Những khuyết điểm cần khắc phục

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM doc (Trang 70 - 91)

- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU

2.4 Những khuyết điểm cần khắc phục

Với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế cũng nhƣ phải thực hiện các chính sách xã hội ngày càng toàn diện hơn, chính sách thuế điều tiết thu nhập cá nhân của Việt Nam còn những nhƣợc điểm cơ bản :

Mức điều tiết chƣa hợp lý, chƣa bao quát hết đặc điểm của đối tƣợng nộp thuế, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế, phân biệt thuế suất áp dụng cho thu nhập của ngƣời Việt Nam và của ngƣời nƣớc ngoài, áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân toàn phần đối với ngƣời nƣớc ngoài không cƣ trú tại Việt Nam từ 25% trƣớc năn 2009 giảm còn 20% , tuy nhiên thuế suất này vẫn còn cao, mặc dù có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tƣ sử dụng lao động trong nƣớc tuy nhiên làm hạn chế

62

về mặt sử dụng lao động nƣớc ngoài với trình độ kỹ thuật cao ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất trong nƣớc.

Miễn thuế trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam chƣa bao quát hết các đối tƣợng chịu thuế và miễn thuế, trong 14 loại miễn thuế thu nhập cá nhân chú trọng nhiều đến lĩnh vực bất động sản gồm có 6 loại, chỉ có loại thứ 9 và 10 có ảnh hƣởng đến ngƣời lao động thu nhập tiền lƣơng, tiền công làm việc ngoài giờ, chƣa đề cập đến những khoản miễn thuế thu nhập cá nhân cho lực lƣợng sinh viên, học sinh làm việc ngoài giờ đi học.

KẾT LUẬN :

Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao từ năm 1991 đến năm 2008 qua 5 lần sửa đổi bổ sung và đến năm 2009, Luật Thuế thu nhập cá nhân đƣợc ban hành với các mức khởi điểm chịu thuế, bậc thuế, thuế suất khác nhau, phù hợp với với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trƣớc tình hình lạm phát , giá cả tăng đột biến, ảnh hƣởng lớn không những trong nƣớc mà cả trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, theo Nhân Dân Nhật Báo, Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 2-3-2011 đã thông qua đề xuất nâng ngƣỡng chịu thuế thu nhập cá nhân dự kiến lên 50% nhằm làm giảm sức ép tăng giá lên ngƣời dân và kích thích tiêu dùng nội địa. Ấn Độ mới đây cũng áp dụng cách giãn thuế thu nhập khi cho nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập từ 160,000 rupee lên 180,000 rupee/năm ( khoảng 4,000 USD ) bên cạnh các biện pháp trợ giá khác. Do đó, tại Việt Nam, việc xác định mức giảm trừ gia cảnh trên cơ sở mức lƣơng tối thiểu của từng vùng cần đƣợc xem xét, xác định lại cho phù hợp theo tình hình phát triển kinh tế trong nƣớc và trên thế giới .

63

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH KHẤU TRỪ THUẾ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng phát triễn của thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

3.1.1. Đảm bảo tương đồng giữa hệ thống thuế thu nhập cá nhân của Việt nam với giữa hệ thống thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia mà Việt nam ký kết tham gia

Vấn đề tƣơng thích giữa hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam với các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia nảy sinh nhƣ một nhu cầu tất yếu, trở thành tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống pháp luật thuế trong giai đoạn hiện nay. Về mức độ tƣơng thích với hệ thống pháp luật thuế của các quốc gia ký kết điều ƣớc quốc tế, yêu cầu cơ bản đặt ra là phải đảm bảo tính tƣơng đồng về nguyên tắc, định hƣớng. Cụ thể là, khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế cần phải tuân thủ các cam kết của Việt Nam là việc thực thi các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Tính đến giai đoạn hiện tại, Việt Nam đã ký kết gần 50 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nội dung thỏa thuận trong các Hiệp định có những phần đã thể hiện tại các văn bản pháp luật trong nƣớc nhƣng còn nhiều nội dung cần phải tiếp tục nội luật hoá, khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ trong ng ành thuế cũng hoàn toàn không dễ dàng. Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan và ngày càng trở nền phổ biến trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập và đang cam kết thực hiện các nguyên tắc về thuế đối với các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới.

Trong điều kiện đó, việc hợp tác quốc tế diễn ra trên nhiều phƣơng diện: trao đổi thông tin và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bao gồm cả khoa học quản lý kinh tế tài chính.

Vì vậy, các chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng đƣợc xây dựng phải phù hợp với các chuẩn mực và các mô hình căn bản của chính sách thuế.

64

Việc thiết kế thuế thu nhập cá nhân phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thuế thu nhập cá nhân là hết sức cần thiết để tạo ra môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi, công bằng, bình đẳng, góp phần tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ, công nghệ và lao động chuyên môn cao trong và ngoài nƣớc. Đây cũng là yêu cầu của các đối tác trong quá trình gia nhập và thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế Giới (WTO) nhằm thúc đẩy tự do cạnh tranh, xóa bỏ phân biệt đối xử về cơ chế, chính sách đối với mọi thành phần, khu vực kinh tế. Trong đó, việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về thuế thu nhập cá nhân yêu cầu phải đảm bảo phát huy tính công bằng, hiệu quả, khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các quan điểm nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đã đƣợc nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau, trong một chừng mực nhất định cũng xung đột nhau. Vấn đề đặt ra là phải xác định đƣợc mục tiêu của thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam để xây dựng chính sách thuế cho phù hợp.

Luật thuế thu nhập cá nhân đƣợc Quốc hội thông qua tháng 11/2007 là một bƣớc tiến đáng kể trong chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Nội dung của Luật thuế này về cơ bản đã khắc phục đáng kể những hạn chế của Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao song vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện. Về mức khấu trừ gia cảnh cho ngƣời phụ thuộc, hiện Luật thuế đang quy định một mức khấu trừ thống nhất cho tất cả các đối tƣợng phụ thuộc. Tuy nhiên trong thực tế, chi phí cho những đối tƣợng phụ thuộc là khác nhau. Vì vậy, việc quy định mức khấu trừ gia cảnh thống nhất cho tất cả các đối tƣợng phụ thuộc là không hợp lý. Một ví dụ giả định sau để so sánh: Hai cặp vợ chồng trẻ có điều kiện khá giống nhau, mỗi cặp vợ chồng đều có tổng thu nhập là 10 triệu đồng một tháng và nuôi một con nhỏ

Mức thuế thu nhập cá nhân của hai gia đình này phải nộp có thể khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn, gia đình thứ nhất, vợ có thu nhập 6 triệu đồng/tháng, chồng có thu nhập 4 triệu đồng/tháng, theo luật, đứa con sẽ đƣợc khấu trừ cho ngƣời vợ.

65

Khi đó, thu nhập tính thuế của ngƣời vợ là 400.000 đồng, mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 20.000 đồng. Gia đình thứ hai, chồng có thu nhập 9 triệu đồng, vợ có thu nhập 1 triệu đồng, khi đó đứa con sẽ đƣợc tính khấu trừ cho ngƣời chồng. Thu nhập tính thuế của chồng sau khi khấu trừ gia cảnh là 3,4 triệu đồng. Khi đó mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 170.000 đồng, gấp 8,5 lần gia đình thứ nhất.

Theo luật ngƣời phụ thuộc đƣợc xét là ngƣời không có thu nhập hoặc thu nhập khoảng dƣới 500.000 đồng/tháng, nên ở trƣờng hợp gia đình thứ hai, ngƣời vợ có thu nhập 1 triệu đồng một tháng không thể tính là đối tƣợng phụ thuộc. Nhƣ vậy, cùng một loại đối tƣợng, cùng mức thu nhập nhƣng mức nộp thuế lại khác nhau. Điều này đã tạo nên sự bất công bằng cho ngƣời dân khi thực hiện luật.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, khi hiệu quả quản lý thuế ở nƣớc ta còn yếu kém thì sự bất hợp lý này có thể chấp nhận đƣợc. Nhƣng trong giai đoạn tiếp theo, đây là một định hƣớng cần xem xét khi tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

3.1.2. Phát huy tính hiệu quả của Luật thuế thu nhập cá nhân

Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân ở nƣớc ta đã có những bƣớc cải cách quan trọng theo hƣớng đơn giản hoá, công khai, minh bạch rõ ràng.

Tuy nhiên, đứng trƣớc các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là yêu cầu đổi mới về cơ bản chính sách thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn mới, công tác quản lý thuế nói chung và cơ chế quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề. Để nâng cao hiệu lực thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam thì đây là một giải pháp hết sức quan trọng. Hiệu quả của pháp luật thuế đƣợc hiểu là những kết quả đạt đƣợc sau khi áp dụng luật thuế đó vào nền kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật về thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và có chế tài công khai, tƣơng xứng là cơ sở để thực hiện nguyên tắc hiệu quả của luật thuế (Theo thống kê của Công ty Kiểm tóan PricewaterhouseCoopers PwC ( tính đến thời điểm 01/01/2009).

66

Tính hiệu quả liên quan đến chi phí phải trả cho quá trình hành thu và kết quả thu đƣợc từ thuế và các kết quả gián tiếp khác từ nền kinh tế xã hội. Chi phí trực tiếp quản lý thuế, chi phí gián tiếp của ngƣời nộp thuế gánh chịu trong quá trình chấp hành và nộp thuế với đặc điểm là chi phí hành chính thực tế cao hay thấp phụ thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của Luật thuế: số lƣợng, sự phân biệt của các loại và mức thuế suất, cơ sở xác định số tiền thuế. Ngoài ra còn nhiều chi phí xã hội khác không phải là chi phí hành chính thuế nhƣ chi phí liên quan đến công tác tuyên truyền giáo dục, chi phí đào tạo cán bộ ngành thuế đủ khả năng quản lý và thực hiện nhiệm vụ hành thu, chi phí cho các cơ quan tài phán trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại về thuế…

Bên cạnh những hiệu quả có thể tính đƣợc, yêu cầu về tính hiệu quả của luật thuế còn có thể đƣợc thể hiện thông qua vai trò của nó đối với quá trình quản lý xã hội. Chẳng hạn nhƣ, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất thích hợp sẽ thúc đẩy ngƣời lao động tăng cƣờng làm việc để tăng thêm thu nhập cho bản thân, làm giàu cho xã hội. Vì vậy, công tác nghiên cứu tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với cung lao động và cung tiết kiệm, sự lựa chọn nghề nghiệp (nếu có) cần phải đƣợc thực hiện ngay sau một thời gian triển khai thuế thu nhập cá nhân nhằm kịp thời có bƣớc điều chỉnh hợp lý.

3.1.3 Tầm quan trọng của thuế thu nhập cá nhân trong tương lai.

Đảm bảo thực hiện đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài, trƣớc hết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quyết tâm đƣợc đa số các quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trƣờng. Cho nên các qui định pháp luật về thuế phải phản ánh đƣợc xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình quản lý, thu và nộp thuế.

3.2. Giải pháp chính

3.2.1. Phân nhóm đối tượng nộp thuế

Công tác cấp mã số thuế, về công tác triển khai đăng ký và cấp mã số thuế, nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin. Thực tế hiện nay do phần mềm ứng dụng tin học vận hành chậm hơn dự kiến, trƣớc mắt, Tổng cục Thuế chỉ tổ chức

67

đăng ký và cấp mã số thuế cho 3 đối tƣợng chủ yếu: Các đơn vị chi trả thu nhập (trừ các đơn vị đã có mã số thuế); Cá nhân kinh doanh và những ngƣời đang nộp thuế thu nhập cá nhân.

Chiến lƣợc cấp mã số thuế cho toàn dân là hoàn toàn cần thiết, tạo điều kiện cho cơ quan thuế giám sát thuận lợi các khoản thu nhập, khấu trừ gia cảnh, ngƣời phụ thuộc, hạn chế đến mức tối đa các trƣờng hợp trốn thuế, gian lận thuế, minh bạch hóa tài sản, góp phần đắc lực chống tham nhũng.

Công tác này cũng sẽ dẫn đến một số khó khăn đòi hỏi ngành thuế nói riêng cũng nhƣ hệ thống hành pháp phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng: Dữ liệu xử lý nhiều hơn, khối lƣợng xử lý các khoản hoàn thuế sẽ tập trung vào một thời gian làm cho công việc xử lý tăng gấp bội, số ngƣời thuộc diện phải khai nhiều lên, dễ sinh ra sai sót, làm tăng chi phí, phải có giải thích chính sách để thực thi Luật thuế đạt hiệu quả cao.Theo tin từ Tổng cục Thuế, tính đến tháng 12/2010, cả nƣớc có trên 11 triệu tổ chức, cá nhân đăng ký, kê khai nộp thuế, có khoảng 3 triệu mã số thuế đƣợc cấp cho các cá nhân, đơn vị nằm trong diện nộp thuế. Trong đó, mã số thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng 90,5%, cá nhân nằm trong diện chịu thuế thu nhập cá nhân vào khoảng 7,2 triệu8.

3.2.2. Xây dựng quy trình xác định thuế theo tiêu chuẩn quốc tế

Quản lý kê khai khấu trừ gia cảnh, ở các nƣớc tiên tiến, để quản lý gia cảnh của ngƣời nộp thuế, các cơ quan lý đã xây dựng hồ sơ từng cá nhân ngay từ khi họ đƣợc sinh ra nên rất thuận lợi. Nhƣng với Việt Nam, vì điều kiện cơ sở dữ liệu về công dân chƣa đƣợc quản lý tập trung, cơ sở dữ liệu để quản lý ngƣời nộp thuế phải thiết lập lại từ đầu, nên chắc chắn trong 2-3 năm đầu triển khai, việc quản lý ngƣời phụ thuộc sẽ không tránh khỏi sự lúng túng và cũng sẽ là kẽ hở để các cá nhân lợi dụng. Để khắc phục điều này các dữ liệu do ngƣời nộp thuế khai cần đƣợc lƣu giữ trên hệ thống, trên cơ sở đó, cơ quan thuế đƣợc quyền kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi 3-5 năm. Trong 3-5 năm đó, bằng nhiều biện pháp kiểm tra

68

chéo, nếu phát hiện số liệu cá nhân khai không khớp giữa các năm, cơ quan thuế sẽ có quyền truy ngƣợc lại để kiểm tra và xử lý theo luật định.

3.2.3. Xây dựng cơ chế điều chỉnh mức thuế và miễn giảm thuế theo thời gian

Việc qui định ƣu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế cho các chủ thể kinh doanh trong những lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ hoặc khu vực khuyến khích đầu tƣ nhƣ khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc danh mục ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ, hệ thống pháp luật thuế tác động tới luồng chu chuyển vốn của nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực mới, cần khuyến khích phát triển .

Thứ trƣởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho hay việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công là một cách hỗ trợ thiết thực nhất cho ngƣời nộp thuế trong bối cảnh giá cả tăng cao. Với tỷ lệ 82% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ban hành bổ sung một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân vào chiều ngày 6/8/2011.

Một phần của tài liệu Đề tài: XÂY DỰNG MỨC KHẤU TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM doc (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)