Phương pháp tổng hợp và phân tích được áp dụng để tìm hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB. Bên cạnh cáo thường niên trong 3 năm 2010 đến 2012, luận văn cũng tham khảo các bài báo từ Internet và bài luận của các sinh viên khóa trước.
Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh các giá trị của ngân hàng năm sau so với năm trước, so sánh theo giá trị tuyệt đối kết hợp với giá trị tương đối, đồng thời tạo ra sự đồng nhất về đơn vị tính để có thể so sánh dễ dàng và chính xác. Từ những kết quả thu được, tiến hành đánh giá, phân tích và rút ra kết luận về hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB.
Phương pháp phỏng vấn, trao đổi với cán bộ tín dụng cũng giúp tìm hiểu rõ hơn về cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
Giới thiệu hoạt động tín dụng tại ACB Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ACB Tìm hiểu cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB Đề xuất giải pháp
Dựa trên những thông tin thu thập được cùng các tỷ số tài chính có liên quan đến
rủi ro trong hoạt động tín dụng để phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi
ro tín dụng tại ACB.
Kết luận chương 2:
Chương 2 đã nêu lên lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, và rút ra một số kết luận sau:
Bản chất, các hình thức tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là những vấn đề có tính ngun tắc trong việc xây dựng biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu. Việc áp dụng các nguyên tắc này phải được cụ thể hóa phù hợp với chiến lược kinh doanh của
ngân hàng, phù hợp với sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp.
Bên cạnh đó, trong chương này đã giới thiệu một số cơng trình nghiên cứu có liên quan, từ đó làm rõ hơn nguyên nhân hình thành đề tài, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu làm sáng tỏ mục tiêu đề tài. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong chương này sẽ là tiền đề cho nội dung ở các chương sau, khi nghiên cứu vào vấn đề
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU (ACB)
Rủi ro tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trị rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng. Trong chương này sẽ nói rõ hơn về tình trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, cụ thể là sẽ đề cập đến hoạt động tín dụng và cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng cũng được đề cập đến giúp phân tích rõ hơn về hoạt động này tại ngân
hàng.
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU
Trước khi tìm hiểu về tình hình tín dụng tại ACB, một vài chi tiết tổng quan về ACB sẽ được giới thiệu, như q trình phát triển, cơng nghệ, mạng lưới, thành tựu đã đạt được cũng như tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng.
Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động. Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Thông tin về ngân hàng như sau:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Tên tiếng anh: Asia Commercial Join Stock Bank (ACB)
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp.HCM
Điện thoại: (84.8) 3929 0999
Số fax: (84.8) 3929 0999
Website: www.acb.com.vn
Mã cổ phiếu: ACB
Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB bao gồm:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Hoạt động bao thanh tốn.
Năng lực tài chính, lợi thế cạnh tranh và tình hình kinh doanh của ACB được thể hiện như sau:
Vốn điều lệ:
Tại thời điểm thành lập. vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VND thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tính đến ngày 31/12/2012 là
9.377 tỷ đồng, gấp gần 938 lần so với thời điểm ban đầu. Đồ thị sau đây thể hiện quá trình
tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm: