Phân loại TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần VLXD Minh Hạnh (Trang 31 - 33)

Là việc sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức nhất định để thuận tiện cho phương pháp quản lý và hạch toán TSCĐ.

2.1.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thức biểu hiện

Theo cách phân loại này, tồn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái hiện vật cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc,.. phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

- TSCĐ vơ hình: Là những tài sản khơng có thực thể hữu hình nhưng đại diện cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ được hưởng quyền lợi kinh tế. Thuộc TSCĐ vơ hình là chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển, bằng phát minh sang chế… phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình.

Phương pháp phân loại theo hình thái vật chất sẽ giúp cho các nhà quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế , từ đó có biện pháp quản lý vốn, tài sản và tính tốn khấu hao hợp lý hơn nữa.

2.1.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: TSCĐ tự có và TSCĐ th ngồi.

- TSCĐ tự có: là TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp….. và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ th ngồi: là TSCĐ đi th nhưng doanh nghiệp có quyền sử dụng và kiểm sốt lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Theo thơng lệ, TSCĐ được gọi là th tài chính nếu thỏa mãn một trong năm điều kiện sau:

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.

+ Nội dùng hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.

+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất bằng 75% thời gian cần thiết để khấu hao hết giá trị tài sản thuê.

+ Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng không cần sự thay đổi, sửa chữa nào.

- TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính như đã nói trên. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời gian hợp đồng.

Cách phân loại này giúp ta thấy rõ cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp góp phần cho việc quản lý TSCĐ của doanh nghiệp nhưng chưa phản ánh rõ tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

2.1.1.3. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng và cơng dụng kinh tế

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành 3 loại: - TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh ( khơng mang tính sản xuất) - TSCĐ chờ xử lý.

Trong TSCĐ chờ xử lý bao gồm: + TSCĐ không cần dùng.

Cách phân loại này giúp nhà quản lý phân bổ TSCĐ hợp lý giúp nhà quản lý và sử dụng, phát huy tối đa tính năng của mỡi loại TSCĐ đồng thời kịp thời xử lý các TSCĐ chờ thanh lý giúp thu hồi vốn nhanh hơn để quay vịng vốn một cách có hiệu quả.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Điều này giúp nhà quản lý xem xét sự biến động của TSCĐ hiện có của doanh nghiệp từ đó nhận thức rõ về hiện trạng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp và có thơng tin chính xác để trả lời câu hỏi: kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp có hợp lý khơng? Phương hướng đầu tư trọng điểm quản lý TSCĐ của doanh nghiệp là gì? Dựa vào qui mơ sản xuất của mình, khă năng thu hút vốn đầu tư cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật . . . Để đưa ra phương hướng đầu tư TSCĐ và lựa chọn dự án đầu tư có lợi nhất, phù hợp nhất cho doanh nghiệp theo từng thời kỳ khác nhau. Vì vậy, phân loại TSCĐ góp phần quan trọng trong việc quản lý TSCĐ cũng như việc tổ chức hạch tốn TSCĐ làm sao để nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho nhà quản lý nhằm cải tiến TSCĐ theo kịp nhịp độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế đất nước, cũng như toàn cầu giúp doanh nghiệp luôn giữ thế chủ động nhạy bén và phát triển một cách vững chắc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần VLXD Minh Hạnh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w