Cải cách cơ cấu và hoạt động của Liên hiệp quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 129 - 133)

3.3. Giải pháp kiến nghị

3.3.2. Cải cách cơ cấu và hoạt động của Liên hiệp quốc

Trước những thay đổi sâu sắc của tình hình thế giới, ngày càng có nhiều yêu cầu Liên hiệp quốc phải thay đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp và hiệu quả hơn. Về vấn đề hịa bình và an ninh, Phó Tổng thư ký phụ trách các hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hiệp quốc Alain Le Roy mới đây công bố kế hoạch hoạt động gìn giữ hịa bình, có tên là "Những chân trời mới" nêu rõ, nhu cầu gìn giữ hịa bình tăng mạnh, nhu cầu phải bảo vệ thường dân và nhiệm vụ kiến tạo hịa bình.

Liên hiệp quốc là cải tổ Hội đồng bảo an hiện gồm năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết và 10 thành viên không thường trực. Kể từ năm 1979, khi lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc đưa vấn đề cải tổ Hội đồng bảo an vào chương trình nghị sự theo yêu cầu của mười nước đang phát triển, hàng loạt đề xuất và sáng kiến đã được trình bày và bàn thảo. Một số nước thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an đã kêu gọi hủy bỏ quyền phủ quyết hoặc hạn chế phạm vi vận dụng quyền này. Một số nước khác lập luận rằng cần yêu cầu các nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an giải trình bất kỳ trường hợp nào vận dụng quyền phủ quyết, hoặc trao cho một số nước lớn trong Hội đồng bảo an quyền lực cao hơn. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã khởi động các cuộc đàm phán liên chính phủ về cải cách Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc hồi tháng 2 năm nay, với sự tham gia của đại diện 193 nước thành viên, nhằm tìm cách giải quyết bất đồng. Tại phiên họp hồi tháng 3, Chủ tịch các cuộc đàm phán liên chính phủ của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về cải tổ Hội đồng bảo an, Đại sứ Afghanistan Da-hia Ta-nin đã cơng bố văn bản thảo luận, trong đó có các đề xuất mở rộng Hội đồng bảo an gồm thiết lập một cơ chế thành viên không thường trực mới với nhiệm kỳ dài hơn từ ba đến 15 năm. Hồi tháng 4, nhóm này đã chủ trương chỉ tăng số ghế thành viên không thường trực trong Hội đồng bảo an, theo đó ngồi 10 thành viên không thường trực nhiệm kỳ hai năm hiện nay sẽ bổ sung năm nước nhiệm kỳ từ ba đến năm năm không được bầu lại, hoặc năm nước nhiệm kỳ hai năm nhưng có thể được bầu lại lần hai. Văn bản này cũng liệt kê hai đề xuất về quy mô của Hội đồng bảo an với số thành viên khoảng 20 hoặc 25 so với 15 nước thành viên hiện nay. Tại vịng hai các cuộc đàm phán liên chính phủ về cải tổ Hội đồng bảo an, diễn ra từ ngày 22 đến 23-6, năm nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an - gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ - đã bày tỏ quan điểm không chấp nhận bất cứ sự thay đổi nào đối với quyền phủ quyết dành cho những nước này. Sự phản đối của họ là động thái

sẽ khiến việc tăng số thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an - ý tưởng mà Nhật Bản, Brazil, Đức và Ấn Độ đang theo đuổi - trở nên vơ cùng khó khăn. Tiến trình cải tổ Hội đồng bảo an đến nay vẫn giậm chân tại chỗ.

Hội đồng bảo an là một trong hai tổ chức quan trọng nhất của Liên hiệp quốc. Hội đồng bảo an họp phiên đầu tiên ngày 17-1-1946 tại London (Anh). Khi đó, cơ quan này gồm năm nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh và Mỹ; cùng sáu thành viên không thường trực, được bầu luân phiên hai năm một lần phân chia theo địa lý. Năm 1965, Hội đồng bảo an được mở rộng thêm bốn ghế không thường trực, nâng tổng số thành viên lên 15. Sau khi Liên Xơ tan rã, Nga thay vị trí của Liên Xơ trong Hội đồng bảo an. Cơ cấu này được duy trì đến ngày nay.

Ngày 14/9, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 Joseph Deiss nhấn mạnh trọng tâm của chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 trong năm 2011 là phát triển, môi trường và cải tổ cơ quan đa phương lớn nhất hành tinh này.

Tuyên bố khai mạc kỳ họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York, Chủ tịch Deiss chỉ rõ các lĩnh vực ưu tiên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 sẽ là thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), cải tổ Liên hiệp quốc và thúc đẩy phát triển bền vững thân thiện với mơi trường.

Ơng nhấn mạnh mặc dù nền kinh tế mới đây vừa rơi vào khủng hoảng nhưng các MDG hiện đã ở trong tầm tay của nhân loại. Tuy nhiên, thế giới cần tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong cuộc chiến chống đói nghèo, tỷ lệ tử vong của trẻ em và sức khỏe các bà mẹ. Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 phải đạt được cam kết mạnh mẽ và kế hoạch hành động thực sự hiệu quả để đảm bảo nhân loại đạt được các mục tiêu MDG đầy tham vọng đã được cộng đồng quốc tế nhất trí năm 2000.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 65 cũng khẳng định cộng đồng quốc tế cũng cần nỗ lực "phục hồi" nhằm đưa Liên hiệp quốc và Đại hội đồng Liên hiệp quốc 193 thành viên trở lại vai trị trung tâm chi phối tồn cầu. Những thách thức mà thế giới hiện đang đối mặt có quy mơ tồn cầu và cần giải pháp toàn cầu. Những hành động của Liên hiệp quốc cần phải có tính pháp lý rộng rãi và là kết quả của các tiến trình tồn diện. Liên hiệp quốc cần cải thiện các cơ chế thông tin, tư vấn, và hợp tác giữa Liên hiệp quốc và các nhà hành động khác cũng như các cơng cụ chi phối tồn cầu.

Các nước thành viên Liên hiệp quốc cũng phải đảm bảo có hành động quyết định để cải tổ nội bộ Liên hiệp quốc, trong đó cải tổ Hội đồng bảo an đóng vai trị quan trọng. Ơng nhấn mạnh nhu cầu thúc đẩy phát triển bền vững nền kinh tế các nước và toàn cầu.

Biến đổi khí hậu, khả năng dễ bị tổn thương trước các thảm họa thiên nhiên và các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học là những thách thức môi trường tác động đến tất cả các nước, vì vậy, cần các nỗ lực phối hợp của tất cả các nước. Điều quan trọng là nâng cao nhận thức về sự cần thiết các cơ cấu kinh tế tôn trọng hơn đối với môi trường và các thế hệ tương lai.

Phát biểu kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 64 mãn nhiệm Ali Treki khẳng định những thành công của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 64 trong các sứ mệnh gìn giữ và kiến tạo hịa bình, tăng cường an ninh và phát triển, thúc đẩy thực hiện các MDG.

Ông nhấn mạnh Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã được củng cố. Tiếp tục đầu tư phục hồi sức mạnh và vai trò của Liên hiệp quốc phù hợp với lợi ích của tất cả các nước. Ông kêu gọi các nước thành viên Liên hiệp quốc biến sự ủng hộ tiến trình này thành hành động cụ thể để đảm bảo các mục tiêu của tiến trình sớm trở thành hiện thực.

Yêu cầu cải tổ Hội đồng bảo an Năm 2003, một tiểu ban đặc biệt về vấn đề cải cách đã được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Tháng 12 năm 2004, nhóm chun gia cao cấp này đã đệ trình lên Tổng thư ký Liên hiệp quốc báo cáo về “Đe dọa, thách thức và thay đổi của Liên hiệp quốc” nhấn mạnh cải tổ Hội đồng bảo an là một việc làm cần thiết và tất yếu. Quá trình cải tổ Hội đồng bảo an cần được tiến hành với mục đích xây dựng một “Hội đồng bảo an có tính đại diện cao hơn, dân chủ, hiệu quả và minh bạch, khắc phục được những nhược điểm trong hoạt động của cơ quan này”. Để đạt được mục tiêu trên, việc cải tổ Hội đồng bảo an cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Ưu tiến những nước đóng góp nhiều nhất đối với Liên hiệp quốc trên các mặt tài chính, quân sự và ngoại giao; mở rộng sự tham gia của các nước đang phát triển để tăng thêm tính đại diện của Hội đồng bảo an; không được làm tổn hại đến hiệu quả của Hội đồng bảo an và cuối cùng là phải làm cho Hội đồng bảo an dân chủ hơn, trách nhiệm hơn. Cải tổ Hội đồng bảo an sẽ là vấn đề gai góc nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)