Đánh giá TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần VLXD Minh Hạnh (Trang 33 - 37)

Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo nguyên tác nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện hạch tốn TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị cịn lại.

Mục đích của đánh giá TSCĐ là nhằm đánh giá đúng năng lực SXKD của doanh nghiệp, thực hiện tính khấu hao đúng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ khi nó hư hỏng và nhằm phân tích đúng hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

2.1.2.1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong đó từng trường hợp cụ thể nguyên giá xác định như sau:

- TSCĐ mua sắm:

+ Nguyên giá TSCĐ mua sắm bao gồm giá mua, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

+ Trường hợp mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất phải xác định riêng biệt và ghi nhận TSCĐ vơ hình.

+ Trường hợp TSCĐ mua sắm được thanh tốn bằng hình thức trả chậm, ngun giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán với giá mua trả ngay tại thời điểm mua được hạch tốn vào chi phí theo kì hạn thanh tốn, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào TSCĐ (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế tốn “chi phí đi vay”.

- TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:

+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản khơng tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá hợp lý của TSCĐ được nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

+ Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tải sản tương tự ( tài sản tương đương). Trong cả hai trường hợp khơng có bất kỳ khoản lỗ hay lãi nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi.

- TSCĐ th tài chính:

+ Ngun giá được xác định tùy thuộc vào phương thức thuê ( thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuê tài sản…)và tùy thuộc vào nội dung ghi trong hợp đồng thuê tài sản.

+ Trường hợp thuê TSCĐ trực tiếp, nguyên giá ghi sổ TSCĐ đi thuê được tính bằng gia trị hiện tại của hợp đồng thuê.

- Đối với TSCĐ nhận của đơn vị khác góp vốn liên doanh thì ngun giá là giá trị thỏa thuận của các bên liên doanh cộng với chi phí lắp đặt , chạy thử ( nếu có).

- Đối với TSCĐ được cấp: nguyên giá là giá ghi trong “ Biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có).

- Đối với TSCĐ được tặng, biếu: Ngun giá là tính tốn trên cơ sở giá trị thị trường của các TSCĐ tương đương.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế biến là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế biến cộng chi phí lắp đặt chạy thử.

- TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.

Việc ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá: Cho phép đánh giá tổng quát năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ngun giá cịn là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu xuất sử dụng TSCĐ.

Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá. Nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ và báo cáo kế toán được xác định một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của tài sản tại doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:

+ Đánh giá TSCĐ

+ Xây dựng trang thiết bị thêm cho TSCĐ

+ Cải tạo, nâng cấp năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ. + Tháo dỡ một số bộ phận làm giảm giá trị TSCĐ.

2.1.2.2. Đánh giá TSCĐ

Trong q trình sử dụng, TSCĐ bị hao mịn dần về vật chất và giá trị cũng giảm dần nên doanh nghiệp cần nắm được nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị cịn lại, những chi phí phát sinh sau khi ghi nhận nguyên giá ban đầu.

Sau khi ghi nhận nguyên giá ban đầu, trong quá trình sử dụng nguyên giá TSCĐ được theo dõi trên sổ kế tốn khơng thay đổi nếu khơng có quy định khác. Trong trường hợp có phát sinh các khoản chi phí có liên quan đến TSCĐ hữu hình như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp thì các chi phí này được xử lý như sau:

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ nếu chúng được xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do việc sử dụng TSCĐ đó đem lại như: tăng thời gian sử dụng, tăng công suất, tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra, giảm chi phí hoạt động của tài sản.

- Các chi phí khác khơng làm tăng lợi ích kinh tế tương lại của TSCĐ thì khơng được ghi tăng nguyên giá, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

a. Giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị cịn lại của TSCĐ, giá trị của nó bị hao mịn dần và được tính vào cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, do đó gái trị của TSCĐ sẽ bị giảm dần. Vì vậy yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ đặt ra là cần xác định giá trị cịn lại của TSCĐ để từ đó có thể đánh giá được năng lực sản xuất thực của TSCĐ trong doanh nghiệp.

Giá trị còn lại

của TSCĐ = Nguyên giá củaTSCĐ - Giá trị hao mònlũy kế

Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn lũy kế ngày càng tăng lên và giá trị còn lại được phản ánh trên sổ kế tốn và trên báo cáo tài chính ngày càng giảm đi. Điều đó phản ánh rõ giá trị của TSCĐ chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra. Kế toán theo dõi, ghi chéo giá trị còn lại nhằm cung cấp số liệu cho doanh nghiệp xác định phần vốn đầu tư còn lại ở TSCĐ cần phải được thu hồi. Đồng thời thông qua chỉ tiêu giá trị cịn lại của TSCĐ, có thể đánh giá hiện trạng TSCĐ của đơn vị cũ hay mới để có cơ sở để ra các quyết định về đầu tư bổ sung, sửa chữa, đổi mới TSCĐ …

b. Đánh giá lại TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế tốn khơng phù hợp với giá trị thị trường của TSCĐ. Số liệu kế tốn về giá trị TSCĐ h sẽ khơng đủ tin cậy cho việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến TSCĐ nữa. Do đó cần thiết phải đánh giá lại TSCĐ theo mặt bằng giá ở một số thời điểm nhất định.

Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại

Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại

Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá của TSCĐ

Giá trị cịn lại của TSCĐ có thể thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại TSCĐ. Việc điều chỉnh giá trị còn lại được xác định theo công thức sau:

Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp doanh nghiệp xác định được số vốn chưa thu hồi của TSCĐ biết được hiện trạng của TSCĐ là cũ hay mới để có phương hướng đầu tư và kế hoạch bổ sung thêm TSCĐ và có biện pháp để bảo toàn được cốn cố định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần VLXD Minh Hạnh (Trang 33 - 37)