Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 39 - 41)

Năm 2010 2011 2012

Nợ xấu/Dư nợ cho vay 0,34 0,89 2,50

Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay 0,99 1,33 8,03

Tổng dư nợ/Tài sản Có 33,81 67,25 31,13

Cho vay/Vốn huy động 63,24 55,38 73,06

CAR 10,60 9,25 13,52

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn

Nợ xấu và nợ quá hạn được xem là hai chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng đó.

Bảng sau thể hiện tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của ACB giai đoạn 2010-2012:

Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 293 918 2.571 625 213,51 1.653 180,07 Nợ quá hạn 866 1.365 8.258 499 57,62 6.893 504,98

Tổng dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.815 15.614 17,91 6 0,01

Nợ xấu/Dư nợ cho vay (%) 0,34 0,89 2,50

Nợ quá hạn/Dư nợ cho vay

(%) 0,99 1,33 8,03

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Trong năm 2011, tình hình tín dụng trở nên xấu đi, đó là tình trạng chung của tồn ngành. Nợ xấu của ACB tăng 625 tỷ đồng, tương đương đến 213,51% so với năm 2010.

Trả lời cổ đông về vấn đề nợ xấu tại Đại hội ngày 30/3, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc

ACB cho biết, nợ xấu của ACB chủ yếu là cho vay bất động sản, liên quan bất động sản:

kinh doanh sắt thép, xi măng, văn phòng, đồ gỗ chiếm khoảng 60% nợ xấu.

Sang đến năm 2012 nợ xấu tăng mạnh lên gấp đôi chủ yếu là do doanh nghiệp. ACB khơng có nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản mà chủ yếu ở các doanh nghiệp thủy hải sản có quan hệ với thị trường thế giới. Một số khoản nợ xấu tập trung ở các khoản do Vinashin vay nhưng khơng nhiều và có tài sản đảm bảo. Ngồi ra, một khoản nợ xấu do công ty thủy sản Bình An vay, cũng có tài sản đảm bảo. Năm 2012 do tình hình kinh tế

chung suy thoái, hầu như ngân hàng nào cũng có nợ xấu, bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên không tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy vậy, ACB là một trong số ít ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm sốt, xấp xỉ dưới 3% tính đến thời điểm 30/11/2012 và nợ từ nhóm 2 trở lên dưới 5%.

Tình hình nợ q hạn của ACB năm 2012 có sự biến động mạnh vượt trội so với những năm trước. Năm 2011 ngân hàng kiểm soát nợ tốt nên dù dư nợ cho vay tăng cao so với năm 2011 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng không đáng kể. Sang năm 2012 nợ quá hạn tăng đột biến, gấp 7 lần so với năm 2011, do tình hình kinh tế khó khăn và riêng với ACB thì do tác động thêm của sự cố tháng 8. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ACB tăng cao chủ yếu là ở nợ nhóm 2.

Quản lý rủi ro về tín dụng là một điểm sáng trong toàn cảnh hoạt động của ACB

trong năm 2011. Ngân hàng tập trung nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và

cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công

tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả là cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB vào năm này là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ ¼ so với trung bình ngành.

Năm 2012, do kinh tế suy thoái đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 2,46%, tăng gần 3 lần so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên vẫn thấp hơn trung bình ngành và (4,93%) nằm trong mức tỷ lệ nợ xấu cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. ACB đã xác định việc quản lý và kiểm sốt nợ xấu là cơng tác trọng tâm trong năm 2013, nhiều giải pháp được ban hành nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, từ khâu quyết định, triển khai và thực hiện để có hiệu quả hơn.

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của một đồng tài sản Có, về lý thuyết thì khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn, nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Hệ số rủi to tín dụng của ACB qua 3 năm như sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 39 - 41)