Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần sự kiện và ẩm thực hapro luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 40 - 44)

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro được chia theo từng ban ngành với các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Đây là một cách chia hết sức hợp lý và khoa học, đảm bảo cho q trình hoạt động của cơng ty được diễn ra thông suốt, hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo cấp cao có cái nhìn bao qt hơn để có thể quản lý, chỉ đạo nhân viên, cơng việc một cách hiệu quả và giúp cho đội ngũ nhân viên cấp dưới dễ tiếp thu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

[Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính]

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sự kiện và Ẩm thực Hapro

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Mỗi một phịng ban được thiết kế một cách chặt chẽ, có mối liên hệ mật thiết với nhau, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Ban kiểm sốt Phịng Tổ chức – Hành chính Phịng Tài chính – Kế tốn

- Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong cơng ty, có quyền quyết định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

- Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của công ty. Thường tổ chức các cuộc họp theo quý để cập nhật tình hình về kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về chiến lược phát triển của công ty.

- Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị và giám đốc trong lĩnh vực quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ban kiểm sốt cịn thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

- Giám đốc:

Giám đốc là người đứng đầu trong cơng ty, có chức năng điều hành và giám sát mọi hoạt động của cơng ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước trước sự giám sát của Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ của giám đốc là phối hợp với phó giám đốc để đề ra các mục tiêu, chính sách, chiến lược kinh doanh hiệu quả, đôn đốc kiểm tra chất lượng dịch vụ thường xuyên. Trong quá trình ra quyết định, giám đốc được sự quan tham mưu trực tiếp từ các phòng ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơng ty.

Phó giám đốc có nhiệm vụ triển khai thị trường, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, là người hỗ trợ cho giám đốc trong công tác kinh doanh, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, cùng với giám đốc tìm kiếm việc làm và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác. Phó giám đốc giúp giám đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi, quyền hạn do giám đốc phân công hoặc uỷ nhiệm như quản lý phụ trách các phòng ban, thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc đi vắng

- Phịng Tổ chức - hành chính:

Phịng Tổ chức - hành chính chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự của cơng ty. Có nhiệm vụ quản lý và tuyển dụng nhân sự cũng như bố trí các lao động ở vị trí phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bộ phận này cịn có nhiệm vụ về các loại văn bản, giấy tờ, hồ sơ, sổ sách trong công ty.

Ngồi ra, phịng Tổ chức - hành chính cịn thực hiện một số nhiệm vụ khác như:

+ Triển khai các nội quy của công ty;

+ Công tác lao động và tiền lương; Công tác khen thưởng, phúc lợi; + Công tác An tồn lao động - Vệ sinh lao động.

- Phịng Tài chính - Kế tốn:

Phịng Tài chính - Kế tốn có chức năng phản ánh tới giám đốc một cách liên tục và toàn diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính của cơng ty. Nhiệm vụ chính của phịng Tài chính - Kế tốn là ghi chép, phản ánh vào sổ sách mọi nghiệp vụ phát sinh giúp tính tốn chi phí, lợi nhuận. Khơng chỉ là ghi chép, và trình bày số liệu, dựa vào số liệu đó kế tốn có thể tiến hành phân tích sơ bộ giúp thực hiện quản trị nội bộ. Phịng Tài chính - Kế tốn hỗ trợ Giám đốc trong việc ra các quyết định hợp lý, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần sự kiện và ẩm thực hapro luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)