Nhận xét:
- Số người tham gia BHYT tăng đều qua các năm nhưng chưa có sự chuyển biến rõ rệt do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau:
+ Do Chính phủ điều chỉnh chính sách BHYT bằng việc quy định một số đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc được nhà nước mua thẻ BHYT toàn bộ hoặc được NSNN hỗ trợ một phần mức phí.
+ BHYT hộ gia đình được triển khai nên số người tham gia BHYT tự nguyện tăng.
+ Do việc tuyên truyền chính sách BHYT mọi đối tượng nhận thức được lợi ích và trách nhiệm của việc tham gia BHYT, từ đó tích cực tham gia song cơng cuộc tuyền truyền cịn chưa tích cực.
+ Do chất lượng KCB ở cơ sở y tế tuyến huyện đã được nâng cấp tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
+ Do sự thay đổi trong tổ chức thực hiện công tác thu BHYT từ ngành BHXH như giảm bớt các thủ tục hành chính, cơng khai các thủ tục, chế độ
60000 65000 70000 75000 80000 85000 90000 95000 100000 105000 110000 115000 120000 125000 130000 135000 140000 145000 150000
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
hoặc trong công tác thu đối với BHYT tự nguyện trước đây cơ quan BHXH chỉ thực hiện thu thông đại lý xã, phường từ 1 đến 2 lần/năm, nay thực hiện thu mỗi tháng một lần vào cuối tháng.
- Số tiền thu BHYT tăng nhưng không đồng đều do tác động của các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Số người tham gia BHYT tăng, tỷ lệ người tham gia tăng ở các nhóm khác nhau, và có mức đóng khác nhau.
+ Do Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, do mức thu nhập tăng từ tiền lương, tiền công tăng và một nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể nữa phải kể đến là việc điều chỉnh mức đóng (VD: như trước đây một số đối tượng có mức đóng bằng 3%, thì đến nay phải đóng là 4,5% tiền lương tiền cơng hoặc tiền lương tối thiểu.)
b) Kết quả số người tham gia BHYT theo đối tượng.