.5 Tỷ lệ ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng năm 2013 và 2014

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 27)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS

Theo hình 3.5, tỷ lệ ROA và ROE trung bình của tất cả các tổ chức tín dụng đã giảm trong năm 2014. Xu hướng đi xuống này bắt đầu từ năm 2011 ở phần lớn các ngân hàng. Về tổng thể, NH nước ngoài và ngân hàng liên doanh có tỷ lệ ROA cao nhất nhưng ROE lại thấp nhất, cho thấy NH nước ngoài và ngân liên doanh sử dụng ít địn bẩy tài chính hơn các ngân hàng trong nước. Nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ ROA và ROE cao hơn NHTM cổ phần, đặc biệt khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các NHNN gần như gấp đơi các nhóm NHTM khác,

thể hiện như trong hình 3.5.

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.2.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ

Sau khi chạy mơ hình, đầu tiên ta có được bảng 3.1 thể hiện kết quả thống kê mô tả như sau:

Bảng 3.1 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

Đơn vị tính: %

Variable Obs Mean Std.Dev Min Max

ROA 252 1.056667 0.6062407 -0.3918 3.1251 ROE 252 12.48663 8.19597 -10.835 44.253 ETI 252 46.42141 13.21559 24.412 88.784 NPLR 252 1.29851 1.551254 0 9.546209 LTA 252 57.3082 12.76109 24.43515 85.16845 RTL 252 1.052626 0.8353916 0 3.701737 ITL 252 6.123599 1.728689 0 13.12904

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết giá trị độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn nhiều so với giá trị trung bình của các biến quan sát, điều này cho thấy giá trị trung bình cũng có ý nghĩa để thảo luận hơn. Dưới đây là một số phân tích cụ thể các biến trong mơ hình:

Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA của các NHTM trong mẫu nghiên cứu giao động từ giá trị thấp nhất là -0,13% đến giá trị cao nhất là 3,13%, với độ lệch chuẩn là 0,61% có thể chấp nhận được. ROA trung bình ở mức 1,06%. Theo quan sát biến động ROA của các NHTM trong mẫu nghiên cứu giai đoạn năm 2006-2014, ta thấy ROA có xu hướng đi xuống rõ rệt từ năm 2010 giống với xu hướng chung của toàn ngành. Điều này cho thấy lợi nhuận của các NHTM đang giảm xuống

Tương tự, đối với chỉ tiêu ROE của các NHTM trong mẫu nghiên cứu giai đoạn năm 2006- 2014 cũng có xu hướng đi xuống rõ rệt từ năm 2011 giống với xu hướng chung của toàn ngành. Chỉ tiêu ROE của các NHTM trong mẫu nghiên cứu giao động từ giá trị thấp nhất là -10,84 đến giá trị cao nhất là 44,25%, với độ lệch chuẩn là 8,2% có thể chấp nhận được. ROE trung bình ở mức 12,49%

Chỉ tiêu chi phí lãi trên thu nhập lãi (ETI) của các NHTM trong mẫu nghiên cứu dao động từ giá trị thấp nhất là 24,41% đến giá trị cao nhất là 88,78%, với độ lệch chuẩn là 13,22%. ETI trung bình ở mức 46,42%. Dựa vào dữ liệu nghiên cứu, chỉ tiêu ETI có dao động tương đối ngược chiều so với cả ROA và ROE, giai đoạn năm 2006-2014, ETI có xu hướng tăng trong khi ROA và ROE giảm, tiềm tàng một sự tác động trái chiều giữa chỉ tiêu này và lợi

nhuận của ngân hàng.

Đối với chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPLR) của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, biến này dao động từ giá trị thấp nhất là 0,03% đến giá trị cao nhất là 9,55%, với độ lệch chuẩn là 1,57% và đạt mức trung bình 1,75%. Nhìn chung, theo các quan sát của mẫu nghiên cứu, chỉ tiêu này cũng có diễn biến tăng trưởng tương đối ngược chiều với ROA và ROE... Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản LTA của các NHTM trong mẫu nghiên cứu dao động từ giá trị thấp nhất là 24,44% đến giá trị cao nhất là 85,17%, với độ lệch chuẩn là 12,76% và đạt mức trung bình 57,31%. Theo quan sát diễn biến LTA của mẫu nghiên, chỉ tiêu này có diễn biến khá phức tạp, sự tăng giảm chỉ tiêu này không tương đồng giữa các ngân hàng trong cùng thời điểm, không theo xu hướng chung tồn ngành, vì vậy việc tác động của biến này đến ROA và ROE vẫn chưa thể dự đoán được theo diễn biến từ đồ thị

Đối với chỉ tiêu dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ RTL của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, chỉ tiêu này dao động từ giá trị thấp nhất là 0,01% đến giá trị cao nhất là 3,7%, với độ lệch chuẩn là 0,8% và đạt mức trung bình 1,17%. Nhìn chung, theo các quan sát của mẫu nghiên cứu, chỉ tiêu này cũng có diễn biến tăng trưởng tương đối ngược chiều với ROA và ROE. Dựa vào dữ liệu nghiên cứu cho thấy giai đoạn năm 2006-2013 RTL có xu hướng tăng trong khi ROA và ROE giảm, tiềm tàng một sự tác động trái chiều giữa chỉ tiêu này đến lợi nhuận của các NHTM.

Về biến thu nhập lãi trên tổng dư nợ (ITL) của các NHTM trong mẫu nghiên cứu, biến này dao động từ giá trị thấp nhất là 3,41% đến giá trị cao nhất là 13,13%, với độ lệch chuẩn là 1,55% và đạt mức trung bình 6,23%. Trong giai đoạn 2006- 2014, ITL có xu hướng giảm và ROA và ROE giảm, tiềm tàng một sự tác động cùng chiều giữa biến này đến lợi nhuận của ngân hàng.

3.2.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN.

Sau khi có được cái nhìn tổng quan về các biến qua phần mơ tả, ta hãy cùng xem các biến này có sự tương quan với nhau như thế nào, bảng 3.2 sẽ thể hiện điều này

Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan

ROA ROE ETI NPRL LTA RTL ITL

ROA 1 ROE 0.4717 1 ETI -0.6402 -0.4753 1 NPLR -0.1869 -0.1023 -0.1659 1 LTA -0.127 -0.1916 0.045 0.138 1 RTL -0.3765 -0.1417 -0.0855 0.5013 0.3069 1 ITL 0.4451 0.1387 -0.2586 -0.0247 -0.6179 -0.166 1

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Quan sát bảng 3.2 cho thấy mức độ quan hệ tuyến tính giữa các cặp biến số trong quan sát. Đồng thời hệ số tương quan cũng được sử dụng để kiểm tra khả năng xuất hiện đa cộng tuyến giữa hai biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.

Từ bảng 3.2, ta thấy rằng, chỉ tiêu ROA có mối tương quan ngược chiều mạnh nhất với tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi (-0,64), có nghĩa là khi tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi gia tăng thì chỉ tiêu ROA có xu hướng giảm hay các ngân hàng có ROA cao thì sẽ có tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu ROE cũng có mối quan hệ ngược chiều khá mạnh với tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi (-0,48), và tương tự như ROA, khi tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi gia tăng thì chỉ tiêu ROE có xu hướng giảm hay các ngân hàng có ROE cao thì sẽ có tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi thấp. Dấu của hệ số của biến ETI sẽ được kỳ vọng là âm.

Chỉ tiêu ROA có mối tương quan cùng chiều khá mạnh với tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ (0,45), điều này cho thấy khi tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ gia tăng thì ROA sẽ có xu hướng tăng, hay ngân hàng có ROA cao thì sẽ có tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ cũng cao. ROE cũng có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ nhưng không quá mạnh (0,14), cho thấy khi tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ gia tăng thì ROE sẽ có xu hướng tăng, hay ngân hàng có ROE cao thì sẽ có tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ cũng cao. Dấu của hệ số của biến ITL sẽ được kỳ vọng là dương.

Chỉ tiêu ROA có mối tương quan ngược chiều khá mạnh với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (-0,38), như vậy khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ gia tăng thì ROA có xu hướng giảm, hay ngân hàng có ROA cao thì sẽ có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ thấp. Chỉ tiêu ROE cũng mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (-0,14), khi tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ gia tăng thì ROE có xu hướng giảm, hay ngân hàng có ROE cao thì sẽ có tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ thấp. Dấu của hệ số của biến RTL sẽ được kỳ vọng là âm.

như các trường hợp trên (-0,19), tuy nhiên vẫn thể hiện sự tương quan ở mức ý nghĩa 5% (thay vì ở mức ý nghĩa 1% ở các trường hợp trên). Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ gia tăng thì ROA sẽ có xu hướng giảm, hay các ngân hàng có ROA cao thì sẽ có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp. Chỉ tiêu ROE cũng có mối quan hệ tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (-0,1), khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ gia tăng thì ROE sẽ có xu hướng giảm, hay các ngân hàng có ROE cao thì sẽ có tỷ lệ nợ q hạn trên tổng dư nợ thấp. Dấu của hệ số của biến NPLR sẽ được kỳ vọng là âm.

Ngồi ra, ROA cũng có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản nhưng khá thấp (-0,13), chỉ tương quan ở mức ý nghĩa 10%, và khi tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản gia tăng thì ROA có xu hướng giảm, hay các ngân hàng có ROA cao thì sẽ có tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản thấp. Chỉ tiêu ROE cũng có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản (-0,19), khi khi tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản gia tăng thì ROE có xu hướng giảm, hay các ngân hàng có ROE cao thì sẽ có tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản thấp. Dấu của hệ số của biến LTA sẽ được kỳ vọng là âm.

3.2.3 KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN

Trở lại với ma trận hệ số tương quan ở bảng 3.2, ta có thể thấy biến ROA với biến ETI là có hệ số tương quan (-0,6402) lớn nhất so với các cặp còn lại. Như vậy, độ lớn tương quan giữa các biến cần nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,8 cho nên nhiều khả năng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình (theo Gujarati, 2008). Tuy nhiên, để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này, tác giả tiến hành kiểm định nhân tử phóng đại VIF sau đây

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại VIF

Variable VIF 1/VIF

ITL 1.87 0.536177 LTA 1.83 0.545354 RTL 1.44 0.693092 NPLR 1.36 0.735922 ETI 1.13 0.883336 Mean VIF 1.53

Bảng 3.3 thể hiện chỉ số VIF của các biến số độc lập trong mơ hình, dựa vào VIF có thể nhận biết khả năng đa cộng tuyến, và bảng 3.2 cho thấy các biến số đều có chỉ số VIF nhỏ hơn 10, cho nên mơ hình này khơng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đa cộng tuyến (Gujarati, 2008)

3.2.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MƠ HÌNH

Bảng 3.4 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mơ hình (1) với biến phụ thuộc là ROA

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Dựa vào bảng 3.4 trình bày một số thơng số từ kết quả ước lượng của mơ hình (1) cho biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ, ta thấy được R- squared = 0,5190, như vậy các biến độc lập trong mơ hình giải thích được đến 51,9% mức độ biến động của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho thấy độ phù hợp của mơ hình là khá tốt. Tuy nhiên để đánh giá độ phù hợp của mơ hình một cách chi tiết hơn, ta cịn xét đến hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R-squared) từ R2 để phản ảnh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình. Cũng từ bảng 3.3, ta thấy được Adjusted R-squared = 0,4908, không nhỏ hơn nhiều so với R-squared, như vậy sự phù hợp của mơ hình này là khá ổn.

Bảng 3.5 Một số thông số từ kết quả ước lượng của mơ hình (2) với biến phụ thuộc là ROE

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Dựa vào bảng 3.5 trình bày một số thông số từ kết quả ước lượng cho biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng VCSH và biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ, ta thấy được R-squared = 0,3013,

. reg ROA ETI NPLR LTA RTL ITL

Source | SS df MS Number of obs =

-------------+------------------------------ Model | 78.112993 Residual | 34.9375074 5 15.6225986 246 .240948327 F (5, 246) = Prob > F = R-squared = 252 64.84 0.0000 0.5190 -------------+------------------------------ Adj R-squared =

Total | 113.0505 251 .753670003 Root MSE

0.4908 = .49086

. reg ROE ETI NPLR LTA RTL ITL

Source | SS df MS Number of obs =

-------------+------------------------------ Model | 3089.42758 5 617.885516 252 F( 5, 246) = 12.50 Prob > F = 0.0000 Residual | 7164.7447 246 49.4120324 R-squared = -------------+------------------------------ Adj R-squared =

Total | 10254.1723 251 68.3611485 Root MSE

0.3013 0.2772 = 7.0294

trường hợp này các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 30,13% mức độ biến động của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng VCSH (ROE) khơng được khá tốt như mơ hình đối với ROA nhưng cũng không quá bi quan. R2 điều chỉnh ở mơ hình này là 27,72%, các biến độc lập vẫn có thể giải thích được sự biến động của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng VCSH (ROE) tuy không quá mạnh.

3.2.5 NHẬN XÉT VÀ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ở phần 2.4, tác giả đã đề cập đến các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng và đưa ra các giả thuyết kỳ vọng về chiều hướng tác động của chúng đến lợi nhuận của các NHTM, và nếu các kết quả ước lượng cũng cho thấy đúng chiều hướng tác động như kỳ vọng ban đầu thì ta có thể kết luận được rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tiến hành so sánh các giả thuyết đã kỳ vọng với kết quả các hệ số tương quan, ta được bảng sau:

Bảng 3.6 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ số tương quan với mơ hình (1) có biến phụ thuộc là ROA

Biến phụ thuộc ROA

Biến quan sát Tác động theo kỳ vọng Tác động theo hệ số tương quan

ETI - -

NPLR - -

LTA - -

RTL - -

ITL + +

Nguồn: Tổng hợp từ nội dung của phần 2.4 và kết quả của bảng 3.2

Ghi chú:

(-): tác động trái chiều với biến phụ thuộc (+): tác động trái chiều với biến phụ thuộc

Bảng 3.7 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)