- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU
1.2.2 Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
Mặc dù có nhiều loại thu nhập nhƣng không phải thu nhập nào cũng là đối tƣợng điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân. Phần thu nhập chịu thuế phụ thuộc vào chính sách thuế của mỗi quốc gia quy định.
Hình 1.8: Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
Nói chung thu nhập chịu thuế giá trị kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu trừ đi các chi phí để tạo ra thu nhập đó. Xác định đối tƣợng tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đƣợc đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của các nƣớc. Căn cứ vào đó, ngƣời ta có thể thấy rằng loại thuế thu nhập cá nhân mà từng nƣớc cụ thể áp dụng có công bằng không, thuế này tạo đƣợc nguồn thu nhƣ thế nào cho ngân sách nƣớc đó.
Ở hầu hết các nƣớc thu nhập chịu thuế đƣợc xác định trong các trƣờng hợp cụ thể sau.
Thu nhập chịu thuế Tổng thu nhập
Thu nhập không chịu thuế Thu nhập đựợc miễn và Khoản khấu trừ Thu nhập tính thuế trừ (–) bằng (=) trừ (–) bằng (=)
27
Thứ nhất, thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trƣờng dƣới hình thức tiền tệ sau khi trừ đi các khoản chi phí khách quan gắn liền với quá trình tạo ra thu nhập (cả chi phí sản xuất và chi phí khách quan khác). Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng nƣớc mà các khoản chi phí miễn trừ này đƣợc quy định khác nhau.
Thứ hai, quy ƣớc thời gian để xác định thu nhập chịu thuế, việc tạo ra thu nhập có tính chất tƣơng đối về mặt thời gian. Những khoản thu nhập nhận đƣợc ở thời điểm hiện tại có thể là kết quả của các hoạt động lao động hoặc đầu tƣ trong quá khứ, nhƣng cũng có thể là thu nhập ứng trƣớc của các hoạt động hứa hẹn trong tƣơng lai. Mặt khác, thu nhập phát sinh tại những khoảng thời gian khác nhau có thể rất khác nhau. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi và sự công bằng trong đánh thuế, một sự phân đoạn có tính quy ƣớc về mặt thời gian cần phải đƣợc xác định thu nhập chịu thuế phát sinh trong khoảng thời gian đó. Thông thƣờng, thời gian tính thu nhập chịu thuế trùng hợp với năm ngân sách hoặc năm kế toán và đƣợc quy định là một năm làm cơ sở tính thuế. Những khoản thu nhập phát sinh trong khoảng thời gian đó đƣợc coi là đối tƣợng chịu thuế thu nhập. Việc tính thuế thu nhập phát sinh theo năm thực chất chỉ đƣợc coi là hình thức tạm tính. Số thuế chính thức phải nộp sẽ đƣợc xác định trên cơ sở số thu nhập phát sinh "bù trừ" trong khoảng thời gian quy ƣớc đó (thƣờng là một số năm nhất định).
Không phải nƣớc nào cũng đƣa tất cả các nguồn thu nhập của 1 cá nhân vào diện thu nhập tính thuế. Việc quy định khoản thu nhập nào phải tính thuế , khoản nào không phải tính thuế, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều tiết thu nhập cũng nhƣ các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác của mỗi quốc gia trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ngày nay, hầu hết các nƣớc áp dụng thuế thu nhập cá nhân đều tính thuế trên thu nhập từ lao động.
Kinh nghiệm thế giới về xác định thu nhập chịu thuế cho thấy cần phải xác định một diện thu nhập chịu thuế thật rộng, tất cả các khoản thu nhập về mặt pháp
28
lý thuộc sở hữu cá nhân phải đƣa hết vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Việc phân loại thu nhập chịu thuế cần dựa trên tiêu thức nguồn phát sinh thu nhập chứ không nên dựa vào tính chất ổn định và đều đặn của thu nhập phát sinh, nghĩa là không nên phân chia thu nhập thành thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên. Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định phải bao quát một cách tƣơng đối toàn diện các khoản thu nhập có khả năng điều chỉnh, các nguồn thu nhập mà khi xác định mức thuế phải nộp có thể đem lại hiệu quả về mặt thực thi. Đồng thời, phải hạn chế bớt những khoản miễn trừ. Việc ban hành các khoản miễn trừ phải gắn liền với các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc.