TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NA M

3.1.4 TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Giai đoạn những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng nợ xấu tăng liên tục như hình 3.4 như sau

Hình 3.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015.

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng của VCBS.

Thơng qua hình 3.4, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng đều qua các năm theo báo cáo của các ngân hàng.

Dựa vào số liệu tổng hợp, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007, đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM theo báo cáo của NHNN chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 27,65% (hình 3.3...Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.

Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85,000 tỷ đồng, chiếm 3.3% tổng dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt, nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại, làm gia tăng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng; giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu;

rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước

Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện sự thiếu chính xác trong báo cáo số liệu nợ xấu của các ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56% (hình 3.3), nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm bởi rất nhiều thành phần kinh tế, các cấp và ngành. Ngày 03/01/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ – CP, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

Đến năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. NHNN tiếp tục ban hành các đề án, thông tư và xem VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.

Theo báo cáo từ NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2014 đạt mức 3,25%, thấp nhất kể từ năm 2012, chủ yếu nhờ sự nỗ lực xử lý của VAMC. Tuy nhiên dựa vào hình 3.5 cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang tăng rất nhanh trong nhóm các NHTMCP từ mức 47,437% cuối năm 2013 lên đến mức 74,132% vào cuối năm 2014, điều này đặt ra nhiều thách thức và nhiệm vụ đối với cấp quản lý và các tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu, xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh hơn.

Hình 3.5 Cơ cấu nợ xấu theo khối Ngân hàng năm 2013- 2014

Nguồn: Báo cáo của NHNN..

3.1.5 TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

Tỷ lệ ROA và ROE những năm gần đây có xu hướng giảm, cụ thể qua hình 3.5 sau

Hình 3.5 Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Theo hình 3.5, tỷ lệ ROA và ROE trung bình của tất cả các tổ chức tín dụng đã giảm trong năm 2014. Xu hướng đi xuống này bắt đầu từ năm 2011 ở phần lớn các ngân hàng. Về tổng thể, NH nước ngoài và ngân hàng liên doanh có tỷ lệ ROA cao nhất nhưng ROE lại thấp nhất, cho thấy NH nước ngoài và ngân liên doanh sử dụng ít địn bẩy tài chính hơn các ngân hàng trong nước. Nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ ROA và ROE cao hơn NHTM cổ phần, đặc biệt khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các NHNN gần như gấp đơi các nhóm NHTM khác,

thể hiện như trong hình 3.5.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)