Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 36 - 38)

6. Bố cục

2.2.1 Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Căn cứ Điều 25 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương thì UBND cấp tỉnh sẽ giao nhiệm vụ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho UBND cấp huyện, từ đó UBND cấp huyện sẽ thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được giao cụ thể cho: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp quận, huyện.

Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố.

+ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư (gọi tắt là Hội đồng Bồi thường của dự án) được thành lập ở cấp quận, huyện cho từng dự án để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, kể cả việc tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Có các thành viên gồm:

Chủ tịch hội đồng: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện;

Phó chủ tịch hội đồng: Trưởng hoặc phó phòng Tài chính – Kế hoạch quận, huyện;

Uỷ viên thường trực: Đại diện chủ đầu tư; Các ủy viên:

Trưởng hoặc Phó phòng Quản lý đô thị;

Trưởng hoặc Phó phòng Tài nguyên và Môi trường;

Trưởng ban bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng quạn, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi có dự án;

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp quận, huyện; Đại diện những người bị thu hồi đất (từ 01 đến 02 người).

Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyết định theo đa số. Tuy nhiên căn cứ vào thành phần Hội đồng có thể nhận thấy quyền lợi người dân chưa thật sự được đảm bảo tại vì nhìn vào cơ cấu của hội đồng ta chỉ thấy hầu hết thành viên trong hội đồng đều là đại diện cơ quan Nhà nước và chủ đầu tư như vậy cơ quan Nhà nước chiếm thế chủ động, còn người bị thu hồi đất thì lại rơi vào tình trạng bị động chỉ được thực hiện theo những quyết định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra. Như vậy người bị thu hồi đất là chủ thể chịu thiệt thòi nhiều nhất, cho nên việc quyết định một số vấn đề của hội đồng đôi khi còn mang tính chủ quan, thiếu dân chủ. Từ đó dẫn đến một thực tế là người có đất bị thu hồi lại bị thiệt thòi trong các quyền lợi mà họ được hưởng.

+ Tổ chức phát triển quỹ đất: Là đơn vị sự nghiệp có thu do UBND tỉnh ra quyết định thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện và thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại điều 35 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

Đây là một trong những điểm được sửa đổi, bổ sung đáp ứng kịp thời so với nhu cầu của tình hình và là một trong những điểm hay của Nghị định số 69/2009/NĐ- CP so với Nghị định 84/2007/ NĐ-CP thì Nghị định số 69/2009/NĐ-CP có điểm ưu việt ở chỗ quy định rõ ràng giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những chủ thể nhất định là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ chức Phát triển Quỹ đất. Làm giảm được tình trạng đùng đẩy trách nhiệm và chồng chéo trong quá trình thực hiện, qua những vấn đề đã được phân tích như trên ta thấy được vai trò của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện luôn đóng vai trò chỉ đạo xuyên suốt quá trình triển khai cũng như thực hiện của toàn thể dự án. Từ những sự chỉ đạo của UBND cấp có thẩm quyền ta thấy được quá trình thực hiện dự án được chuyên môn hóa cao hơn giúp cho công tác thu hồi đất, cũng như vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt được những hiệu quả cao và thiết thực hơn là do cơ chế phân công nhiệm vụ rất rành mạch quy định cụ thể những chủ thể có nhiệm vụ rõ ràng và luôn có sự giám sát và chỉ đạo kịp thời của UBND có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ potx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w