CHƯƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU
3.1 Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CHÂU
Trước khi tìm hiểu về tình hình tín dụng tại ACB, một vài chi tiết tổng quan về ACB sẽ được giới thiệu, như q trình phát triển, cơng nghệ, mạng lưới, thành tựu đã đạt được cũng như tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 của ngân hàng.
Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động. Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Thông tin về ngân hàng như sau:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Tên tiếng anh: Asia Commercial Join Stock Bank (ACB)
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp.HCM
Điện thoại: (84.8) 3929 0999
Số fax: (84.8) 3929 0999
Website: www.acb.com.vn
Mã cổ phiếu: ACB
Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB bao gồm:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Hùn vốn và liên doanh theo luật định.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh tốn quốc tế, huy động vốn từ nước ngồi và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Hoạt động bao thanh toán.
Năng lực tài chính, lợi thế cạnh tranh và tình hình kinh doanh của ACB được thể hiện như sau:
Vốn điều lệ:
Tại thời điểm thành lập. vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VND thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tính đến ngày 31/12/2012 là
9.377 tỷ đồng, gấp gần 938 lần so với thời điểm ban đầu. Đồ thị sau đây thể hiện quá trình
tăng vốn điều lệ của ACB qua các năm:
Hình 3.1.: Quá trình tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2005 đến 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
695 1.101 2.531 5.806 7.814 9.377 9.377 9.377 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đơ n vị t ín h : tỷ đồn g Vốn điều lệ ACB
Năm 2007, ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu
được là hơn 1800 tỷ đồng. Tháng 6/2008, ngân hàng Standard Charter (SCB) của Anh-cổ đông chiến lược của ACB- quyết định tăng cổ phần tại ACB từ 8,84% lên 15%, nâng vốn điều lệ của ACB lên 5.806 tỷ đồng, tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử tăng vốn điều lệ của ACB. Từ năm 2010 thì vốn điều lệ khơng đổi, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, ACB là ngân hàng có quy mơ vốn điều lệ đứng thứ 8 trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Mạng lưới:
Năm 2000, ACB thực hiện tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, hoạt động của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp.HCM). Trong giai đoạn 2006-2010, ngân hàng đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 233 chi nhánh và phòng giao dịch, tiếp tục chiến lược đa dạng hoá hoạt động. So với năm 2000, mạng lưới kênh phân phối của ACB bao gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên tồn quốc: Tại thành phố Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phịng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc: 20 chi
nhánh và 79 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Trung: 13 chi nhánh và 35 phòng giao
dịch; Tại khu vực miền Tây: 13 chi nhánh và 15 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Đông: 5 chi nhánh và 29 phòng giao dịch. Ngồi ra cịn có trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
Công nghệ:
Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Trong các năm tiếp theo, ACB liên tục nâng cấp hệ ngân hàng lõi, hợp tác với Microsort và PricehouseWaterCoopers về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành quản lý. Tại thời điểm hiện tại, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuters về cung cấp thơng
tin tài chính và cơng cụ mua bán ngoại tệ. Thành tích nổi bật của ngân hàng là xây dựng
Thành tựu:
Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng đã liên tục đạt được những thành tích lớn qua sự cơng nhận của xã hội. Liên tục từ năm 2009 đến 2012, ACB được tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do các tạp chí có uy tín bình chọn như Euromoney, Global Finance, Asia Money, World Fiance. Năm 2009 Ngân hàng được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì. Ngồi ra ACB cịn nhận được các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn, như “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đựơc hài lòng nhất năm 2008” và “Thương hiệu Việt được u thích nhất năm 2010”. Có thể nói ACB đã xây dựng được một vị thế khá vững mạnh, cả trên thị trường ngân hàng lẫn trong niềm tin của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức quản lý 3.1.2
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật các TCTD năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lí của tổ chức tín dụng.
Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012).
Tập đồn ACB gồm có Ngân hàng và các cơng ty con. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 342 chi nhánh và phịng giao dịch.
Chín khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Thị Trường Tài Chính, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản lý rủi ro, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị hành chánh, Công nghệ Thông tin
Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.
Sáu phịng : Tài Chính, Kế Tốn, Quản lý rủi ro thị trường, Thông tin quản trị, Quan hệ đối ngoại, Đầu tư
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2012)
Sơ lược về tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời 3.1.3
gian vừa qua
Năm 2012 vừa qua là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đặc biệt với sự cố tháng 8/2012 của ACB. Tuy vậy, ACB cũng đã nỗ lực hết mình, ứng phó tốt và khắc phục nhanh, thanh khoản được
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản
trị
Tổng giám đốc Ban kiểm soát
Các hội đồng Văn phòng HĐQT Văn phòng dự án chiến lược KTT và các phòng trực thuộc Phòng thẩm định tài sản Phòng tổng hợp Phòng pháp chế và tuân thủ GĐTC và các phòng trực thuộc Phòng đầu tư Khối khách hàng Cá nhân Khối khách hàng Doanh nghiệp Khối phát triển kinh doanh Khối thị trường tài chính Khối quản lý rủi ro Khối vận hành Ban đảm bảo chất lượng Khối quản trị nhân lực Khối công nghệ thông tin Khối quản trị hành chánh
Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phịng giao dịch
Các cơng ty trực thuộc: Cơng ty chứng khốn ACB (ACBS), Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA)
đảm bảo, giữ vững vị trí là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm được tóm tắt ở bảng sau: