2.1.2.4 .Tình hình kinh doanh của VNI Âu Lạc
2.2.2. Thực trạng thị trường bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển của Việt Nam
Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Những cơng ty bảo hiểm đã thành lập có kinh doanh bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên cho đến nay,
31
hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các cơng ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao. Năm 2019 , theo Tổng cục Hải Quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 517.26 tỷ USD. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545.36 tỷ USD tăng 5.4% so với năm 2019. Trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của thị trường bảo hiểm trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30%. Đây cũng là kết quả khẳng định thị trường bảo hiểm hàng hóa trong nước bước đầu đã được cách hành khách tin tưởng, tín nhiệm. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, song trên thực tế, tỷ lệ kim ngạch hàng XK tham gia bảo hiểm trong ngước còn rất khiêm tốn. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các DNBH Việt Nam mới chỉ khai thác được từ 6%-7% phần còn lại bị bỏ ngỏ cho các DN nước ngoài.Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất
khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp nước ta nhập hàng theo phương thức trả chậm và hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc hàng gia công kém lợi thế cạnh tranh trên thị trường Quốc tế nên thường bị phía nước ngồi giành quyền mua bảo hiểm. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Thứ hai: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn
hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm cơng tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.
Thứ ba: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất
khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu
32
và mua bảo hiểm, đơi khi cơng việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.
Thứ tư: Thực trạng thiếu khai thác viên có kinh nghiệm ngày càng nghiêm
trọng khi số lượng các công ty bảo hiểm ngày càng nhiều và việc di chuyển sang cơng ty khác để có vị trí cao hơn càng phổ biến.
Nhìn chung, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính,… để hội nhập thành cơng và cạnh tranh có hiệu quả với các cơng ty bảo hiểm nước ngoài, tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước.
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty bảo hiểm VNI Âu Từ Quý II năm 2020 đến Quý I năm 2021
Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển chưa phải là một trong những nghiệp vụ hàng đầu của cơng ty nhưng nó cũng góp phần đáng kể trong việc khẳng định chỗ đứng của công ty trên thị trường. Nhưng từng ngày đội ngũ cán bộ VNI Âu Lạc đang nỗ lực phấn đấu đưa nghiệp vụ BH HHXNK bằng đường biển vươn lên chiếm tỷ trọng doanh thu phí lớn so với tổng doanh thu phí của cơng ty. Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ, chúng ta sẽ xem xét thực trạng hoạt động của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển thời gian qua tại VNI Âu Lạc.