Những ƣu điểm và hạn chế trong vấn đề gìn giữ hịa bình và an

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 70)

ninh của Liên hiệp quốc

2.2.1. Ưu điểm

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Liên hiệp quốc nay đã có 193 nước thành viên, khơng ngừng mở rộng phạm vi và mục đích hoạt động, tham gia ngày càng nhiều vào đời sống mọi mặt của thế giới. Trước khi bước vào khóa họp 2009-2010, Liên hiệp quốc đã nêu ra mười vấn đề mà Liên hiệp quốc cho là nóng nhất cần được thế giới quan tâm đặc biệt, như các cuộc xung đột ở Châu Phi; vấn đề buôn lậu vũ khí, ma túy và người; biến đổi khí hậu; cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, tình trạng thiếu lương thực và nguy cơ trở lại cảnh nghèo đói. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon cho biết, Liên hiệp quốc đang ở tuyến đầu và mặt trận trung tâm trong đối phó hàng loạt khủng hoảng chồng chéo nhau hiện nay. Một phần lớn trong chi tiêu của Liên hiệp quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hịa bình và an ninh của Liên hiệp quốc. Ngân sách gìn giữ hịa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên hiệp quốc trong cùng giai đoạn), với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005, do Trung tâm An ninh con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:

Giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực.

Giảm 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất. Giảm 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.

Báo cáo, do Oxford University Press, cho rằng sự tuyên truyền cho một học thuyết quốc tế chủ yếu do Liên hiệp quốc đề xướng là nguyên nhân chính mang lại sự sụt giảm những cuộc xung đột quân sự, dù bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự tranh cãi này đa phần chỉ mang tính hồn cảnh.

Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi:

Tăng 6 lần số lượng các chiến dịch của Liên hiệp quốc được tiến hành để ngăn chặn chiến tranh trong giai đoạn 1990 tới 2002.

Tăng 4 lần cho các nỗ lực nhằm chấm dứt những cuộc xung đột đang diễn ra, từ năm 1990 tới 2002.

Tăng 7 lần số lượng „Bạn bè của Tổng thư ký‟, „Các nhóm tiếp xúc‟ và các cơ cấu do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các chiến dịch kiến tạo hịa bình và xây dựng hịa bình trong giai đoạn từ 1990 đến 2003.

Tăng 11 lần số lượng các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại các chế độ cầm quyền trên khắp thế giới từ 1989 tới 2001.

Tăng 4 lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hịa bình Liên hiệp quốc, từ 1987 đến 1999.

Tính trung bình, những nỗ lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức tạp hơn những chiến dịch thời chiến tranh Lạnh.

Trong lĩnh vực gìn giữ hịa bình, các thắng lợi

Văn phịng giải trình Chính phủ Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc gìn giữ hịa bình của Liên hiệp quốc có chi phí ít hơn 8 lần so với khoản chi cho lực lượng Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu năm 2005 của RAND Corp cho thấy Liên hiệp quốc thành công ở hai trong số ba chiến dịch gìn giữ hịa bình của mình. Nghiên

cứu này cũng so sánh những nỗ lực xây dựng nhà nước của Liên hiệp quốc với nỗ lực của Hoa Kỳ, và thấy rằng trong 8 trường hợp của Liên hiệp quốc, 7 trường hợp diễn ra trong hịa bình, trong khi trong 8 trường hợp của Hoa Kỳ, 4 diễn ra trong hịa bình, và 4 khơng hề hay chưa hề có hịa bình.

Khả năng tiến tới một siêu quyền lực Hiện nay, thế giới đã bước sang kỷ nguyên văn minh, mọi quan hệ quốc tế đều được thiết lập, giải quyết theo cách thức hịa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Do đó, với vai trị là ngơi nhà chung của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Liên hiệp quốc đang có một vai trị rất to lớn, được đánh giá là có khả năng tiến tới một siêu quyền lực Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống cịn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên hiệp quốc làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Trước hết siêu quyền lực của Liên hiệp quốc được thể hiện ở việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Hiện nay, trong quan hệ quốc tế, khơng cịn thời mà nước lớn có thể dùng vũ lực để đánh nước nhỏ bất cứ khi nào họ muốn. Luật quốc tế hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về việc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Khi có các mối đe doạ, phá hoại hồ bình, hoặc các hành động xâm lược, thì Liên hiệp quốc có quyền can thiệp để loại bỏ mối đe dọa này. Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hiệp quốc, các nước thành viên Liên hiệp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hồ bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hồ bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hồ bình, hoặc các hành động xâm lược. Thứ hai là đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, Liên hiệp quốc đã thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tơn trọng

biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo". Cụ thể, Liên hiệp quốc sẽ thúc đẩy: Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển kinh tế xã hội; Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề liên quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và; Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo Đối với việc giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế, nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp quốc là giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hồ bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc tế, trong đó có phương pháp sử dụng trọng tài và giải quyết của tồ án (theo luật pháp). Ngồi ra, trong vịng hơn sáu thập kỷ qua, Liên hiệp quốc đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà nước và nỗ lực của loài người. Liên hiệp quốc cũng là người tiên phong quan tâm tới những vấn đề toàn cầu mới hiện nay như: môi trường, khoảng không vũ trụ, lao động di cư, buôn lậu ma tuý và chủ nghĩa khủng bố. Có thể nói, khơng một quốc gia hoặc một tổ chức, một liên minh nào trên thế giới có vai trị và đủ thẩm quyền để giải quyết mọi vấn đề của các quốc gia như Liên hiệp quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Liên hiệp quốc là tổ chức duy nhất có thể giải quyết mọi vấn đề từ an ninh quốc tế, kinh tế, xã hội, văn hóa đến nhân quyền của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Liên hiệp quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để tồn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện Liên hiệp quốc. Hiện nay, Liên hiệp quốc đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này để hướng tới là một tổ chức siêu quyền lực.

nỗ lực, nhằm bảo vệ hịa bình, duy trì an ninh, chống chạy đua vũ trang và chấm dứt xung đột. Đây là mục tiêu chính và quan trọng hàng đầu của Liên hiệp quốc từ khi tổ chức này được thành lập. Liên hiệp quốc là diễn đàn để tất cả các nước thảo luận về các chương trình nghị sự khác nhau, nhằm tìm ra giải pháp chung vì cuộc sống tốt đẹp và sự thịnh vượng của toàn thế giới. Liên hiệp quốc đồng thời tham gia tích cực vào việc thúc đẩy các giải pháp cho khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, thiết lập một hệ thống thương mại tồn cầu cơng bằng; đi đầu trong nỗ lực chống lại sự biến đổi khí hậu tồn cầu với quyết tâm đạt được một hiệp định mới về hạn chế chất thải gây hiệu ứng nhà kính …

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon cho rằng, cộng đồng quốc tế đang phải cùng lúc đối phó nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính và các thách thức tồn cầu khác, như khí hậu thay đổi, gìn giữ hịa bình v.v… Những thách thức toàn cầu đang làm nổi bật sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia. Ơng kêu gọi khơi phục lại chủ nghĩa đa phương để các quốc gia và khu vực có thể can dự trong tinh thần tin cậy, hợp tác, nhằm đối phó một cách hiệu quả đối với hàng loạt thách thức toàn cầu, giải trừ quân bị phải được đưa trở lại chương trình nghị sự tồn cầu. Ơng cho rằng, thế giới hiện chi quá nhiều cho vũ khí, số lượng vũ khí khá lớn vẫn đang được sản xuất và tràn ngập thị trường thế giới. Mối đe dọa khủng bố đang tăng lên, vũ khí hạt nhân đã trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của nhân loại.

Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ hịa bình, duy trì an ninh, ngăn chặn xung đột và chạy đua vũ trang, một ưu tiên của Liên hiệp quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 là giảm tình trạng nghèo đói và chống thay đổi khí hậu tồn cầu. Trong năm qua, Liên hiệp quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động nhằm đạt Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vạch ra tại Hội nghị cấp cao thế giới năm

2000 là giảm một nửa số người đói nghèo trên thế giới vào năm 2015. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan nhanh ra nhiều nước, kéo theo cuộc suy thối kinh tế nghiêm trọng tồn cầu đã và đang tác động rất xấu đối với nỗ lực và thành tựu phát triển kinh tế và xã hội của rất nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong khi họ đang phải gánh chịu thiệt hại do giá lương thực và năng lượng gia tăng, bất công trong thương mại quốc tế, cũng như những thảm họa thiên tai do nhiệt độ Trái đất nóng lên. Nay, nền kinh tế thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu "suy thoái kinh tế đang kết thúc". Tuy nhiên, con đường phục hồi chưa chắc chắn và cịn có nhiều khó khăn do chính phủ các nước đưa ra các biện pháp bảo hộ kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ có thể phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính nữa, có thể rơi vào vịng suy thối kinh tế mới. Trong một tuyên bố đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), tổ chức vào ngày 24 và 25-9 tới tại thành phố Pittsburgh, bang Pensinvania, Mỹ, Tổng thống B.Obama cho biết, Hội nghị G-20 sẽ bàn thảo cả việc tìm cách duy trì tăng trưởng kinh tế và tiếp tục nỗ lực ngăn chặn tình trạng suy thối tồn cầu. Trong báo cáo tại Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Tổng thư ký UNCTAD Xu-pa-chai Pa- nít-pác-di đã cảnh báo, sự phục hồi của thị trường tài chính hiện nay là "không thực", kinh tế thế giới chưa phải phục hồi thật sự và bền vững. UNCTAD thừa nhận, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các nước đang phát triển, khiến những nước này không thể đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Mới đây, các cơ quan của Liên hiệp quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Ban Thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)... đã lên tiếng yêu cầu các nước thành viên Liên hiệp quốc xem xét các vấn đề biến đổi khí hậu và tăng dân số trong một chính sách thống nhất. Theo báo cáo của Liên hiệp

quốc công bố ngày 13-9, GDP của các nước có nguy cơ cao bị thiên tai do biến đổi khí hậu có thể giảm tới 20% vào năm 2030, nếu các chính phủ khơng có những biện pháp đối phó khẩn cấp.

2.2.2. Hạn chế

Trong nhiều trường hợp các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc bất đắc dĩ phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an. Iraq được cho là đã vi phạm 17 nghị quyết của Hội đồng bảo an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng như đã tìm cách né tránh những lệnh trừng phạt kinh tế của Liên hiệp quốc. Trong gần một thập kỷ, Israel bất chấp các nghị quyết kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ Tây và Dải Gaza. Những thất bại đó xuất phát từ tình trạng phụ thuộc đa chính phủ của Liên hiệp quốc - ở nhiều khía cạnh đây là một tổ chức gồm 193 quốc gia thành viên và ln cần phải có sự nhất trí, chứ khơng phải là một tổ chức độc lập. Thậm chí khi các hành động được 15 nước thành viên Hội đồng bảo an thông qua, Ban thư ký hiếm khi cung cấp đủ các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các sứ mệnh đó.

Thất bại trong việc ngăn chặn vụ Diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần một triệu người, vì các thành viên của Hội đồng bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào.

Thất bại của MONUC (Nghị quyết 1292 của UNSC) trong việc can thiệp một cách có hiệu quả vào cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, liên quan tới gần năm triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo, 1998 - 2002 (với những trận đánh vẫn đang tiếp diễn), và trong việc tiến hành cung cấp viện trợ nhân đạo.

Thất bại trong việc can thiệp vào Cuộc thảm sát Srebrenica năm 1995, dù sự thực là Liên hiệp quốc đã coi Srebrenica là một "thiên đường an toàn" cho những người tị nạn và phái 600 lính gìn giữ hịa bình Hà Lan tới bảo vệ nó.

Thất bại trong việc cung cấp thực phẩm tới những người dân đói khát tại Somalia; thực phẩm thường bị các lãnh chúa địa phương chiếm đoạt. Một

nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc bắt giữ các vị lãnh chúa đó đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993.

Thất bại trong việc thực hiện nghị quyết 1559 và Nghị quyết 1701 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi giải giáp các nhóm bán quân sự Liban như Fatah và Hezbollah.

Lạm dụng tình dục của binh lính gìn giữ hịa bình Liên hiệp quốc. Binh lính gìn giữ hịa bình từ nhiều quốc gia đã bị thải hồi khỏi các chiến dịch gìn giữ hịa bình Liên hiệp quốc vì hành động lạm dụng và bóc lột tình dục các cơ gái, thậm chí mới chỉ 8 tuổi, trong một số chiến dịch gìn giữ hịa bình khác nhau. Sự lạm dụng tình dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát hiện và bằng chứng từ Văn phòng Liên hiệp quốc về dịch vụ giám sát Nội bộ. Một

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)