Chỉ số về khả năng sinh lời 2010-2012

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 34 - 36)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Về tỷ suất sinh lời của ACB vào năm 2011, ROE tăng từ 28,9% lên đến 36%, do lợi nhuận ở thời điểm 2011 tăng đến 35,39%, trong khi vốn chủ sở hữu bình thay đổi khơng đáng kể. Tương tự như vậy, tổng tài sản ở thời điểm này tăng 37.01% so với năm 2010, xấp xỉ với mức tăng lợi nhuận trước thuế nên tỷ số ROA hầu như không đổi, giữ nguyên ở mức 1,7%.

Các chỉ tiêu sinh lời có sự sụt giảm mạnh tại năm 2012, là hệ quả tất yếu của việc sụt giảm lợi nhuận. ROE từ 36% năm 2011 tuột dốc chỉ cịn 8%, ngun nhân chính là do lợi nhuận giảm mạnh đến trên 3000 tỷ, tương đương 75%. Thời điểm này tổng tài sản của ACB giảm mạnh (37,26%) nhưng vẫn thấp hơn mức giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đáng kể với ROE của ngân hàng, khiến chỉ tiêu này chỉ còn 0,5% - thấp nhất từ trước đến nay. Dựa vào hai chỉ tiêu sinh lời có thể thấy hoạt động kinh doanh của ACB không khả quan,

28,90% 36% 8% 1,70% 1,70% 0% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 2010 2011 2012 ROE và ROA

LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE) LN trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA)

vừa chịu tác động nền kinh tế trì trệ, vừa phải đối diện với hậu quả do sự cố của riêng ngân hàng. Hay nói cách khác, ACB cần thận trọng hơn nữa trong công tác quản lý rủi ro, cần có những chính sách kịp thời và đúng đắn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

3.2 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Với vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, ACB không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, cụ thể là chất lượng của hoạt động tín dụng, được xem như nguồn thu nhập chính của ngân hàng. ACB có nhiều sản phẩn tín dụng đa dạng, từ cho vay tiêu dùng đến sản xuất, cho vay đảm bảo đến tín chấp, ở mỗi hình thức cho vay đều có các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt ngân hàng cịn có những sản phẩm vay đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần dưới đây sẽ làm rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ACB, về cơ cấu cũng như về chất lượng.

Đôi nét về hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.1

Tại ACB, hoạt động tín dụng được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo ngành nghề kinh doanh, theo kỳ hạn, theo vùng kinh tế, theo loại tiền tệ… Trong luận văn sẽ xét đến 3 cơ cấu phổ biến nhất: cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh, cơ cấu theo kỳ hạn nợ và cơ cấu theo nhóm nợ.

Theo ngành nghề kinh doanh

Cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh có sự chuyển biến. Nếu trong năm 2010 và 2011 cho vay thương mại ln chiếm tỷ trọng cao nhất, thì trong năm 2012 cho vay dich vụ cá nhân và cộng đồng lại có sự tăng cao rõ rệt, chiếm 42,5% trong tổng dư nợ cho vay. Điều đó cho thấy càng ngày lượng khách hàng cá nhân của ACB chiếm tỷ trọng càng lớn, cũng như sự hiệu quả của tính đa dạng và thích hợp của các sản phẩm cho vay dành cho

khách hàng cá nhân.

Dư nợ của các ngành tăng trưởng khơng giống nhau. Nhìn chung dư nợ cho vay các ngành đều giảm vào năm 2012. Các ngành thương mại năm 2011 tăng 9.131 tỷ đồng tương đương 33,06%. Đến năm 2012 lại giảm 9,66%, khoảng 3.511 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho vay với mục đích dịch vu vẫn tăng trưởng đều mỗi năm, năm 2011 tăng 1.897 tỷ đồng (5,68%) và năm 2012 tăng mạnh 8.374 tỷ đồng (23,71%). Các ngành sản xuất và gia công chế biến vẫn theo xu hướng, năm 2011 tăng 1.672 tỷ đồng (12,37) và năm 2012 giảm 1.918 tỷ đồng (12,63%) do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất vì thế cũng chậm lại. Có một điểm cần lưu ý về các ngành nghề khác là trong năm 2012 có sự chuyển biến trong dư nợ cho vay nông-lâm nghiệp, tuy chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp nhưng dư nợ

cho vay đã tăng nhiều so với năm 2011, từng bước thể hiện Nghị định số 41/2010, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn đã phát huy tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 34 - 36)