Hệ số đảm bảo an tòan vốn

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 43)

Đơn vị tính: tỷ đống CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn tự có 11.378 11.768 12.387 390 3,43 619 5,26 Tổng tài sản có rủi ro 107.340 127.222 91.620 19.882 18,52 -35.602 -27,98 Hệ số an toàn vốn 10,60 9,25 13,52

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Với tình hình tài chính khá lành mạnh, tỷ lệ an tồn vốn tối thiều CAR của ACB

luôn cao hơn mức quy định 9% của NHNN. Năm 2011 CAR giảm so với năm 2010 do

tổng tài sản có rủi ro tăng nhẹ 19,52%. Sang đến năm 2012 CAR tăng mạnh lên 13,52% chủ yếu do sự giảm của tổng tiền gửi và cho vay liên ngân hàng, cùng với những khoản mục kinh doanh vàng và vốn vàng. Sự suy giảm ở tài sản Có tuy làm giảm sút lợi nhuận

nhưng xét ở khía cảnh rủi ro thì giảm bớt rủi ro cũng là điều tốt. Với hệ số an toàn cao,

ACB chủ trương chưa tăng vốn vì có thể dẫn đến vốn cổ đơng khơng được sử dụng hiệu quả.

 Tỷ lệ trích lập dự phịng

Năm 2011 trích lập dự phịng tăng 66 tỷ đồng, tương đương 32,20% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, trích lập dự phịng tăng gần gấp đơi năm 2011, mức trích lập dự phịng tăng đến 247 tỷ đồng, tương đương 91,14%. Nguyên nhân do tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2012 tăng cao (5,27%), trong khi tổng dư nợ hầu như không đổi làm cho khoản trích lập dự phịng tăng, dẫn đến việc lợi nhuận tăng chậm. Kết quả hoạt động kinh doanh năm

2012 tuy có lời nhưng cơ bản vẫn chưa hồn thành một số chỉ tiêu đề ra, trong đó khơng đạt được chỉ tiêu về tín dụng cũng như tình hình nợ xấu tăng cao hơn so với đầu năm.

Bảng 3.11:Tình hình trích lập dự phịng năm 2010-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trích lập dự phịng 205 271 518 66 32,20 247 91,14 Tổng dư nợ tín dụng 87.195 102.809 102.815 15.614 17,91 6 0,01

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Tỷ lệ trích lập dự phịng tăng dần qua các năm do ACB đang từng bước thực hiện Quyết định số 493/2005/QĐ-TCNH và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về dự phòng. Đồng thời năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng cao cũng như sự cố vào tháng 8 đã làm cho tỷ lệ trích lập dự phịng tăng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lợi nhuận của ACB.

Hình 3.4: Tỷ lệ dự phịng bù đắp rủi ro tín dụng 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Tóm lại, tình hình tín dụng của ACB khá ổn định, tuy năm 2012 ngân hàng đối mặt với rủi ro sự cố tín dụng vào tháng 8. Nhận định chung chất lượng tín dụng của ngân hàng

0,00% 0,10% 0,20% 0,30% 0,40% 0,50% 0,60% 2010 2011 2012 0,24% 0,26% 0,50% Tỷ lệ trích lập dự phịng

như sau: tỷ lệ cho vay/tiền gửi có xu hướng tăng nhưng vẫn giữ được dưới mức 100% đúng với tiêu chí thận trọng cho vay của ACB; tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu ln ở mức trên 9% với nguồn vốn dồi dào; tỷ lệ nợ xấu khá thấp (2,5% so với trung bình ngành là 8%) tuy nhiên nợ xấu lại có xu hướng tăng; dự phịng rủi ro tín dụng tăng đều, một mặt phản ánh sự sụt giảm phần nào chất lượng các khoản vay nhưng đồng thời cũng chứng tỏ ngân hàng đủ khả năng ứng phó với các khoản vay không thu hồi, nhưng điều này lại ảnh hưởng đến lợi nhuận. Có một yếu tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng tín dụng của ACB, đó chính là các biện pháp quản lý rủi ro của ngân hàng.

3.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ACB. Do đó Ban lãnh đạo quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng một cách rất cẩn trọng. Việc quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng đựơc tập trung vào một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm báo cáo thường xuyên cho Ban Tổng Giám Đốc, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng tại ACB hiện được thực hiện bằng những biện pháp cụ thể gắn liền với quy định cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng, lập dự phịng, đảm bảo tín dụng và xác định mức tổn thất rủi ro tín dụng tối đa.

Xây dựng quy trình cấp tín dụng hiệu quả 3.3.1

Quy trình cấp tín dụng, hay cịn gọi là quy trình cho vay, là bước quan trọng ảnh hưởng đến việc ngân hàng có nên quyết định nhận khoản vay để gánh chịu rủi ro không. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu khơng ngừng xây dựng hệ thống quy trình cho

vay hiệu quả, với những sự cải tiến trong các khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định và xét

duyệt hồ sơ. Theo quy định của ACB, quy trình tín dụng gồm các bước: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cho vay, giải ngân và theo dõi quá trình sử dụng nợ.

Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại ACB, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đựơc tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn. Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) hoặc nhân viên quan hệ khách hàng hướng dẫn thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn cho khách hàng, đánh dấu vào những khoản mục khách hàng cần nộp và giao cho khách hàng, lập giấy hẹn thời gian. Hồ sơ vay vốn bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB); chứng

minh nhân dân, hộ khẩu/KT3 của người vay và người bảo lãnh (nếu có); Chứng từ pháp lý và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở/doanh nghiệp; Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp; Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập.

Ngồi ra, nhân viên của ACB cịn theo dõi thông tin của khách hàng trên hệ thống Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC, thuộc Ngân hàng Nhà nước), kết hợp với hệ thống chấm điểm nội bộ của riêng ngân hàng. để đảm bảo chất lượng khách hàng. Tính đến năm

2011, hệ thống CIC đã có kho thơng tin về khách hàng vay tại các tổ chức tín dụng lên

đến 19.450.000 (Việt Anh, 2011). Theo dõi thông tin trên CIC giúp ACB đánh giá chính xác khách hàng vay nhờ tính minh bạch thơng tin tín dụng cao, góp phần giúp ngân hàng đánh giá chính xác và khách quan hơn về khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần tăng hiệu quả quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

Thẩm định và ra quyết định cho vay

Với hồ sơ vay dưới 500 triệu, nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) là người thẩm định hồ sơ và lập tờ trình. Với hồ sơ vay trên 500 triệu, nhân viên phân tích tín dụng

(C/A) là người thẩm định hồ sơ và lập tờ trình. C/A hoặc PFC căn cứ thời gian ghi trên

giấy hẹn để sắp xếp lịch thẩm định trực tiếp khách hàng. Trong quá trình thu thập thơng tin từ khách hàng, C/A hoặc PFC phải sử dụng các mẫu phiếu thu thập thông tin chuẩn theo quy định.

Thẩm định tài sản thế chấp đa số là thẩm định bất động sản. Việc tiến hành định giá bất động sản thường bao gồm các bước: Xác định bất động sản cần định giá; Tìm

kiếm thơng tin về những bất động sản được bán trong thời gian gần nhất trên thị trường có thể so sánh được với tài sản thẩm định; Kiểm tra các thông tin thu thập được về các tài sản có thể so sánh để xác định lựa chọn tài sản so sánh phù hợp nhất; Phân tích giá bán và điều kiện của tài sản so sánh để tìm ra các cơ sở điều chỉnh; Cuối cùng là ước tính giá trị của tài sản thẩm định.

Tài sản thế chấp có đạt tiêu chuẩn hay khơng phụ thuộc vào số tiền vay và lịch sử giao dịch của khách hàng với ngân hàng. Nếu người vay là khách hàng lâu năm của ngân hàng, và có lịch sử giao dịch tốt, thì điều kiện tài sản thế chấp đỡ khắt khe hơn, thậm chí trong trường hợp số tiền vay cho phép thì có thể vay tín chấp. Việc thẩm định tài sản thế chấp có vai trị quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Cơng tác thẩm định sơ sài hoặc làm tắt vài bước sẽ dẫn đến các khoản nợ xấu. Vì vậy địi hỏi đội ngũ PFC và C/A sự chuyên nghiệp và công tâm trong việc thẩm định để tránh các khoản nợ xấu lẽ ra có thể phịng tránh được.

 Giải ngân và theo dõi sử dụng vốn vay

Sau khi giải ngân, C/A hoặc PFC thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của

khách hàng thơng qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc Bảng kê

C/A hoặc PFC phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, cơng nợ của khách hàng, đồng thời phối hợp với trung tâm thu nợ để phối hợp tìm ra hướng xử lý. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, C/A hoặc PFC báo cáo với trưởng đơn vị. Việc này sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những khoản sai phạm của khách hàng trong thời gian sử dụng vốn vay nếu có, góp phần đảm bảo khả năng trả nợ và lãi đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Chấm điểm tín dụng nội bộ 3.3.2

Chấm điểm tín dụng nội bộ là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hoặc có biện pháp kịp thời với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Ở khía cạnh kiểm sốt rủi ro tín dụng, thì chấm điểm tín dụng nội bộ tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, phát hiện các tài sản có rủi ro tín dụng, các khoản tín dụng xấu và có vấn đề.

Năm 2005 NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”. Với qui định tại điều 7, Quyết định 493, NHNN đã có định hướng khuyến khích

các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai xếp hạng và chấm điểm tín dụng, làm cơ sở để

phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phương pháp định tính. Đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai xếp hạng và chấm điểm tín dụng, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng.

Tại ACB, việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện trước và trong thời gian cho vay. ACB đã xây dựng các mơ hình hỗ trợ việc định lượng rủi ro tín dụng, là cơ sở để ngân hàng áp dụng mức cho vay với khách hàng, cả doanh nghiệp và cá nhân. Các tiêu chí được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng trong hệ thống chấm điểm gồm:

 Tình hình tài chính của khách hàng;

 Lịch sử giao dịch của khách hàng tại các ngân hàng

 Khả năng sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh (dịng tiền)…

Bên cạnh thơng tin do khách hàng cung cấp, ACB theo dõi thêm thông tin trên CIC và đưa vào quy trình chấm điểm nội bộ để đánh giá khách hàng. Dựa trên những kết quả thu thập được, ngân hàng tiến hành phân loại/ xếp hạng tín dụng khách hàng theo mức độ rủi ro từ AAA đến D như sau:

Bảng 3.12: Mơ hình xếp hạng tín dụng tại ACB

Mức xếp hạng Ý nghĩa

AAA Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng là đặc biệt tốt.

AA Khả năng hòan trả khoản vay của khách hàng là rất tốt.

A Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố

bên ngoài và các điều kiện kinh tế. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đựơc đánh giá là tốt.

BBB Có các chỉ số cho thấy khách hàng hồn tồn có khả năng hịan trả đầy

đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi lớn các yếu tố bên ngồi có khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

BB Khách hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh

hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của

khách hàng.

B Hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hịan trả khoản vay. Tuy nhiên,

các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế thay đổi xấu đi có khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường

hợp các yếu tố bất lợi xảy ra,có khả năng khơng trả được một phần vốn và lãi vay.

CC Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ, có khả

năng không trả được một phần vốn và lãi vay.

C Khách hàng đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động

thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì; có khả năng khơng hồn trả được vốn gốc.

D Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra;

không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới là dự kiến.

Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu về rủi ro tín dụng cao đối với khách hàng có số dư nợ ảnh hưởng đáng kể đến danh mục tín dụng của ngân hàng, ban lãnh đạo ACB xem xét và quyết định việc thành lập tổ công tác chuyên biệt để tập trung đánh giá rủi ro tín dụng và theo dõi, kiểm sốt và giảm thiểu mức rủi ro tín dụng đối với các khách hàng

này.

Bảo đảm tín dụng 3.3.3

ACB kiểm sốt rủi ro tín dụng bằng việc áp dụng các hạn mức đối với các rủi ro

(cho cả rủi ro nội bảng và rủi ro ngoại bảng) liên quan đến từng khách hàng vay vốn, hoặc nhóm khách hàng vay vốn theo đúng các quy định của NHNN. Thêm vào đó, rủi ro tín dụng cũng được kiểm sốt thơng qua việc rà sốt định kỳ các nhóm tài sản thế chấp và phân tích khả năng trả nợ lãi và vốn của các khách hàng vay vốn và các khách hàng tiềm năng.

Ngân hàng có các chính sách và quy định để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cách thức truyền thống nhất và phổ biến nhất là ngân hàng yêu cầu thế chấp và nắm giữ các tài sản đảm bảo cho các khoản tạm ứng vốn. Các loại tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay và ứng trước gồm có:

 Thế chấp đối với các bất động sản là nhà ở;

 Quyền đối với các tài sản hoạt động như trụ sở, máy móc, thiết bị, hàng tồn kho, các khoản phải thu;

 Quyền đối với các cơng cụ tài chính như chứng khốn nợ và chứng khốn vốn. Đối với các khoản cho vay có đảm bảo, tài sản thế chấp được định giá một cách độc lập bởi ngân hàng với việc áp dụng các tỷ lệ chiết khấu cụ thể để xác định có thể cho vay tối đa. Tỷ lệ chiết khấu cho mỗi loại tài sản thế chấp được hướng dẫn trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2007 của NHNN và đựơc ngân hàng điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể. Khi giá trị hợp lý của tài sản thế chấp bị giảm, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng vay vốn phải thế chấp thêm tài sản để duy trì mức độ an toàn đối với rủi ro của khoản cho vay.

Bảng dưới đây thể hiện giá trị tài sản thế chấp - một trong những công cụ hiệu quả hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm. Ta thấy bất động sản

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)