Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 51 - 58)

6. Bố cục

3.1.2Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

Bên cạnh những thuận lợi đạt được bao giờ cũng tồn tại những khó khăn vướng mắc chưa có biện pháp tháo gỡ, từ những thuận lợi đó trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà UBND thành phố Cần Thơ luôn không ngừng tìm cách giải quyết những khó khăn tồn tại đó những khó khăn vướng mắc cụ thể đó xuất hiện trong cơ chế, chính sách dẫn đến sự khó khăn trong quá trình đưa vào thực hiện.

Thực hiện theo các quy định pháp luật về giá đất cũng như mức bồi thường, hỗ trợ đều do UBND cấp Tỉnh (Thành phố) ban hành vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, dù cho Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003 đều quy định trong quá trình định giá đất để tính bồi thường đối với đất tại thời điểm thu hồi đất phải sát với giá thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Nhưng với những quy định nữa vời đó thì ta thấy không có căn cứ pháp lý nào được quy định vấn đề định giá đất sát với giá thị trường là sát như thế nào và thực hiện như thế nào đó là vấn đề còn đặt dấu chấm hỏi trong cơ chế, chính sách định giá đất khi bồi thường.

“Trường hợp giá đất do UBND thành phố công bố chưa sát với giá chuyển

nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND thành phố giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất”46

Trên thực tế khi UBND thành phố công bố giá đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND thành phố sẽ giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định xác định lại giá đất và khi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định đã xác định được giá đất thích hợp thì phải trình cho UBND thành phố xem xét phê duyệt thì trong quá trình chờ được phê duyệt đó vẫn phải sử dụng theo bảng giá do UBND thành phố ban hành hàng năm như vậy sẽ không đáp ứng được quyền lợi cho những hộ dân trong diện giải tỏa này. Vấn đề bồi thường đối với đất nông nghiệp thực tế thì không sát với giá thị trường dẫn đến người dân không đủ kinh phí để mua lại một số lượng đất nông nghiệp như ban đầu thì họ sẽ không còn đất để canh tác, công ăn việc làm không ổn định.

Theo ông Đặng Hùng Võ: “Về nguyên tắc, việc quyết định giá đất nên có một hệ thống quản lý độc lập với hệ thống hành chính… Đây là nguyên tắc cao nhất để chúng ta có giá khách quan theo thị trường. Giá là yếu tố hình thành trên thị trường. Nhà nước có thể điều tiết giá nhưng điều tiết bằng những quy luật của thị trường chứ không phải bằng quyết định hành chính”.

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 10 năm 2009 là Nghị định mới nhất hiện nay của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mang nhiều điểm tiến bộ hơn so với các Nghị định trước đây, bên cạnh đó việc áp dụng Nghị định mới này vào thực tế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại phát sinh.

Cụ thể trong quá trình thực hiện khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất thì gặp phải không ít những trường hợp không chấp hành vì cho rằng giá bồi thường không hợp lý không mang tính chất “hoán đổi” giá trị được bồi thường không tạo được điều kiện để người dân có thể mua lại được một diện tích đất

46 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND

cùng mục đích sử dụng cũng như về diện tích mà nhà nước đã thu hồi. Mà vấn đề tồn tại này được xác định bởi nguyên nhân cụ thể là:

Về vấn đề xác định và ban hành giá đất: Thực tế khi ban hành giá đất thì các cơ quan có chức năng phải thực hiện công đoạn xác định lại giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường bằng cách các cơ quan chức năng phải đi vào điều tra tại những nơi có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể gọi là những điểm nóng để có căn cứ banh hành một bảng giá gần đúng với giá thị trường, ngoài ra cũng có những trường hợp khó khăn khi tổ chức điều tra giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại những nơi không thường xuyên diễn ra các hoạt động chuyển nhượng phần nào gây ra những trở ngại trong quá trình định giá. Những trường hợp người dân không chịu thiệt cứ căn cứ vào giá trị của việc chuyển nhượng cá biệt trên thị trường gây giá ảo, và những người dân trong diện bị giải tỏa cứ căn cứ vào giá này mà đòi nhà nước bồi thường gây ra những khó khăn không giải quyết được. Dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện triền miên, làm cho dự án bị trùy trệ trậm tiến độ.

Song song với quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư này tồn tại những bất cập chưa được giải quyết, chính sách đền bù của Nhà nước như sau đất có cùng mục đích sử dụng, cùng một vị trí thì giá trị đền bù như nhau dẫn đến vấn đề đền bù bất hợp lý như người dân đang sinh sống trên một diện tích đất nông nghiệp mà giáp với các trục lộ chính hay nói cách khác gọi là đất mặt tiền thì khi đền bù Nhà nước lại không xét đến yếu tố này mà vẫn đền bù cho người dân bằng mức giá Nhà nước quy định đối với đất nông nghiệp với sự bất hợp lý này sẽ gây ra sự không đồng tình vì người dân cho rằng là bồi thường không thỏa đáng và rất dễ gây ra tình trạng khiếu nại kéo dài.

“Giá thị trường” làm sao để cho thích hợp giá thị trường trong vấn đề bồi thường là vấn đề nóng bỏng, nhức nhói đang được dư luận lên tiếng rất nhiều đây là vấn đề làm cho các cơ quan chức năng rất là đau đầu và lung túng khi định giá vì không biết được đâu mới là giá thích hợp với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường.

Vấn đề giá đất đền bù sát với giá thị trường là vấn đề gây trở ngại cho quá trình thực hiện thu hồi đất làm khó khăn cho người dân cũng như trong việc triển khai dự án, chính vì thế mà việc thông báo công khai giá đền bù giúp cho người dân có thể chủ động được trong quá trình di dời theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền “Sở Giao thông - Công chính vừa công bố phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khôi phục cầu Đầu Sấu và cầu Cái Răng với tổng kinh phí bồi thường hơn 114 tỉ đồng. Đây là 2 cây cầu quan trọng trên tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua các quận Cái Răng, Ninh Kiều.

Theo đó, sẽ thu hồi 66.754m2 đất của 352 hộ, trong đó có 177 hộ phải di dời. Đơn giá đất được áp dụng để bồi thường gồm 4 loại: Đối với đất trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản: đất hạng 1 là 108.000đ/m2. Đối với đất trồng cây lâu năm: đất hạng 1 là 126.000đ/m2. Đối với đất ở tại nông thôn: quận Ninh Kiều: đất ở là 600.000đ/m2; quận Cái Răng: đất ở là 350.000đ/m2. Đối với đất ở tại đô thị: Quận Ninh Kiều: đường 30.4 (từ Hòa Bình đến Trần Văn Hoài) 13,5 triệu đ/m2; đường 30.4 (từ Trần Văn Hoài đến cầu Đầu Sấu) 11 triệu đ/m2; đường 3.2 (từ QL 91B đến cầu Đầu Sấu) 7,5 triệu đ/m2; đoạn QL 1 (từ cầu Đầu Sấu đến cầu Cái Răng) 6 triệu đ/m2; đường Hậu Giang (từ QL 1 đến cuối đường) 2 triệu đ/m2. Quận Cái Răng: QL 1 (từ cầu Cái Răng đến cuối UBND quận) 4,7 triệu đ/m2; đường Lý Thường Kiệt (từ Ngô Quyền đến cầu Cái Răng), đường Nguyễn Trãi (từ QL 1 đến Ngô Quyền), đường Đinh Tiên Hoàng (từ QL 1 đến Đại chủng viện): 3,5 triệu đ/m2”47.

Công tác đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật đối với đất bồi thường còn nhiều sai sót, dẫn đến công tác chỉnh lý biến động, bồi thường còn tồn tại nhiều sai xót làm phiền hà cho người dân trong khu vực bị giải tỏa cũng như phải điều chỉnh bồi thường thu hồi bổ sung. Một số hộ dân trong khu vực dự án không hợp tác cho đo đạc, kiểm kê nghiêm túc, từ đó số liệu áp giá bồi thường không chính xác dẫn đến không lập được hồ sơ, ngoài ra còn một số hộ dân vẫn không chấp nhận bồi thường theo giá hiện hành vì thấp hơn rất nhiều so với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường

Công tác thống kê, kiểm kê đất quản lý số liệu về đất đai của UBND thành phố vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn khi bắt tay vào thực hiện công tác giải phóng mặt

47 Việt báo. Vn cập nhật lúc 16h ngày 04/07/2011

bằng do quy định của pháp luật. Theo điều 47 Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai “Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất

đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định sau:

Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có”.

Trong trường hợp như trên ta thấy rằng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực tế không có giá trị nữa mà phải căn cứ vào số liệu đo đạc trên thực tế, cho nên phần lớn những người trong diện giải tỏa đó sẽ phản ứng kịch liệt đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc giải tích thấu đáo cho nhân dân hiểu rõ vấn đề rất là quan trọng nên việc giải thích này phải dựa trên căn cứ số liệu về đất đai từ UBND thành phố để giải thích vì vậy đòi hỏi số liệu từ UBND cung cấp phải là số liệu thật chính xác, cho nên vấn đề thu thập và quản lý số liệu của UBND thành phố đóng một

vai trò quan trọng trong công tác xác định diện tích để tính toán mức bồi thường sau này cho phù hợp.

Vấn đề hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 29 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 10 Quy định này mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Thành phố Cần Thơ thực hiện chính sách chuyển đổi nghề nghiệp áp dụng cho các đối tượng lao động thuộc diện: đối tượng phải chuyển đổi nghề do bị ảnh hưởng các chính sách của Nhà nước, đối tượng bị thu hồi đất và các đối tượng khác có liên quan “Giai đoạn 2011 - 2015: Có khoảng 28.750 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề (8.000 người học nghề nông nghiệp; 20.750 người học nghề phi nông nghiệp); đào tạo, bồi dưỡng 1.029 lượt cán bộ, công chức cấp xã.- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 28.750 lao động nông thôn (5.000 người học nghề nông nghiệp; 23.750 người học nghề phi nông nghiệp)”48

Trên thực tế vấn đề hỗ trợ việc làm của một số dự án thì chỉ lo cho người dân tự học nghề có một số người cho rằng vấn đề hỗ trợ học nghề có những nghề không thích hợp với tâm tư nguyện vọng của họ dẫn đến chỉ một số ít là chịu học nghề theo chính sách hỗ trợ của nhà nước mà lo đi tìm cách xin việc vào các cơ quan xí nghiệp mà bản thân thì không có bằng cấp gì hết, các cơ quan xí nghiệp này không nhận mà quay trở lại học nghề theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì đã quá muộn. Vì vậy tình trạng thất nghiệp của một số hộ dân trong diện giải tỏa cứ kéo dài từ đó có thái độ không hợp tác trong vấn đề di dời bàn giao đất cho Nhà đầu tư để đưa vào thi công, khiếu nại tràn lang về chính sách hỗ trợ gây không ít những trở ngại trong quá trình phóng mặt bằng.

48http://tintuc.xalo.vn/00-1105155122/De_an_Dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong_thon_TP_Can_Tho.html 17 giờ 15 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Lê Du Phong cho thấy 19% nông dân ở Cần Thơ sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, trên 28% hộ nông dân khác không đủ việc làm. Chính vì những kết quả trên cho thấy vấn đề chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân vẫn còn chưa được quan tâm lắm dẫn đến tình trạng người dân điêu đứng vì không có việc làm, đây là vấn đề hết sức quan trọng cho nên cơ quan có chức trách cần có biệp pháp nhằm cải thiện tình trạng việc làm cho người dân đúng mức cần thiết.

Về bố trí tái định cư: Thực tế có không ít dự án khi thực hiện tái định cư cho người dân bị thu hồi đất để xây dựng dự án, hoặc tái định cư cho những người dân tại khu giải tỏa để thực hiện việc tái định cư đã vận dụng và thực hiện chính sách tái định cư mang tính thuyết phục chưa cao.

Những điều kiện chung để xây dựng khu tái định tại thành phố Cần Thơ: “khu

tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”49. Việc đưa dân vào các khu tái định cư phải đảm bảo một tiêu chí rất là quan trọng đó là phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ mọi điều kiện cho người sử dụng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tức là mọi điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 51 - 58)