40 Điều 37 Luật khiếu nại tố cáo 1998 sửa đổi bổ sung năm 2004

những người hiểu biết về luật sẽ giúp cho người dân bênh vực được quyền lợi cơ bản của mình giúp cho việc thực thi pháp luật đảm bảo được sự công bằng.

Giải quyết khiếu nại từ ngày 01/7/2011:

Từ ngày 01/7/2011: Không phải khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính Đại biểu Huỳnh Nghĩa - TP Đà Nẵng cũng đánh giá, việc quy định cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện mà không cần qua giải quyết khiếu nại lần đầu là một hướng mở rất nhân văn nhằm trao cho người dân quyền được tự lựa chọn một trong hai trường hợp là kiện cơ quan hành chính hoặc kiện ra Tòa án, không bắt buộc phải qua thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện.

Theo đại biểu Nghĩa, việc quy định cơ chế thông thoáng như trên không những tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mà cho cả Tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ án hành chính. Đồng thời, hạn chế, khắc phục những biểu hiện lạm dụng quyền lực, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, công chức nhà nước trong việc giải quyết công việc cho người dân, tạo cho công chức nhà nước ý thức tôn trọng pháp luật và biết sợ pháp luật

Những mặt thuận lợi của việc khiếu kiện mà không cần thông qua khiếu nại:

“Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện”41.

Luật tố tụng hành chính có những quy định trường hợp người khởi kiện cùng một lúc người dân đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền, và ngay lúc đó người dân lại tiếp tục có đơn khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện với những thuận lợi trên cho người khởi kiện thì những quy định của Luật tố tụng hành chính đã bảo vệ được quyền lợi của người dân cũng như đảm bảo được sự tôn trọng trong việc tự lựa chọn cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành giải quyết khiếu kiện cho mình, mới những điểm mới trên góp phần đảm bảo cho tính dân chủ của Nhà nước ta với những quy định mở đầy tính thuyết

phục như thế đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện cũng như đảm bảo sự công bằng của pháp luật.

Bên cạnh đó tại điều 264 Luật tố tụng hành chính được ban hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2010 có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2011 quy định sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai “Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính”42 tại điều 264 Luật tố tụng hành chính là sự cải cách mới tạo không gian mở cho đương sự có quyền khiếu nại tận đến Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như đảm bảo được sự công bằng của pháp luật.

42 Khoản 2 Điều 264 Luật tố tụng hành chính

CHƯƠNG 3

VAI TRÒ CỦA UBND TP. CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ

VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Do trong quá trình nghiên cứu gặp phải nhiều khó khăn và bị hạn chế về tài liệu cũng như kiến thức nên chương 3 này người viết không thể tìm hiểu từng giai đoạn chi tiết về vai trò của UBND thành phố Cần Thơ trong quá trình triển khai và thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chủ yếu chỉ nêu lên được những khó khăn và bất cập trong quá trình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, và từ những căn cứ trên góp phần làm rõ về vai trò cũng nhiệm vụ của UBND thành phố Cần Thơ thông qua vấn đề ban hành và triển khai những quy định góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh), trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. “Ngay vào thời khắc quan trọng này thành phố Cần Thơ tiến hành xây dựng Kế hoạch sử dụng đất điều chỉnh bổ sung năm 2004-2005 của thành phố theo Luật đất đai năm 2003, được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số: 1168/QĐ.TTg ngày 05/11/2004, thành phố Cần Thơ đã công bố và triển khai và tổ chức thực hiện. Thành phố Cần Thơ cũng đã hoàn thành lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020; Dự án được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua và Bộ Tài nguyên Môi trường đã có tờ trình số 46/TTr-BTNMT ngày 25/9/2006 trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) thành phố Cần Thơ. Song song đó, thành phố

cũng đang xúc tiến thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của 08 quận, huyện”43

Công tác kiểm kê đất đai đến năm 2010 đã triển khai thực hiện theo kế hoạch, một số quận, huyện đã triển khai đến cấp xã và đơn vị thi công đang khảo sát thực địa chuẩn bị cho tổng kiểm kê theo biểu mẫu quy định.

Bên cạnh những thuận lợi và những khó khăn và thách thức khi thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương thì vấn đề quy hoạch phát triển đô thị là một vấn đề quan trọng, quá trình kêu gọi đầu tư vào đầu tư tại thành phố đòi hỏi ta phải có một chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện để những nhà đầu tư có được tâm lý an tâm khi đầu tư vào Cần Thơ, kết quả thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố tính đến cuối năm 2009 đầu năm 2010 cụ thể như sau: “Năm 2010, theo kế hoạch, bên cạnh giải quyết những tồn đọng của năm 2009, công tác bồi thường, GPMB sẽ tiếp tục được đẩy mạnh ở gần 100 công công trình, dự án trên địa bàn thành phố. Điển hình như: Dự án kè sông Cần Thơ; Dự án mở rộng quốc lộ 91; Khu TĐC An Bình, đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn Cách Mạng Tháng 8- Mậu Thân), đường Vành đai phi trường; Trung tâm điện lực Ô Môn,... Để công tác này trong năm mới đạt kết quả, ông Dương Tấn Hiển, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Cần Thơ, kiến nghị: Thành phố cần sớm ban hành quy trình bồi thường, hỗ trợ TĐC và GPMB thống nhất thực hiện trên toàn thành phố.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Cần Thơ, năm 2009, trên địa bàn TP Cần Thơ đã triển khai thực hiện 150 dự án với diện tích khoảng 2.521,4 ha, ảnh hưởng đến trên 15.000 hộ dân. Đến đầu năm 2010, các đơn vị hữu quan đã bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư khoảng 1.553,9/2.521 ha, đạt tỷ lệ trên 61,63%. Đặc biệt, các địa phương như quận Ninh Kiều, huyện Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt từ 90-100%. Theo lãnh đạo TP Cần Thơ, kết quả này là một nỗ lực lớn trong bối cảnh ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng như sự kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các ngành hữu quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt, một số chính sách được lãnh đạo UBND thành phố mạnh dạn ban hành như: TĐC phân tán, sử dụng 10% quỹ đất của các doanh nghiệp bàn giao cho thành phố để bố trí

43 http://www.cantho.gov.vn/wps/portal/sotnmt

TĐC cho dân... Những giải pháp này đã góp phần giảm áp lực, thắc mắc của người dân khi nhà nước thu hồi đất chưa đảm bảo nền TĐC, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án.

Cần quy định rõ trách nhiệm công tác GPMB là của các cấp, các ngành nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp, chủ đầu tư và các đơn vị có tư cách pháp nhân về đo đạc cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong công tác đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật đất, thu hồi và chỉnh lý biến động về đất của các dự án... Đặc biệt, UBND TP Cần Thơ cần sớm cụ thể hóa các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC; giao các sở, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất để sớm ban hành quy trình xác định giá đất bồi thường theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ (Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC) có hiệu lực từ ngày 1-10- 2010”44. Ngoài những thuận lợi trong quá trình thực hiện các dự án quy hoạch thì vẫn còn tồn tại những khó khăn cơ bản như sau:

3.1 Khái quát chung về quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Cần Thơ 3.1.1 Thuận lợi trong quá trình thực hiện

Ý thức được tầm quan trọng trong quá trình thực hiện công tác thu hồi của các dự án quy hoạch cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trọng điểm của đồng bằng Sông cửu Long đặc biệt là phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nên khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố luôn không ngừng tổ chức chỉ đạo các Sở, ban, ngành thực hiện công tác có hiệu quả thực hiện theo đúng tinh thần trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa phương.

Song song những thuận lợi đó ta phải nói đến vấn đề chấp hành của những người dân trong khu đất bị quy hoạch giải phóng mặt bằng luôn quan tâm và thực hiện

theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của các cơ quan có thẩm quyền, ngoài ra còn có những hộ dân vì lợi ích chung của toàn xã hội mà hiến đi phần đất riêng của mình cho Nhà nước xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu của xã hội đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án đạt được những thuận lợi đáng kể. Lý do để vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo được sự đồng thuận lớn trong nhân dân như vậy là một phần cũng nhờ vào sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ cấp trên đến cấp dưới, đảm bảo được sự “tập trung dân chủ” trong quá trình triển khai thực hiện dự án mà từ đó lợi ích của những người dân trong diện giải tỏa được đảm bảo tạo được sự tín nhiệm trong nhân dân đối với Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện qua Luật đất đai, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w