Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 56 - 60)

4.1.2 .Định hướng

4.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Có thể nói, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh đối với việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XNK nói riêng thơng qua việc đưa ra chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với dịch COVID-19 (Chính phủ, 2020). Tuy nhiên, để việc hỗ trợ đồng bộ và hiệu quả hơn và đặc biệt là đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK, một số kiến nghị để Chính phủ có thể thực hiện:

Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện tốt vai trị của mình trong kiểm sốt dịch

bệnh, ngăn chặn triệt để, khơng để dịch lây lan, minh bạch trong cung cấp thông tin về dịch bệnh. Chính phủ cần xây dựng các kịch bản với sự kết hợp nhiều biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,… đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm và những hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh,... Việc kiểm sốt dịch bệnh khơng chỉ đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, nhân lực cho doanh nghiệp mà việc “sạch dịch” còn giúp doanh nghiệp yên tâm trong q trình sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, Chính phủ cần thành lập một ban chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp

trong giai đoạn khó khăn, phân loại doanh nghiệp và thực hiện các giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với từng loại doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ cụ thể liên quan tới: (i) tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh tốn điện tử (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng); (ii) rà sốt, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; (iii) tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; (iv) khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không; (v) đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh; (vi) Tập trung xử lý vướng mắc về lao động; (vii)

đẩy mạnh thông tin truyền thơng. Ngồi ra, dựa vào kết quả phân loại doanh nghiệp, Chính phủ có thể cân nhắc việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế giá trị gia tăng cho một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch, giảm thuế đầu vào, tạm dừng, giảm hay giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội, giảm hoặc cho chậm nộp thuế đất hay tiền th đất, giảm thuế mơi trường. Cùng với đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp trong trả lương cũng rất cần thiết.

Thứ ba, Chính phủ cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo và điều tiết trong nền kinh

tế để đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo niềm tin xã hội trong giai đoạn khó khăn thơng qua những việc làm như ổn định tỷ giá hối đoái, ngăn ngừa, hạn chế nạn đầu cơ, đảm bảo hiệu quả trong cung cấp thơng tin,...

Thứ tư, Chính phủ cần quyết liệt cải cách hành chính về thủ tục thơng quan hàng

hóa nhanh chóng. Việc thơng quan nhanh chóng hàng hóa có tác động trực tiếp hoặc giúp giảm bớt các vấn đề hoặc tình huống liên quan đến sự bùng phát của coronavirus. Hay khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý rủi ro và quy trình trước khi đến nhằm đẩy nhanh việc giải phóng các lơ hàng có rủi ro thấp khi đến và giảm thiểu tiếp xúc cá nhân, điều này sẽ bảo vệ cả nhân viên Hải quan và nhà nhập khẩu / nhà xuất khẩu. Cơ quan Hải quan nên giảm kiểm tra thực tế không cần thiết hoặc không nhạy cảm về thời gian và xác minh hành chính, thay vào đó tập trung vào các thủ tục quan trọng và các lơ hàng có rủi ro cao,…

Thứ năm, Chính phủ cần có những giải pháp dài hạn để giúp các doanh nghiệp

phát triển ổn định. Hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời gian dịch bệnh đã cho thấy tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào của các nhà cung cấp ở nước ngoài mà đặc biệt là Trung Quốc. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ban ngành tìm kiếm các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu nước ngồi để thơng tin cho các ngành sản xuất trong nước, có kế hoạch dài hạn trong việc quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ, triển khai các biện pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất những mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sự ổn định cho các doanh nghiệp.

Thứ sáu, Bộ Công thương cần làm việc và đề nghị VLA khuyến nghị các hội viên cùng chung tay góp sức, có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho bãi, giảm chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa...

Cuối cùng, với vai trị chỉ đạo của mình, Chính phủ cần đưa ra một số dự báo về tình hình kinh tế theo các kịch bản để các doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động cho thời gian còn lại của năm 2020. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp cho thấy, kế hoạch xây dựng cho năm 2020 đã khơng cịn phù hợp bởi tình hình dịch bệnh diến biến phức tạp, nhưng các doanh nghiệp cũng chưa có căn cứ tin cậy đầy đủ để điều chỉnh kế hoạch. Do vậy, những dự báo của Chính phủ sẽ là nguồn thơng tin tham khảo quan trọng đối với doanh nghiệp để đưa ra định hướng hoạt động cho thời gian tới. Đồng thời, Chính phủ cũng cần chuẩn bị một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp ngay sau khi dịch bệnh chấm dứt để tốc độ hồi phục của doanh nghiệp được nhanh nhất có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, PGS. TS Dỗn Kế Bơn, nhà xuất bản Đại học Thương Mại, 2010

2. TS. Nguyễn Hoài Anh, bài giảng Nghiệp vụ Thương Mại, nhà xuất bản học viện

cơng nghệ bưu chính viễn thơng (2009).

3. Phịng Hành chính nhân sự CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ, Báo cáo tổng kết năm, 2019.

4. Phịng Kế tốn CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ, Báo cáo tổng kết năm, 2019 và báo cáo tổng kết 4 tháng đầu năm 2020

5. Phòng Xuất nhập khẩu CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ, Báo cáo thống kê tình hình nhập khẩu giai đoạn 2017 – 04/2020

6. “Ảnh hưởng của đại dịch covid – 19 đối với hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp: nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam” –20/04/2020, của nhóm tác

giả “ Nguyễn Thành Hiếu, Trương Tuấn Anh, Đỗ Thị Đông, hà Sơn Tùng” từ khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. “Tác động của Covid – 19 lên ngành xây dựng Việt Nam” ngày 11/05/2020

của nhóm tác giả là chun viên phân tích cao cấp của cơng ty Cổ phần Houselink, http://vietnamconstruction.vn/wp-content/uploads/2020/04/Report-impact-COVID19- on-vietnam-construction.pdf

8. Th.s Nguyễn Châu Giang “Giải pháp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc”

9. http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Dai-dich-COVID19-he-luy-va- giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep/412613.vgp

10. Bộ y tế - trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/trang-chu

11. Tổng cục thống kê “ Báo cáo tác động Đại dịch Covid – 19 đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giai đoạn 2 tháng đầu năm 2020”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MƠN KINH TẾ QUỐC TẾ

***********

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*********

THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Đạt Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - ĐHTM Họ và tên sinh viên: Dương Thị Hoa

Mã sinh viên: 16D130255 Lớp: K52E4

Tên đề tài: Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Sumiriko Hose Việt Nam

Đơn vị thực tập: Cơng ty TNHH Sumiriko Hose Việt Nam

Sau q trình hướng dẫn, tơi có nhận xét về sinh viên Dương Thị Hoa như sau:

1. Q trình thực hiện khóa luận của sinh viên:

- Liên hệ với giáo viên:

- Mức độ nghiêm túc trong q trình làm khóa luận: - Hình thức khóa luận:

- Tuân thủ đề cương đã được duyệt: - Nhận xét khác:

2. Chất lượng của khóa luận

- Kết cấu khóa luận theo quy định: - Nội dung khóa luận có đạt yêu cầu: - Nhận xét khác:

3. Kết luận

- Tôi đồng ý/không đồng ý để sinh viên Dương Thị Hoa nộp khóa luận tốt nghiệp.

- Kính đề nghị bộ mơn, khoa tiến hành đánh giá/khơng đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định.

Hà Nội, ngày……..tháng……. năm…….

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 56 - 60)