Ban hành cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 58 - 60)

6. Bố cục

3.2.1Ban hành cơ chế, chính sách

Để góp phần thể chế hóa Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 13 tháng 08 năm 2009, và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó để cho việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố đi vào nền nếp, tạo được sự thống nhất trong việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ quận đến thành phố đạt kết quả thật khả quan, và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện dựa vào đó mà thực hiện đảm bảo sự thống nhất trong toàn thể hệ thống. Sở tài nguyên và Môi trường

50 Việt báo. Vn, cập nhật lúc 18 giờ 12 phút

thành phố tổ chức lấy ý kiến từ Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố, tổ chức góp ý kiến về dự thảo Quyết định về vấn đề quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tổ chức đóng góp ý kiến nhằm có hướng hoàn thiện Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ nhằm đưa Quyết định này vào thực tế góp phần giải quyết những khó khăn tồn tại trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn. Ban hành kèm theo Quyết định số: 50/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Quyết định số 55/2005/QĐ-UB V/v Quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Song song với việc ban hành chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cũng đi vào nề nếp nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thực hiện cơ chế phân công cán bộ, cán bộ thực hiện nhiệm vụ đôi lúc chưa thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình vẫn chưa đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng gây ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ: “theo ông Bùi Hữu Nhơn, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, nhìn nhận: Thời gian qua, các ngành hữu quan nhiều lúc chưa thật sự tích cực, hoặc thiếu đồng bộ trong phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Điều này đã dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy làm”, đến khi “ráp mối” thì không chặt, không khớp phải tiến hành lại các bước kiểm kê, lập hồ sơ, đo đạc... vừa gây lãng phí công sức, thời gian vừa gây phiền hà cho người dân trong vùng dự án. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng: Một số nơi việc bố trí, phân công cán bộ tham gia Hội đồng bồi thường cũng như tổ chuyên viên chủ yếu cho đủ thành phần. Trong khi đó, đóng góp cho các cuộc họp, cho Hội đồng bồi thường của một bộ phận thành viên thời gian tham gia không nhiều, chất lượng chưa cao. Không những thế, thành phần tham gia kiểm kê, xác nhận tình trạng pháp lý đất, nhà, vật kiến trúc,

cây trồng... từng lúc, từng nơi chưa thật sự chính xác. Thậm chí, có nơi cán bộ không trực tiếp thực tế hiện trường mà chỉ ký biên bản cho đủ thủ tục, không kiểm tra chặt chẽ, từ đó dẫn đến sai sót phải điều chỉnh lại hồ sơ.

Hằng năm, trên địa bàn thành phố có trên 200 dự án, công trình đã và triển khai mới có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Tuy nhiên, ngoài 74 cán bộ viên chức thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất (trong số này có 44 cán bộ thuộc Phòng Kỹ thuật – Thẩm định), TP Cần Thơ chỉ có thêm khoảng 104 cán bộ viên chức của Ban Bồi thường thiệt hại, GPMB của 9 quận, huyện. Vì thế, theo ngành chức năng, lực lượng cho công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC còn thiếu và yếu (do chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ...). Đây cũng là nguyên nhân khiến công việc GPMB trên địa bàn thành phố từng lúc, từng nơi quá tải, dẫn đến ách tắc công việc, ảnh hướng đến tiến độ GPMB của nhiều công trình, dự án”51

Với sự phân công cán bộ như thế chưa thật sự đảm bảo được sự thông suốt trong quá trình thực hiện đôi lúc còn quá cập rập một cán bộ có thể đảm trách hai hay nhiều nhiệm vụ dẫn đến quá trình thực hiện còn qua loa đại khái chưa đáp ứng được nhu cầu chính xác của dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 58 - 60)