Tình hình nhập khẩu máy cơng trình từ Trung Quốc giai đoạn 2017 – đến

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 38 - 44)

2.1.2 .Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu

3.2. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu máy cơng trình của cơng ty từ Trung

3.2.2. Tình hình nhập khẩu máy cơng trình từ Trung Quốc giai đoạn 2017 – đến

đến tháng 4/2020

3.2.1.1.Tỷ trọng và kim ngạch nhập khẩu

 Giai đoạn trước dịch ( 2017 – 2019 )

Năm 2017 2018 2019

Số lượng ( chiếc ) 8 25 42

KNNK

( tỷ VND ) 7,14 19,81 51,65

Tỷ trọng ( % ) 9,08 25,20 65,71

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng XNK năm 2019 )

Bảng 3.3. Bảng kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc theo từng năm của công ty giai đoạn 2017 – 2019.

tháng 1/2020 tháng 2/2020 tháng 3/2020 0 0 0 1 1 1 1

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng XNK năm 2019 )

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện KNNK của CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ khẩu từ thị trường Trung Quốc theo từng năm của công ty giai đoạn 2017 – 2019

Nhận xét

Thời gian trước dịch, kể từ khi thành lập doanh nghiệp năm 2017 đến năm 2019, KNNK từ thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 177,45% so với năm 2017, năm 2019 tăng trưởng 160,73% so với năm 2018, và đạt mức KNNK cao nhất trong 3 năm là 51,65 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 65,71% trong 3 năm.

Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với mặt bằng chung về năng lực duy trì phát triển kinh tế của công ty mới thành lập được 3 năm. Có thể thấy được tiềm năng phát triển mạnh của công ty trong thời gian tới là rất cao. Có được thành tích đó góp phần quan trọng là định hướng phát triển, tầm nhìn thị trường và sự chỉ đạo của giám đốc điều hành ông Đinh Trọng Kỳ. Là kỹ sư xây dựng trước đó nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm kiến thức về máy móc cơng trình cũng như hiểu biết chung về thị trường.

Thêm vào đó trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế hội nhập sâu rộng vì vậy chính phủ đầu tư mạnh về xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơng trình xây dựng nhà ở, dự án khu đô thị,... Theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở cả hai nhánh Nhà nước và tư

nhân của Việt Nam đang đạt khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc. Ví dụ như Sunshine city, dự án thành phố thông minh Nhật Tân – Nội Bài,…Từ đó nhu cầu về các máy móc cơng trình để thực hiện các dự án đầu tư là rất lớn.

Nhu cầu về máy móc nhiều như vậy, mà ở Việt Nam hiện 100% máy cơng trình đều là hàng nhập khẩu, trong đó chiếm hơn một nửa thuộc diện đã qua sử dụng. Hầu hết của các hãng nổi tiếng như Liugong, Komatsu, KaTo, Tadano, Sumitomo, Hitachi, Hyundai, Kobelco, Sakai, Volvo, Daewoo, Samsung… từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Thụy Điển.

Qua đó thấy được KNNK tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn này từ thị trường Trung Quốc về của cơng ty vì máy từ Trung Quốc nhiều, đa dạng về chủng loại chất lượng tốt. Thuế nhập khẩu được ưu đãi do có C/o form E - Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

 Giai đoạn sau khi dịch bùng phát

Thời gian 1/2020 2/2020 3/2020 4/2020

Số lượng ( chiếc ) 2 1 1 0

KNNK ( tỷ VND ) 1,047 0,793 0,802 0

Tỷ trọng ( % ) 39,63 30,02 30,36 0

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng XNK năm 2019 )

Bảng 3.4. Bảng kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của công ty giai đoạn 4 tháng đầu năm 2020.

tháng 1/2020 tháng 2/2020 tháng 3/2020 tháng 4/2020 0 0 0 1 1 1 1

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng XNK 4 tháng đầu năm 2020 )

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện KNNK từ thị trường Trung Quốc của công ty giai đoạn 4 tháng đầu năm 2020

Sau khi dịch bùng phát là một giai đoạn khó khăn chung đối với tồn nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước. Cụ thể đối với CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ có hoạt động xuất nhập khẩu giao thương với bên ngoài đã thấm được những ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề này.

Số lượng máy nhập khẩu giảm rõ rệt so với thời gian giai đoạn trước đó. Lúc này nhập máy về là để thực hiện hợp đồng đã ký trước đó. Cụ thể trong tháng 1/2020 nhập về với số lượng là 3 chiếc đạt KNNK là 1,047 tỷ VND. Số lượng máy nhập tiếp tục giảm và chỉ nhập một máy trong tháng 2 và 3/2020 với KNNK lần lượt là 0,793 tỷ VND và 0,802 tỷ VND. Và đến tháng 4/2020 thì chỉ số và hoạt động nhập khẩu của cơng ty là khơng có.

Ngun nhân là vì vào thời điểm này Chính phủ thực hiện cách ly toàn xã hội, hạn chế các hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Theo báo cáo của tổng Cục thống kê tháng 2/2020 có hơn 16.000 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn. Vốn đầu tư FDI thực hiện trong 2 tháng ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm -5% so với cùng kỳ năm trước – giảm lần đầu tiên trong 5 năm qua. Chỉ số CPI tháng 02/2020 giảm - 0,17% so với tháng trước.

Trong khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi cả nước, các biện pháp mạnh như hạn chế đi lại, cách ly xã hội được áp dụng từ 01/04/2020 khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc các biện pháp tạm dừng hoạt động xây dựng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Theo đó tác động trực tiếp lên ngành xây dựng làm sụt giảm nhu cầu trong thị trường máy móc cơng trình. Vì vậy, CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ cũng thực hiện các biện pháp cách ly cho nhân viên làm việc từ xa tại nhà. Các cuộc họp nội bộ trong công ty lúc này diễn ra online qua phần mềm ứng dụng Zoom.

Thị trường trong nước sụt giảm nhu cầu, trong khi chính phủ thực hiện hạn chế giao thương với Trung Quốc trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên trong tháng 4 hoạt động nhập khẩu của cơng ty là hồn tồn khơng có. Lúc này cơng ty gia tăng đẩy mạnh phát triển năng lực nội bộ để phục hồi trạng thái sau dịch.

3.2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu

 Giai đoạn trước dịch bùng phát ( 2017 – 2019 )

Mặt hàng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

KNNK (Tỷ VND) Tỷ trọng (%) KNNK (Tỷ VND) Tỷ trọng (%) KNNK (Tỷ VND) Tỷ trọng (%) Máy xúc đào Komatsu 0 0 3,58 18,07 0 0 Máy xúc đào Cobelco 1,62 22,69 4,71 23,78 12,40 24,01 Máy lu 5,52 77,31 4,82 24,33 11,91 23,06

Máy rải 0 0 6,70 33,82 27,34 52,93

Tổng 7,14 100 19,81 100 51,65 100

( Nguồn: Báo cáo thống kê Phòng XNK năm 2019 )

Bảng 3.5. Bảng KNNK theo mặt hàng giai đoạn từ 2017 – 2019

Nhận xét

Từ bảng số liệu 3.5 bên trên thấy được trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ tập trung kinh doanh và nhập khẩu các mặt hàng máy cơng trình là: máy xúc đào Komatsu, máy xúc đào Cobelco, máy lu, máy rải. Trong đó máy xúc đào Cobelco và máy lu là 2 loại máy được công ty nhập khẩu khẩu liên tục trong 3 năm. Riêng máy rải mặc dù chưa được nhập ngay từ đầu nhưng lại là loại máy có KNNK nhiều nhất trong giai đoạn này của cơng ty.

Máy xúc đào Komatsu có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện trên thị trường từ 1917. Với loại máy thương hiệu này công ty chỉ nhập vào năm 2018 với KNNK là 3,58 tỷ VND chiếm tỷ trọng 18,07% trong số các loại máy cịn lại. Cơng ty mua máy này từ thị trường Trung Quốc là hàng cũ.

Máy xúc đào Cobelco cũng là một loại máy xúc thương hiệu từ Nhật Bản. Loại máy này được công ty nhập nhiều từ bên Trung Quốc về vì có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. KNNK loại máy này tăng dần lên trong 3 năm. Cụ thể năm 2017, KNNK máy là 1,62 tỷ VND và tăng lên từng năm đến năm 2019 KNNK gấp hơn 10 lần đạt 12,4 tỷ VND chiếm tỷ trọng 24,01%. Kobelco là thương hiệu sản xuất máy xúc khá lâu đời. Tuy nhiên, các sản phẩm gần đây đã được cải tiến rõ rệt, mang đến hiệu quả làm việc cao nhất, đảm bảo tiến độ thi cơng cơng trình cực kỳ phù hợp với địa hình, quy mơ các cơng trình tại Việt Nam. Thêm vào ưu điểm của máy là tối ưu hoá được động cơ, mạch thuỷ lực giảm ma sát và sức cản, máy xúc đào có thể vận hành tiết kiệm nhiên liệu cực kỳ tốt. Khi tiết kiệm nhiên liệu, giá thành chi phí mua dầu sẽ giảm, nâng cao hiệu suất làm việc. Chính các yếu tố đó khiến đây là loại máy được cơng ty lựa chọn là sản phẩm chiến lược để kinh doanh.

Tiếp đến là loại máy lu. Máy lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi cơng các cơng trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông

nghiệp và các cơng trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén. Đây cũng là sản phẩm được công ty nhập liên tục trong 3 năm với KNNK ngay từ năm đầu tiên đã là 5,52 tỷ VND. gấp 5 lần KNNK của máy xúc Kobelco cùng kỳ. Tuy nhiên đến năm 2019, KNNK của loại máy này có sự giảm nhẹ so với máy xúc Kobelco. Nguyên nhân là do, năm 2019 loại máy này được doanh nghiệp nhập khẩu với giá trị hợp đồng ít hơn do mua lại máy cũ nhiều hơn.

Cuối cùng là máy rải. Máy rải là loại máy dùng để trên mặt bằng các lớp nhựa hoặc titan hoặc đá rời. Mặc dù trong năm đầu tiên máy không được nhập nhưng đến năm 2018 và 2019 máy lại được nhập nhiều. Do nhu cầu thị trường cao, thêm vào đó, máy rải có đa dạng chủng loại sản phẩm như máy rải Base, máy rải thảm, máy rải titan,… nên được công ty nhập khẩu nhiều. Năm 2019, KNNK đạt 27,34 tỷ VND gấp 2,3 lần KNNK của máy lu và máy xúc Kobelco.

 Giai đoạn sau dịch bùng phát ( Từ tháng 1 – 4 /2020 )

Sau khi dịch bùng phát, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, công ty chỉ nhập với số lượng là 4 máy bao gồm máy xúc đào Kobelco ( 1 chiếc ), máy lu 1 chiếc và máy rải là 2 chiếc. Các máy này là các máy đã được đặt sẵn trong năm 2019 với khách hàng. Giờ tiến hành nhập về để thực hiện hợp đồng. Cịn lại khơng có máy nào là hoạt động nhập khẩu trọng chiến lược kinh doanh mới của cơng ty, vì vậy đến tháng 4 năm 2020 công ty không thực hiện nhập khẩu loại máy nào cả.

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 38 - 44)