2.1.2.4 .Tình hình kinh doanh của VNI Âu Lạc
2.2.1. Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay
Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu (XNK), thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tiếp thu được cơng nghệ khoa học tiên tiến,
28
những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt. Do đó, cần phải nhận rõ tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh tế.
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế. Đó vừa là cơ hội mà cũng là một thách thức đối với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp như hoạt động xuất nhập khẩu. Là nước đang phát triển nên Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Việc gia nhập tổ chức thương mại, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát huy những thế mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu và tạo lập môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam mới chỉ thiên về bề nổi, cịn xét về mặt chất thì xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, những sản phẩm thơ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước mà cịn có khả năng vươn ra thị trường nước ngồi, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đấy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
29
Trong giai đoạn năm 2017-2019, cán cân thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Những điểm khác biệt chủ yếu trên cán cân thương mại tổng thể được tổng hợp như sau:
Năm 2018
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam năm
2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.
Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7% (tương ứng tăng 32,83 tỷ USD) so với năm 2017. Còn trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 166,96 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 19,22 tỷ USD) so với năm 2017.
Cụ thể hơn, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến hết tháng 12/2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017.Về nhập khẩu, tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017.
Năm 2019
Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.
Trong tháng 12/2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 0,26 tỷ USD. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2019 đạt thặng dư 11,12 tỷ USD.
Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,46 tỷ USD
30
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 7/2020 đạt 27,46 tỷ USD, tăng 8,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 7 tháng/2020 đạt 172,86 tỷ USD, giảm 5,1%, tương ứng giảm 9,28 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 15,65 tỷ USD, tăng 10,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 7 tháng/2020 lên 95,4 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2020 đạt 11,81 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 7 tháng/2020 đạt 77,46 tỷ USD, giảm 6,2% so với 7 tháng/2019.
Tính tốn của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2020 có mức thặng dư trị giá 3,84 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 7 tháng tính từ đầu năm 2020 lên mức thặng dư trị giá 17,94 tỷ USD.