- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU
2.1.3 Đóng góp của thuế thu nhập cá nhân
Trong gần 3 năm thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân đã từng bƣớc giải quyết sự cách biệt, không hợp lý về thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập về tiền công, tiền lƣơng và ngƣời có thu nhập từ kinh doanh. Cơ quan thuế bƣớc đầu quản lý đƣợc thu nhập của một bộ phận dân cƣ, cấp mã số thuế và đƣa vào diện quản lý đối tƣợng nộp thuế ngày càng tăng đối với ngƣời làm công ăn lƣơng, thực hiện phân phối lại thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm nộp thuế của cá nhân và trách nhiệm khấu trừ thuế tại nguồn đối với các đơn vị chi trả, góp phần tăng thu ngân sách nhà nƣớc. Do đó việc điều chỉnh bậc thuế và khung thuế cần đƣợc nghiên cứu để xác định mức thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp.
Điều chỉnh thuế suất theo hƣớng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất, thống nhất biểu thuế đối với ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài, điều này đãm bảo nguyên tắc nguồn gốc trong chuẩn mực hệ thống thuế. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, thu nhập thƣờng xuyên chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lƣơng, tiền công, Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhƣng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lƣợng bậc thuế nâng lên thành bảy bậc và áp dụng chung cho cả ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài thay vì sử dụng 2 biểu thuế riêng biệt nhƣ ở thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao ).
51
2.2 Khấu trừ gia cảnh