Phân tích tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động nhập khẩu máy công

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 44 - 50)

2.1.2 .Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu

3.2. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu máy cơng trình của cơng ty từ Trung

3.2.3. Phân tích tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động nhập khẩu máy công

cơng trình từ Trung Quốc của Cơng ty Cổ phần Máy Cơng Trình Tân Kỳ

Từ số liệu cũng như phân tích tình hình kinh doanh và hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp được chia làm 2 giai đoạn trước và sau khi bùng phát dịch, thấy được một phần tác động dịch Covid – 19 đến hoạt động nhập khẩu máy cơng trình từ thị trường Trung Quốc của CTCP Máy Cơng Trình Tân Kỳ.

- Làm gián đoạn hoạt động xây dựng khiến nhu cầu thị trường giảm dẫn đến hoạt động nhập khẩu máy móc giảm

Trước dịch, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trung bình giai đoạn 2017 – 2019 tăng trưởng 90,668%/năm. Tương ứng trung bình nhập 25 chiếc/năm với KNNK đạt trung bình 26,2 tỷ VND/năm.

Sau khi dịch bùng phát giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2020, đã tác động đến thị trường xây dựng trong nước làm nhu cầu về sử dụng các loại máy móc cơng trình giảm giảm. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty và ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.

Máy móc cơng trình là một trong những sản phẩm khơng thể thiếu trong các cơng trình dự án xây dựng của thị trường xây dựng. Vì vậy, khi đại dịch Covid – 19 bùng phát ảnh hưởng đến kinh tế xã hội tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng thì bức tranh thị trường ngành xây dựng cũng chịu ảnh hưởng và có nhiều mảng màu sáng tối khác nhau.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực đến ngành xây dựng những tháng đầu năm 2020 khiến khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên, trong nguy có cơ, đây lại là “ngòi nổ” thúc đẩy chuyển biến mới và bẻ ngoặt thời vận ngành xây dựng năm 2020.

Do đó, theo Khảo sát từ Tổng cục thống kê, trong 6.600 doanh nghiệp xây dựng được khảo sát, có đến 47,5% và 46,9% các doanh nghiệp phản hồi rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn trong quý I và quý II/2020. Trong khi các doanh nghiệp xây dựng ngồi nhà nước có đánh giá khá tích cực về tình hình sản xuất kinh doanh, với hơn 53% các doanh nghiệp được hỏi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi hoặc không thay đổi trong hai quý đầu năm; các doanh nghiệp nhà nước có cái nhìn khá thận trọng về triển vọng phát triển trong trong nửa đầu năm 2020, với hơn 54% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn trong 6 tháng đầu năm 2020.

Trong khi các dự án xây dựng dân dụng đang bị trì hỗn vơ thời hạn do chưa đủ điều kiện pháp lý hoặc gặp khó khăn về tài chính, sụt giảm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian dịch bệnh khiến hoạt động đầu tư xây dựng cơng nghiệp giảm mạnh. Bên cạnh những khó khăn liên quan trực tiếp đến doanh thu, các doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt với những vấn đề về chi phí cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Siết chặt cấp phép dự án mới

Điều này dẫn đến hàng loạt dự án nhà ở và thương mại tại các thành phố lớn không thể triển khai xây dựng từ cuối năm 2019 do không đủ điều kiện pháp lý. Đơn

cử như thành phố Hồ Chí Minh. Theo thơng tin từ Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), số lượng các dự án được cấp phép mới rất ít, dẫn đến nguồn cung nhà ở trong tương lai giảm mạnh ở ngưỡng báo động.

 Siết chặt tín dụng cho hoạt động kinh doanh và tiêu thụ bất động sản

Bên cạnh những khó khăn về pháp lý trong quá trình xin cấp phép dự án mới, các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp khó khăn về nguồn vốn do các ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng cho các hoạt động kinh doanh và tiêu thụ bất động sản theo thơng tư 22/2019/TT-NHNN.

Những chính sách này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung – cầu của thị trường, khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc huy động vốn xây dựng do phần lớn các doanh nghiệp địa ốc phát triển dự án theo mơ hình vừa xây vừa bán. Điều này tạo áp lực, rủi ro lớn cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như các doanh nghiệp cung cấp giải pháp xây dựng phát triển dự án bất động sản.

 Đầu tư FDI sụt giảm mạnh trong thời gian dịch bệnh

Khi nhiều chủ đầu tư không thể sang Việt Nam do các chuyến bay quốc tế tạm ngừng khai thác đến cuối tháng 04/2020, kết hợp với tâm lý e ngại đưa ra quyết định đầu tư khi thị trường biến động mạnh, vốn FDI được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Trong quý I/2020, tổng vốn FDI thực hiện đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kì năm ngối.

Điều này có nghĩa là trong thời gian tới khơng có nhiều dự án xây dựng cơng nghiệp có vốn FDI được triển khai xây dựng. Thay vào đó, một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến tiến hành mở rộng quy mô, thông qua việc mở rộng quy mô nhà máy hiện hữu hoặc xây dựng nhà máy tại một địa điểm mới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp xây dựng mở rộng là không nhiều.

 Gián đoạn hoạt động xây dựng

Trong khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi cả nước, các biện pháp mạnh như hạn chế đi lại, cách ly xã hội được áp dụng từ 01/04/2020 khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc các biện pháp tạm dừng hoạt động xây dựng để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Trong trường hợp cần phải tiếp tục thực hiện hoạt động xây dựng, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ khơng có đủ nguồn cung lao động do chính sách hạn

chế đi lại và cách ly xã hội trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các biện pháp an tồn lao động trên công trường phải được ưu tiên lên hàng đầu, bắt buộc thực hiện để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như an toàn sức khoẻ cộng đồng.

Tại thời điểm đó, khi phương thức gặp mặt truyền thống là không thể thực hiện được trong mùa dịch, thị trường xây dựng cũng gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục đấu thầu dự án hay mua sắm phục vụ cho hoạt động xây dựng. Đây cũng nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp bị gián đoạn hoạt động xây dựng trong dịch bệnh COVID-19 này.

Như vậy, tất cả các tác động trên nhìn chung lại thấy đều làm giảm nhu cầu đầu tư xây dựng từ đó nhu cầu sử dụng các máy móc thiết bị cơng trình đều giảm mạnh và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mua bán cho thuê hay đầu tư máy móc cơng trình xây dựng. Và cụ thể là hoạt động nhập khẩu các máy móc thiết bị cơng trình đều giảm mạnh trong thời kỳ tác động của dịch Covid 19.

Cụ thể, sau khi bùng phát dịch giai đoạn từ tháng 1 – 4/2020. Kinh doanh có sự giảm sút nặng nề. Nhìn nhận ban đầu trung bình 4 tháng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 0,556 tỷ VND/tháng, KNNK đạt 0,6605 tỷ VND/tháng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 con số là 3 lần. Tính tốn chung được 4 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng của công ty giảm 67,8% so với cùng kỳ năm 2019

- Làm đứt gãy nguồn cung trong việc giao thương mua bán với thị trường Trung Quốc

Khi Trung Quốc rơi vào khủng hoảng vì dịch COVID-19. Mà Trung Quốc lại là nguồn cung lớn về máy móc cơng trình của doanh nghiệp, nên khi quốc gia này lâm vào khủng hoảng thì việc cung cấp máy cơng trình cho cơng ty bị gián đoạn, điều này khiến cho hoạt động nhập khẩu máy doanh nghiệp gần như đình trệ trong giai đoạn này.

Cụ thể là tháng 4/2020, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa các máy móc cơng trình đang trong thời gian tạm dừng hoạt động vì dịch. Vì vậy doanh thu của doanh nghiệp trong tháng này chỉ đạt 1,785 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế thu về với con số khiêm tốn là 0,089 tỷ VND thấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2019.

- Dịch tác động làm gia tăng các chi phí của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

Thứ nhất, chi phí về logistics cho các đơn hàng máy nhập từ Trung Quốc về.

Thống kê của phịng XNK cơng ty cho biết, các đơn hàng mà công ty đặt hoặc giao dịch mua bán với thị trường Trung Quốc chủ yếu ( 90% ) theo điều kiện EXW. Trong thời gian 3 tháng đầu năm 2020 là giai đoạn Trung Quốc bùng phát dịch nghiêm trọng, vì vậy việc liên lạc với agent và người bán bên Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, thơng tin bị gián đoạn về ngày lấy hàng, lịch lên tàu và về đến Việt Nam. Thêm vào đó, tình trạng thiếu container để vận tải các mặt hàng này cũng bị độn giá lên cao ( 60 triệu VND/ container Flat rack ) làm tăng đáng kể chi phí nhập hàng của cơng ty lên 5 – 6 %/đơn hàng.

Ngồi ra, cịn liên quan về các chi phí hải quan, thơng quan đăng kiểm, lưu kho bãi,…Cụ thể, trong các lơ hàng nhập về q này có 2 lơ ( tháng 2 và tháng 3 ) là nhập máy cũ vì vậy sẽ phải tiến hành các thủ tục đăng kiểm trước khi thông quan hàng. Trong thời gian này nước ta cũng đang thực hiện một số biện pháp phịng chống dịch hạn chế tụ tập đơng người. Nên công tác làm đăng kiểm lúc này cũng mất khá nhiều thời gian trong quá trình vận tải lơ hàng.

Trong khi đó, các máy móc cơng trình có đặc điểm thuộc hàng quá khổ quá tải, có giá trị cao ( trung bình từ 500 – 800 triệu VND/máy bao gồm chi phí cước biển ) lúc này phải lưu kho lưu bãi để chờ đăng kiểm thì sẽ mất thêm rất nhiều chi phí. Cụ thể, lơ máy trong tháng 2 gia tăng thêm chi phí lưu kho là 30 triệu VND.

Thứ hai, chi phí về thuê kho bãi, bảo dưỡng các máy cơng trình nhập về

Dịch tác động làm nhu cầu thị trường giảm vì vậy cơng ty khơng tiến hành nhập dư các máy móc cong trình mà chỉ nhập các máy để thực hiện hợp đồng đã ký trước đó với khách hàng trong tháng 1, 2, 3 của năm 2020 với tổng số máy nhập về là 4 máy thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngối là 6 máy. Vì vậy, các bãi dùng để lưu máy của công ty bị dư thừa không được sử dụng trong khi tiền chi trả mặt bằng hàng năm đã đóng rồi. từ đó gây tốn kém và thiệt hại cho cơng ty.

Ngồi ra, nếu nhập thêm các máy móc về để lưu kho bãi mà chưa có khách hàng thì cơng ty vẫn phải bảo dưỡng máy hàng tháng để máy móc khơng bị mất giá trị. Từ đó, mất thêm chi phí bảo dưỡng máy hàng tháng mà trước tình hình nhu cầu thị trường

đang giảm nên công ty quyết định là khơng nhập dư các máy móc mà chưa chốt hợp đồng. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm 2019.

- Tác động đến đội ngũ lao động làm gián đoạn hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

Sự lo lắng về việc bị nhiễm bệnh bởi dịch COVID-19 khiến cho doanh nghiệp đang phải loay hoay với “bài toán” nhân sự. Doanh nghiệp phải bố trí lại ca, ekip làm việc, địa điểm làm việc và chấp nhận chi phí phát sinh để phịng tránh việc bị lây nhiễm.

Ngồi ra, cơng ty cịn phải liên tục bố trí sắp xếp cơng việc phù hợp đảm bảo khơng bị đình trệ hay gián đoạn cơng việc trong tình huống khi có nhân viên xin nghỉ vì nằm trong diện F3 của dịch bệnh.

Cụ thể, trong tháng 3/2020, công ty thực hiện chia ca làm việc cho các bộ phận của công ty. Ca sáng là ca làm việc của bộ phận kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu, còn ca chiều là lịch làm việc của bộ phận kế toán, nhân sự và kỹ thuật.

Và trong tháng 4/2020, cơng ty thực hiện chính sách làm việc tại nhà, nhân viên được hưởng 85% lương. Chỉ có bộ phận kỹ thuật do phải sửa chữa bảo dưỡng máy cho khách hàng nên sẽ không bị cắt giảm lương và bộ phận này cũng sẽ thỉnh thoảng lên văn phịng cơng ty trong thời gian cách ly để thực hiện một số việc quan trọng cấp bách.

Như vậy, mặc dù nhân sự của cơng ty khơng phải là yếu tố chính tác động làm giảm hoạt động nhập khẩu của cơng ty, nhưng nhân sự của công ty lại là đội ngũ thực hiện các hoạt động nhập khẩu này, vì vậy khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ca làm việc lệch nhau từ đó giao tiếp giữa các phịng ban về nội dung cơng việc phải thực hiện thơng qua hình thức online gặp nhiều hạn chế trong việc biểu đạt công việc cho nhau, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và công ty quyết định là hạn chế nhập khẩu và tập trung nghiên cứu tìm hướng chiến lược phát triển mới cho công ty trong thời gian dịch bệnh để bù lại các thiệt hại sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid.

Đánh giá chung lại, trong bốn tác động được nêu ra có thể thấy rõ được tác động của dịch bệnh làm nhu cầu về mặt hàng máy cơng trình giảm là tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất quyết định đến hoạt động nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc công trình từ Trung Quốc của Công ty Cổ phần Máy Công Trình Tân Kỳ (Trang 44 - 50)