.8 Thị phần của HSC theo sàn giao dịch trong giai đoạn 2010 – 2012

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 50)

Thị phần Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

HOSE 7,0% 8,2% 11,8%

HNX 4,7% 6,4% 8,4%

Nguồn: báo cáo thường niên HSC 2012

Mọi nỗ lực của HSC đã được đền đáp. Chỉ trong 2 năm từ 7,0% năm 2010 đến năm 2012 thì con số này đã tăng lên 11,8%, một tốc độ phát triển ấn tượng. Nhờ đó mà vị thế của HSC trong bảng xếp hạng những công ty thị phần môi giới cũng thay đổi từ vị trí thứ 3 năm 2010, thứ 2 năm 2011 thì năm 2012 HSC chính thức leo lên vị trí quán quân số 1 quyền lực. Bảng 3.1: Tóm tắt tiêu chí về thị phần của HSC Thị phần mơi giới HSC Năm 2012 Xếp hạng năm 2012 Năm 2011 Xếp hạng năm 2011 Tăng trưởng

Thống kê theo sàn giao dịch

HOSE 11,8% 1 8,2% 2 45% HNX 8,4% 1 6,4% 3 32% HOSE + HNX 10,2% 1 7,2% 2 42% Thống kê theo nhóm khách hàng Khách hàng tổ chức 3,2% N/A 2,6% 2 22% Khách hàng cá nhân 7,1% 1 4,6% N/A 54% Toàn HSC 10,2% 1 7,2% 2 42%

Thị phần tổ chức nước ngoài trên thị trường Việt Nam Thị phần nước

ngoài tại HSC

24,6% N/A 17,6% 2 40%

42

Thị phần mơi giới theo nhóm khách hàng cũng có chuyển biến tích cực ở cả 2 khối. Khối khách hàng tổ chức tăng từ 2,6% lên 3,2%, tăng trưởng 22%. Khối khách hàng cá nhân tăng từ 4,6% lên 7,1%, tăng trưởng 54%.

Thị phần theo tổ chức nước ngồi, mặc dù đã có bước tăng trưởng tốt – 40% nhưng HSC vẫn chỉ xếp thứ 2, trước đó vẫn là cái tên lâu đời của TTCK VN, công ty cổ phần chứng khốn Sài Gịn SSI xấp xỉ 30% (theo thống kế báo cáo của công ty SSI năm 2012). Nhưng dù sao đây cũng là một dấu hiệu tích cực bởi vì cho thấy tốc độ tăng trưởng là 40%, tương lai cịn ở phía trước và HSC hồn tồn có thể làm điều tương tự ở thị phần tổ chức nước ngoài trên thị trường Việt Nam như Sàn giao dịch hay Nhóm khách hàng để chính thức bước lên vị trí cao nhất.

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu thị phần các CTCK trên sàn HOSE năm 2012

Nguồn: tổng hợp cafef.vn

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu thị phần các CTCK trên sàn HNX

Nguồn: tổng hợp cafef.vn HCM; 11,77 SSI; 9,97 ACBS; 7,92 MBKE; 5,21 VCSC; 4,47 VDSC; 4,41 MBS; 3,81 Khác; 54,44 HOSE HCM; 8,42 VNDS; 7,32 ACBS; 5,51 MBKE; 5,13 MBS; 4,81 SSI; 4,45 BVS; 4,11 Khác; 60,25 HNX

43

Dù trong một năm đầy sóng gió, năm 2012 HSC vẫn gia tăng được thị phần của mình trên của 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chiếc bánh thị phần đã cho thấy rõ vị trí của từng CTCK trong năm 2012. Trên sàn HOSE, đứng đầu là HSC với 11,8%, tiếp theo sau đó là SSI với 9,97%. Trên sàn HNX, đứng đầu là HSC với 8,42%, xếp sau gần kề là VNDS với 7,32% , SSI đã vắng bóng trong top 3 đứng thứ 6 với 4,45%. Điều đó cho thấy HSC đang có những chính sách phát triển nghiệp vụ mơi giới phù hợp.

Tuy nhiên HSC không nên ngủ quên trên chiến thắng, vì cuộc đua “ngơi vương” giữa HSC và SSI sẽ càng trở nên căng thẳng hơn khi SSI là một cơng ty có tuổi đời lâu hơn và đầy bản lĩnh. Đặc biệt, dù mất vị trí ngơi vương trên thị phần chung nhưng thị phần môi giới khổi tổ chức của SSI vẫn cao hơn HSC. Vì thê cho nên HSC cần tập trung hơn vào các mảng này và làm đa dạng phong phú thêm các dịch vụ của mình.

3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHỐN HSC GIỚI CỦA CƠNG TY CHỨNG KHỐN HSC

3.4.1 Quy định của các Cơ quan quản lý

Thời gian giao dịch

Theo điều luật được ban hành hiện nay cơ cấu giao dịch của SGDCK TPHCM với quy định là thời gian thanh toán T+4, nghĩa là khi tiến hành mua hoặc bán chứng khốn, mọi thơng tin giao dịch từ SGDCK sẽ được chuyển lên Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Theo như Quyết định số 57/QĐ-VSD ngày 8/5/2012 và sửa đổi bổ

sung Quyết định số 148/QĐ-VSD ngày 15/8/2012 về quy trình và các quy định liên quan đến việc thanh toán bù trừ, được định nghĩa như sau: “Bù trừ và thanh tốn là bước thực hiện cuối cùng để hồn tất q trình giao dịch chứng khốn. Để thực hiện bù trừ và thanh tốn giao dịch, tồn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán của các Sở giao dịch chứng khoán được chuyển sang Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sau khi kết thúc phiên giao dịch. Việc bù trừ tiền thanh toán chứng khoán được thực hiện cho từng thành viên theo từng thị trường. Đối với các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty niêm yết và đăng ký giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán, tiền thanh toán giao dịch của thành viên sẽ được chuyển giao trên cơ sở VSD bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán tại các Sở giao dịch chứng khoán”

Tác động mạnh mẽ nhất là việc giảm thời gian thanh toán từ T+4 sang T+3, sau đó là 9h sáng T+3 thay vì 15h chiều như trước đây, là nhà đầu tư mua cổ phiếu sau 2 ngày có thể bán vào sáng ngày thứ bat hay vì phải đợi qua ngày thứ 4 do 15h chiều đã kết thúc phiên giao dịch. Điều này đã khiến dòng vốn được luân chuẩn nhanh hơn, nhà đầu tư cũng chủ động hơn trong việc mua bán cổ phiếu. Rút ngắn được thời gian thanh tốn cổ phiếu sẽ mở rộng cho tính thanh khoản của thị trường, đồng thời tạo ít rủi ro hơn

44

cho nhà đầu tư, kích thích họ tham gia thị trường hơn.

Tuy nhiên, việc thay đổi này vẫn chưa thể hiện rõ những điều tích cực thơng qua

việc động thái của Nhà đầu tư cịn im lặng, có khuynh hướng thận trọng hơn trong đầu tư nên khiến cho việc thanh khoản đi xuống. Vì thế, trong các cuộc tham luận của các

thành viên thị trường gửi UBCK đề xuất các giải pháp phát triển thị trường chứng khốn,

vẫn có các dự định được trình bầy lên UBCKNN về việc rút thời gian thanh tốn này lại cịn T+2, T+0. Điều này một phần sẽ gây áp lực lên phía các bên tham gia bao gồm CTCK, Sở GDCK TPHCM và Trung tâm lưu ký, do càng rút ngắn thời gian này lại, yêu cầu về độ chính xác và giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình giao dịch gần như là 100% và 0%. T+0, được hiểu như là mua và bán cổ phiếu ngay trong ngày, điều này sẽ làm tăng thanh khoản tối đa, giảm thiểu mức thấp nhất rủi ro tăng giá của cổ phiếu cho nhà đầu tư ngồi ra cịn giảm được các chi phí lãi nếu khách hàng tham gia vay đầu tư chứng khoán hay các giao dịch ký quỹ (margins).

Biên độ dao động giá chứng khoán

Biên độ giao dịch (Trading band) là phạm vi biến động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch, với mức thấp nhất là giá sàn và cao nhất là giá trần. Các thị trường chứng khoán phát triển (như Mỹ, Châu Âu) không áp dụng biên độ giao dịch mà giá chứng khoán do cung cầu tự do quyết định.

Nhà nước sử dụng công cụ biên độ giao động giá để bỉnh ổn thị trường một phần tạo cho thị trường một mức độ tự do, thơng thống những cũng đồng thời kiểm sốt nhằm bình ổn giá cả chứng khốn. Việc áp dụng biên độ giao động giá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên chỉ số VN-Index. Biên độ lớn sẽ tạo ra thanh khoản tốt cho thị trường, lúc đó các nhà đầu tư sẽ tích cực trong việc mua bán cổ phiếu. Ngược lại với biên độ giá hẹp sẽ gây nên các tình trạng như “ni giá”, “chờ giá” gây mất cân bằng cung cầu. Vấn đề quan trọng là với biên độ hẹp thì khơng kích thích được các CTCK hoạt động, mà đây lại là động lực thúc đẩy chính của TTCK. Hệ quả kéo theo là hoạt động môi giới chững lại do giảm yếu tố tâm lý nhà đầu tư.

Tính từ lần đầu giao dịch ngày 20/07/2000 đến nay UBCKNN đã có nhiều lần điều chỉnh biên độ giá tăng, giảm phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Căn cứ vào Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán và ý kiến chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính; trên cơ sở diễn biến của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận UBCKNN tăng biên độ dao động sàn HOSE từ 5% lên 7%, sàn HNX tăng từ 7% đến 10%. Điều này tác động nhiều đến các phiên giao dịch. Thời gian áp dụng từ phiên giao dịch ngày từ 15/01/2013. Đây là lần điều chỉnh thứ 10 trong gần 13 năm hoạt động.

Các lần giảm biên độ giao dịch chủ yếu được cơ quan quản lý thực hiện nhằm hạn chế đà sút giảm mạnh của chứng khốn và giúp nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh.Trong khi đó, tăng biên độ chủ yếu diễn ra trong những giai đoạn thị trường diễn biến thuận

45

lợi và biên độ được đưa về trở lại so với mức trước khi giảm.  Lệnh thị trường

Cũng sau 3 tháng triển khai thí điểm từ 02/07/2012, lệnh thị trường (MP) đã được HOSE triển khai chính thức kể từ ngày 03/10/2012, việc áp dụng lệnh MP sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm công cụ đặt lệnh và tạo tính linh hoạt trong giao dịch khớp lệnh liên tục. Khi được nhập hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và MP bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.Với những giải pháp kỹ thuật và sản phẩm mới đang triển khai, thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012 tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch bình quân phiên đạt tương ứng 55,9 triệu cổ phiếu/phiên và 874 tỷ đồng/phiên, tăng tương ứng 63,38% và 32,24% so với kỳ trước. HOSE sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những chỉ số và sản phẩm mới nhằm cung cấp nhiều tiện ích hơn nữa cho thị trường và nhà đầu tư trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

3.4.2 Sản phẩm môi giới của HSC

Để hổ trợ cho việc mơi giới chứng khốn, HSC cung cấp dịch vụ giao dịch kỹ quỹ cho khách hàng. Thông thường, luật hoặc bản thân các nhà môi giới sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải có sẵn tài sản (tiền mặt/chứng khoán) tối thiểu trong tài khoản (gọi là

minimum margin). Nhà môi giới sẽ cung cấp dịch vụ margin với tỷ lệ nhất định.

Ngày 8/1 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký quyết định sửa đổi quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán. Theo đó, tỷ lệ ký quỹ ban đầu được điều chỉnh từ 60% (nhà đầu tư sẽ ký quỹ 60% và vay 40% còn lại) xuống 50%. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể vay nhiều hơn từ các cơng ty chứng khoán. Tỷ lệ ký quỹ duy trì cũng được điều chỉnh giảm, từ 40% xuống cịn 30%. Ngồi ra, trước đây, nhà đầu tư muốn mở tài khoản giao dịch ký quỹ cần tối thiểu 10 triệu đồng thì nay, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đã bỏ quy định này. Điều này tác động tích cực lên tình hình hoạt động mơi giới chứng khoán của HSC thể hiện qua bảng sau:

46

Bảng 3.2: Giao dịch ký quỹ trong hoạt động môi giới chứng khoán tại HSC trong năm 2011 và 2012

Doanh thu môi giới HSC Năm 2012 Năm 2011 % tăng trưởng

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu – duy

trì

50 – 30% 60 – 40 %

Giao dịch ký quỹ khối cá

nhân

161.731 117.006 +38%

Giao dịch ký quỹ khối tổ chức

11.139 11.077 +1%

Tổng cộng 172.870 128.083

Nguồn: báo cáo cổ đông thường niên HSC năm 2012

Tạo điều kiện cho nhà đầu tư được vay nhiều hơn đã giup cho giao dịch ký quỹ trong hoạt động môi giới của HSC tăng lên, thấy rõ nhất là ở khối cá nhân, tăng trưởng

38%.

3.4.3 Tính hình biến động thị trường chứng khốn

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, nên biến động rất phức tạp, không theo quy luật cụ thể nào, thường bị yếu tố tâm lý chi phối nhiều. Cho nên, việc dự đoán chu kỳ phát triển hay suy thối của thị trường rất khó khăn. Hoạt động môi giới cũng như các hoạt động khác của cơng ty chứng khốn đều gắn liền với chu kỳ phát triển của thị trường. Do vậy, khi thị trường biến động không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động môi giới. Đặc thù TTCK của Việt Nam còn đang gặp nhiều biến động và không ổn định do hệ quả của đợt khủng hoảng kéo dài vừa qua và chịu tác động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

47

Biểu đồ 3.8: Tình hình biến động của doanh thu môi giới HSC khi thị trườn thay đổi qua các năm 2008 – 2012

Nguồn: tự thu thập và tổng hợp

Hoạt động mơi giới chứng khốn tại HSC cũng bị ảnh hưởng bởi những sự biến chuyển của giao dịch thị trường. Trong biểu đồ phía trên đã thể hiện sự tăng giảm trong doanh thu môi giới tương ứng với sự thay đổi của chỉ số VN-Index. Từ năm 2008 đến năm 2012, tình hình doanh thu có xu hướng thuận chiều với thị trường. Năm 2009 thị trường tăng điểm, dẫn đến doanh thu môi giới của HSC cũng tăng lên. Đà này tiếp tục đến năm 2010 dù thị trường có sự giảm nhẹ, nhưng không lớn nên không gây ảnh hưởng xấu lên HSC. Đến năm 2011, thời kỳ của khủng hoảng trầm trọng, VN-Index giảm xuống cịn 351,55 điểm kéo theo doanh thu mơi giới của HSC cũng giảm còn 90.904 triệu đồng.

3.4.4 Cạnh tranh giữa các cơng ty chứng khốn

Sự cạnh tranh các cơng ty chứng khốn khác. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, kéo theo sự ra đời của hàng loạt cơng ty chứng khốn. Hiện nay có khoảng 105 cơng ty chứng khoán lớn nhỏ khác nhau đang tham gia hoạt động, mỗi công ty đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và thế mạnh riêng. Đặc biệt trong lĩnh vực môi giới nhiều công ty rất chú trọng phát triển lĩnh vực này, không ngừng nghiên cứu đưa ra các dịch vụ, sản phẩm mới, nâng cao cơng nghệ phục vụ khách hàng. Do đó, cơng ty sẽ chịu áp lực cạnh tranh từ các cơng ty cùng ngành là rất lớn.

3.4.5 Trình độ Nhà đầu tư

Nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp. Nếu như trên các thị trường chứng khoán phát

32.601 121.204 151.051 90.904 145.027 315,62 494,77 484,66 351,55 413,73 0 100 200 300 400 500 600 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2008 2009 2010 2011 2012

48

triển 95% nhà đầu tư là tổ chức có trình độ chun nghiệp, đối với thị chứng khoán Việt Nam con số trên là nhà đầu tư nhỏ lẻ, đủ mọi tầng lớp, mọi trình độ. Cho nên tính chun nghiệp của họ chưa cao. Điều này gây khó khăn cho nhân viên mơi giới trong q trình tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho họ tham gia đầu tư vào thị trường.

3.4.6 Các quy định khác

Do có vai trị là hoạt động trung gian nên mơi giới ngồi việc chịu sự kiểm soát

trực tiếp của Luật chứng khốn, trong q trình diễn ra giao dịch cịn bị chi phối của các

bộ luật khác liên qua như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Thuế…điển hình như việc Ngân hàng thương mại và CTCK phải đảm bảo cho việc thực hiện lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác; hoặc đối với việc cho vay ứng trước để mua CK, các thủ tục cần phải nhanh và đơn giản.

Một điểm nữa là với mức thuế khoán bán chứng khoán là 0,1% trên tổng giá trị giao dịch. Mức thuế này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí giao dịch của Nhà đầu tư. Đề nghị các cơ quan liên quan đề xuất hạ thuế giao dịch bán chứng khoán trên

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)