NHẬN XÉT VÀ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 33 - 44)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.5 NHẬN XÉT VÀ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ở phần 2.4, tác giả đã đề cập đến các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng và đưa ra các giả thuyết kỳ vọng về chiều hướng tác động của chúng đến lợi nhuận của các NHTM, và nếu các kết quả ước lượng cũng cho thấy đúng chiều hướng tác động như kỳ vọng ban đầu thì ta có thể kết luận được rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tiến hành so sánh các giả thuyết đã kỳ vọng với kết quả các hệ số tương quan, ta được bảng sau:

Bảng 3.6 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ số tương quan với mơ hình (1) có biến phụ thuộc là ROA

Biến phụ thuộc ROA

Biến quan sát Tác động theo kỳ vọng Tác động theo hệ số tương quan

ETI - -

NPLR - -

LTA - -

RTL - -

ITL + +

Nguồn: Tổng hợp từ nội dung của phần 2.4 và kết quả của bảng 3.2

Ghi chú:

(-): tác động trái chiều với biến phụ thuộc (+): tác động trái chiều với biến phụ thuộc

Bảng 3.7 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ số tương quan với mơ hình (2) có biến phụ thuộc là ROE

Biến phụ thuộc ROE

Biến quan sát Tác động theo kỳ vọng Tác động theo hệ số tương quan

ETI - -

NPLR - -

LTA - -

RTL - -

ITL + +

Nguồn: Tổng hợp từ nội dung của phần 2.4 và kết quả của bảng 3.3

Ghi chú:

(-): tác động trái chiều với biến phụ thuộc (+): tác động trái chiều với biến phụ thuộc

Từ bảng 3.6 và 3.7, ta thấy được chiều hướng tác động theo kỳ vọng hoàn toàn giống với chiều hướng tác động theo dấu các hệ số tương quan. Nhưng để đưa ra kết luận chính xác hơn cần so sánh thêm với tác động theo hệ số β (coefficient) của các biến phụ thuộc trong kết quả hồi quy.

Bảng 3.6 trình bày kết quả hồi quy cho biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và biến độc lập bao gồm tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ và tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ và bảng 3.7 trình bày kỳ vọng chiều tác động của các biến lên lợi nhuận của ngân hàng theo giả thuyết được đặt ở phần 2.1

Bảng 3.8 Kết quả hồi quy cho mơ hình (1) với biến phụ thuộc là ROA

. reg ROA ETI NPLR LTA RTL ITL

Source | SS df MS Number of obs = 252

-------------+------------------------------ F( 5, 246) = 64.84

Model | 78.112993 5 15.6225986 Prob > F = 0.0000

Residual | 34.9375074 246 .240948327 R-squared = 0.5190

-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.4908

Total | 113.050574 251 .753670003 Root MSE = .49086

------------------------------------------------------------------------------

ROA | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+---------------------------------------------------------------- ETI | -.0345263 .0028094 -12.29 0.000 -.040079 -.0289735 NPLR | -.0359751 .015982 -2.25 0.026 -.0675628 -.0043873 LTA | .0163505 .0035928 4.55 0.000 .0092495 .0234515 RTL | -.2114372 .0309187 -6.84 0.000 -.2725468 -.1503276 ITL | .0943514 .0151076 6.25 0.000 .0644918 .124211 _cons | 1.61298 .3332641 4.84 0.000 .9542967 2.271663

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 3.9 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ số hồi quy với mơ hình (1) có biến phụ thuộc là ROA

Biến phụ thuộc ROA Biến quan sát Tác động theo kỳ vọng Tác động theo hệ số hồi

quy Mức ý nghĩa ETI - - 1% NPLR - - 5% LTA - + 1% RTL - - 1% ITL + + 1%

Từ bảng 3.8 và 3.9 ta thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu thể hiện rủi ro tín dụng đều có tác động trái chiều lên ROA, nói cách khác là làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Cụ thể kết quả nghiên cứu như sau.

a. Rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng (Giả thuyết H1)

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, giả thuyết được đưa ra là rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng, nghĩa là kỳ vọng với chỉ tiêu này tác động trái chiều với ROA. Theo kết quả nghiên cứu mơ hình ở bảng 3.6, chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NPLR) có tác động trái chiều lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) theo diễn biến đó là NPLR chỉ cần tăng 1% thì ROA sẽ giảm đến 3,6% trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi (coefficient = - 0,036). Kết quả thống kê này có mức ý nghĩa 5% (p < 0,05) cho một độ tin cậy cao 95%. Hệ số tương quan của cặp biến này cao thứ tư (- 0,187) so với các cặp của biến ROA với 3 biến cịn lại, khơng q thấp và khơng q cao, sức tác động của cặp biến này là tương đối. Khi tỷ lệ này tăng lên, tức khoản nợ quá hạn tăng lên và tổng dư nợ không đổi hoặc giảm đi, hoặc nợ quá hạn không đổi trong khi tổng dư nợ lại giảm cho thấy danh mục cho vay của ngân hàng đầy rủi ro tín dụng bởi có nhiều khoản vay tới hạn khơng được thanh tốn (cho thấy rủi ro tín dụng) hơn so với bình thường, mà nợ quá hạn tăng sẽ kéo theo dự phịng rủi ro tín dụng tăng, làm thu nhập bị giảm kéo theo lợi nhuận giảm, dẫn đến ROA giảm. Do đó tỷ lệ này tăng và ROA giảm tức là tác động trái chiều và kết quả hồi quy đã chứng minh được điều đó.

Từ kết quả trên, ta chấp nhận giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ quá hạn có tác động ngược chiều đến

lợi nhuận của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

b. Hiệu quả hoạt động và lợi nhuận ngân hàng (Giả thuyết H2)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự tác động trái chiều của chỉ tiêu chi phí lãi trên thu nhập lãi (ETI) lên lợi nhuận ngân hàng (ROA) theo diễn biến là ETI chỉ cần tăng 1% thì ROA sẽ giảm đến 3,5% trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi (coefficient = -0,035). Mặt khác, kết quả thống kê này có mức ý nghĩa 1% (p < 0,01) cho một độ tin cậy rất cao đến 99%. Hệ số tương quan của cặp biến này cũng là cao nhất (-0,64) so với các cặp của biến ROA với 4 biến cịn lại, vì vậy sự tác động của tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi (ETI) lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản là khá mạnh. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì khi tỷ lệ này tăng lên, tức chi phí tăng lên và thu nhập giảm đi hoặc khơng đổi, hoặc chi phí khơng đổi và thu nhập bị giảm đi, thì đó là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang hoạt động kém hiệu quả. Có thể do ngân hàng đã đầu tư vào những khoản vay kém chất lượng làm phát sinh rủi ro tín dụng, dẫn đến nguồn thu khơng tương xứng theo chiều hướng ít hơn với chi phí đã bỏ ra so với bình thường (thu nhập nhỏ hơn bình thường hoặc khơng tăng kịp theo chi phí tăng). Mà thu nhập giảm sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm làm cho ROA bị giảm. Tỷ lệ này tăng và ROA giảm tức là tác động trái chiều, đó là chiều hướng đã được kỳ vọng và kết quả hồi quy cũng đã phản ánh đúng chiều tác động đó.

Như vậy, dựa vào kết quả phân tích, ta chấp nhận giả thuyết H2: Hiệu quả hoạt động tín

dụng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

c. Quy mô hoạt động cho vay và lợi nhuận ngân hàng (Giả thuyết H3)

Quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện qua tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này có giả thuyết ban đầu là sẽ tác động trái chiều đến lợi nhuận ngân hàng, khi tỷ lệ này tăng lên, lợi nhuận sẽ giảm đi bởi ngân hàng có doanh số cho vay càng lớn trong tổng tài sản sẽ có khả năng đối mặt với một lượng lớn nợ đến hạn mà không được thanh tốn dẫn đến chịu rủi ro tín dụng cao hơn. Khi đó ngân hàng mất nguồn thu từ khoảng vay dẫn đến kết qua nghiên cứu bị giảm xuống. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mơ hình hồi quy cho thấy tỷ lệ này có tác động cùng chiều lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) theo diễn biến là LTA tăng 1% thì ROA tăng 1,6% trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi (coefficient = 0,016). Kết quả thống kê này có mức ý nghĩa 1% (p < 0,01) cho một độ tin cậy khá cao 99%. Điều này có thể hiểu theo một hồn cảnh khác đó là nếu ngân hàng tăng doanh số cho vay, mở rộng thị phần tín dụng, nhưng kịp thời nâng cấp bộ máy hoạt động phù hợp với khoản thị phần mở rộng như có biện pháp thẩm định khoản vay hiệu quả hơn, có nhân lực có trình độ tốt hơn thì việc tăng doanh số cho vay sẽ là có hiệu quả. Lúc bấy giờ tỷ lệ này sẽ là tác động cùng chiều với ROA. Tuy nhiên, hệ số tương quan của chỉ tiêu này với ROA khá thấp (-0,13) cũng như tác động làm giảm ROA khi tăng thêm 1 % cũng là thấp nhất trong 5 biến giải thích (chỉ 1,6%) nên việc khơng đúng với kỳ vọng ban đầu vẫn sẽ không ảnh hưởng lớn đến giả thuyết rủi ro tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Từ kết quả phân tích trên, giả thuyết H3: Quy mơ hoạt động cho vay có tác động ngược chiều với lợi nhuận của ngân hàng thương mại tại Việt Nam bị bác bỏ.

d. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng (Giả thuyết H4) Kết quả hồi quy tiếp tục cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận khi thể hiện được đúng chiều hướng tác động kỳ vọng của chỉ tiêu dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này được đặt giả thuyết là sẽ tác động trái chiều với ROA tức tỷ lệ này tăng lợi nhuận sẽ giảm. Theo kết quả từ mơ hình hồi quy, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có tác động tác động trái chiều lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), làm giảm ROA nhiều nhất, theo diễn biến là RTL chỉ cần tăng 1% thì ROA sẽ giảm đến 21,1% trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi (coefficient = -0,211). Mặt khác, kết quả thống kê này có mức ý nghĩa 1% (p < 0,01) cho một độ tin cậy rất cao đến 99%. Hệ số tương quan của cặp biến này cũng khá cao (-0,38), vì vậy sự tác động của tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (RTL) lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản là khá mạnh.

Vậy giả thuyết H4: Tỷ lệ trích lập dự phịng tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận

e. Tỷ lệ thu nhập lãi và lợi nhuận ngân hàng (Giả thuyết H5)

Cuối cùng là chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này được đặt ra trong giả thuyết nghiên cứu là có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Theo kết quả mơ hình hồi quy thì ITL chỉ cần giảm 1% thì ROA sẽ giảm đến 9,4% trong điều kiện các biến cịn lại khơng thay đổi (coefficient = -0,094). Tỷ lệ này giảm đi khi thu nhập lãi giảm và tổng dư nợ không đổi hoặc tăng lên, hoặc thu nhập lãi không đổi và tổng dư nợ tăng lên, sẽ thể hiện ngân hàng chịu rủi ro tín dụng nhiều hơn do các khoản vay khơng tạo ra được thu nhập như bình thường mà có xu hướng giảm mức sinh lời hơn dẫn đến lợi nhuận (ROA) giảm theo. Mặt khác, kết quả thống kê này có mức ý nghĩa 1% (p < 0,01) cho một độ tin cậy rất cao đến 99%. Hệ số tương quan của cặp biến này cũng khá cao (0,45), vì vậy sự tác động của tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ (ITL) lên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản cũng là khá mạnh. Từ kết quả trên, ta chấp nhận giả thuyết H5: Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng dư nợ có tác động

biến động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

32

Bảng 3.10 Kết quả hồi quy cho mơ hình (2) với biến phụ thuộc là ROE

. reg ROE ETI NPLR LTA RTL ITL

Source | SS df MS Number of obs = 252

-------------+------------------------------ F( 5, 246) = 12.50

Model | 3089.42758 5 617.885516 Prob > F = 0.0000

Residual | 7164.7447 246 49.4120324 R-squared = 0.3013

-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.2772

Total | 10254.1723 251 68.3611485 Root MSE = .0294

------------------------------------------------------------------------------

ROE | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

-------------+---------------------------------------------------------------- ETI | -.2925443 .0402322 -7.27 0.000 -.3720617 -.2130269 NPLR | -.3468199 .2288682 -1.52 0.132 -.7991687 .1055289 LTA | -.1279859 .0514499 -2.49 0.014 -.2296746 -.0262972 RTL | -.4674104 .4427677 -1.06 0.293 -1.342523 .407702 ITL | -.3916522 .2163468 -1.81 0.072 -.8192528 .0359484 _cons | 36.2142 4.772467 7.59 0.000 26.78161 45.64679

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Từ bảng 3.7, ta thấy rằng mơ hình này có một số biến cho kết quả khơng có ý nghĩa thống kê, vì vậy, sẽ chỉ tập trung vào phân tích những biến có độ tin cậy 95% trở lên đó là tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi và tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản. Chiều hướng tác động của ROE theo mơ hình hồi quy so với chiều hướng kỳ vọng ban đầu được thể hiện trong bảng sau

33

Bảng 3.11 So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm theo hệ số hồi quy với mơ hình (2) có biến phụ thuộc là ROE

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014 (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)