Kiểm tra thuế dựa theo rủi ro

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM doc (Trang 85 - 91)

- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU

3.3.2.2Kiểm tra thuế dựa theo rủi ro

Quản lý kê khai khấu trừ gia cảnh, ở các nƣớc tiên tiến, để quản lý gia cảnh của ngƣời nộp thuế, các cơ quan lý đã xây dựng hồ sơ từng cá nhân ngay từ khi họ đƣợc sinh ra nên rất thuận lợi. Nhƣng với Việt Nam, vì điều kiện cơ sở dữ liệu về công dân chƣa đƣợc quản lý tập trung, cơ sở dữ liệu để quản lý ngƣời nộp thuế phải thiết lập lại từ đầu, nên chắc chắn trong 2-3 năm đầu triển khai, việc quản lý ngƣời phụ thuộc sẽ không tránh khỏi sự lúng túng và cũng sẽ là kẽ hở để các cá nhân lợi dụng.

Để khắc phục điều này các dữ liệu do ngƣời nộp thuế khai cần đƣợc lƣu giữ trên hệ thống, trên cơ sở đó, cơ quan thuế đƣợc quyền kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi 3-5 năm. Trong 3-5 năm đó, bằng nhiều biện pháp kiểm tra chéo, nếu phát hiện số liệu cá nhân khai không khớp giữa các năm, cơ quan thuế sẽ có quyền truy ngƣợc lại để kiểm tra và xử lý theo luật định.

3.3.2.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan nhƣ thuế, ngân hàng, công an…

Về mặt quản lý, cơ quan thuế kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị của đơn vị chi trả thu nhập và hội đồng tƣ vấn thuế phƣờng, xã để nắm chắc thông tin về ngƣời nộp thuế và thông tin ngƣời phụ thuộc, trên cơ sở đó kiểm soát trở lại việc kê khai của cá nhân nộp thuế..

Về mặt công nghệ, ngay sau khi cá nhân nộp thuế nộp bản khai và hồ sơ chứng minh ngƣời phụ thuộc thì toàn bộ những dữ liệu về thu nhập của cá nhân nộp thuế cũng sẽ đƣợc các đơn vị chi trả thu nhập khai và đƣợc nhập vào dữ liệu

77

quản lý của cơ quan thuế. Cá nhân có thu nhập khai mang tính chất đột biến, có dấu hiệu khai không đúng thì dữ liệu máy tính sẽ báo để cơ quan thuế biết. Cơ chế này sẽ càng hoàn thiện khi hệ thống liên kết thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế đƣợc thiết lập hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng mức khấu trừ gia cảnh khi xác định thuế thu nhập cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc là một trong những giải pháp hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tƣ và tiêu dùng, giữa tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo.

78

PHẦN KẾT LUẬN

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế các quốc gia, tác động mạnh mẽ đến đời sống của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Trên thế giới, đây là sắc thuế đƣợc áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam , Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao - Phạm vi áp dụng hẹp của thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ năm 1991 đến nay song qua gần 20 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế về mức khởi điểm chịu thuế. Trong chiến lƣợc cải cách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, việc Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân tháng 11/2007 là một bƣớc tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện thuế thu nhập cá nhân. Song Luật vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là những biện pháp để thực thi Luật thuế này trong thực tiễn của Việt Nam. Những hạn chế còn tồn tại sẽ làm chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam không phát huy hết đƣợc vai trò của nó trong việc đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả về kinh tế - xã hội và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, gây cản trở quá trình hội nhập của nƣớc ta.

Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản:

Hệ thống hóa vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân từ góc độ lý luận và thực tiễn: phạm trù thu nhập, thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân, phân tích đƣợc mức khởi điểm chịu thuế, mức khấu trừ gia cảnh của sắc thuế này.

Phân tích xu hƣớng áp dụng và cải cách thuế thu nhập cá nhân trên thế giới cả về nội dung sắc thuế và kinh nghiệm thực thi thuế thu nhập cá nhân. Phân tích, đánh giá quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Xuất phát từ mục tiêu đề ra, luận văn đã chỉ rõ những thành công, những hạn chế trong quá trình thực thi luật thuế thu nhập cá nhân và chỉ ra đƣợc nguyên nhân của những hạn chế đó.

Phân tích những điểm mới, tính khả thi và những vấn đề còn tồn tại của Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc hội thông qua tháng 11/2007 và chính thức đƣợc áp dụng từ 1/2009.

79

Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực trạng áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cũng nhƣ từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân của một số nƣớc trên thế giới, luận văn đã đƣa ra các quan điểm, các giải pháp xác định mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong thời gian tới.

Luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam cần thể hiện tính toàn diện từ đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế, phƣơng pháp tính thuế, ngƣỡng thu thuế, thuế suất, khấu trừ thuế, hoàn thuế. Bên cạnh đó, các quy định của Luật sửa đổi cũng nên theo hƣớng chi tiết, cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế để dễ áp dụng trong thực tế, có hiệu quả trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc và hợp lòng dân khi thực thi luật thuế.

Thuế là nghĩa vụ của mọi công dân, mỗi ngƣời đóng góp một ít sẽ góp phần nào đó để chung tay xây dựng đất nƣớc. Cần phải đặt ngân sách Nhà nƣớc với ngƣời dân, tất cả các khoản chi tiêu hiện nay đều đặt gánh nặng lên ngân sách Nhà nƣớc. Càng lạm phát thì càng cần phải xử lý các vấn đề đối với bà con vùng sâu, vùng xa, những vùng gặp khó khăn... Những khoản chi từ ngân sách mà Thuế là một trong số nguồn đó. Nói chung là ngƣời dân ai cũng muốn đƣợc miễn giảm gia cảnh, bớt phải đóng thuế tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung thì ngân sách Nhà nƣớc cũng rất cần đƣợc chia sẻ. Một chính sách thuế thu nhập cá nhân khi xác định hợp lý mức khấu trừ gia cảnh sẽ đem lại tác động to lớn trong việc nâng cao đời sống cho nhân dân Việt nam đồng thời đem lại nguồn thu hợp lý cho ngân sách nhà nƣớc, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội (2010), bài phát biểu tại Hội Nghị khóa 15.

2. Bộ Tài Chính ( 2004), Thông tư số 81/2004/TT - BTC hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

4. Bộ Tài Chính (2011), Cổng thông tin điện tử.

5. Chính phủ (2000), Nghị định số 10/2000/NĐ-CP về việc quy định tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp.

6. Chính phủ (2003), Nghị định số 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương;

7. Chính phủ (2003), Nghị định số 203/2004/NĐ-CP về việc quy định tiền lương tối thiểu;

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 94/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 22/2011/NĐ-CP qui định về mức lương tối thiểu chung.

11. Chính phủ (2010), Nghị định số 107/2010/NĐ-CP qui định về lương tối thiểu dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 108/2010/NĐ-CP qui định về lương tối thiểu cho doanh nghiệp trong nước

81

13. Harvey S.Rosen (2004), Public finance , khoa Tài chính Nhà nước Trường Đại học Kinh Tế biên dịch

14. Hội đồng Nhà nƣớc(1990), Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao .

15.Joeseph E. Stiglitz (1996), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật, trang 459

16. TS.Ung Thị Minh Lệ (2005), Giáo trình biên soạn về thuế. 17. Luật Thuế thu nhập cá nhân ( 2009).

18. Nguyễn Hồng Thắng ( 2004), Tạp chí thuế Nhà nước tháng 9

19. Nguyễn Hồng Thắng ( 2009), Tạp chí phát triển kinh tế số 02, Benjamin Franklin nghĩ về thuế

20. Tổng cục Thống kê (2011), số liệu về bội chi Ngân sách Nhà nước. 21. Tổng Cục Thống kê (2011), số liệu về Thu nhập bình quân đầu người. 22. Tuổi trẻ (2011), chuyên đề kinh tế

23. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao .

24. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1997), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

25. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh số 14/1999/PL-UBTVQH sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

26. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ( 2001), Pháp lệnh số 35/2001/PL- UBTVQH10 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

82

27. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ( 2004), Pháp lệnh số 14/2004/PL- UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Tiếng Anh

28. Arthur Andersen (2000), Asia and the Pacific - A TaxTour .

29. Haig-Simons (2002-2003), “ Taxation in developing countries”, Fullbright Economics Teaching Program,

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM doc (Trang 85 - 91)