3.1. Các cơ quan hoạt động Liên hiệp quốc
3.1.1. Hoạt động của Đại hội đồng trong việc gìn giữ hịa bình và an
VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1. Các cơ quan hoạt động Liên hiệp quốc
3.1.1. Hoạt động của Đại hội đồng trong việc gìn giữ hịa bình và an ninh thế giới ninh thế giới
Các qui định của Hiến chương liên quan đến Đại hội đồng được đề cập trong chương IV (từ điều 9 đến điều 22), đã xác định thành phần, chức năng quyền hạn, bầu cử và thủ tục. Những quy định khác liên quan đến Đại hội đồng còn được nêu ở một số điều khoản khác.
Thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Đại hội đồng là cơ quan đại diện rộng rãi nhất của Liên hiệp quốc. Từ 51 thành viên ban đầu (những nước có đại diện tham dự Hội nghị tại Xan Phranxixcô hoặc đã ký Tuyên ngôn của Liên hiệp quốc ngày 1/1/1942, những nước đã ký và phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp quốc), số thành viên Liên hiệp quốc cho đến giữa năm 2004 là 191 nước. Khác với Hội đồng bảo an, các thành viên Đại hội đồng đều là các thành viên bình đẳng, khơng phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quốc gia thành viên đều được một phiếu bầu.
Các nước thành viên được chia theo nhóm khu vực để phân bổ vị trí khi bầu vào các cơ quan cơ chế Liên hiệp quốc. Hiện nay có 5 nhóm khu vực: Châu Á; Châu Phi; Mỹ La tinh và Ca-ri-bê; Đông Âu; Phương Tây và các nước khác. Cho đến ngày 31/5/2003, E-xtô-ni-a, Ki-ri-ba-ti, Đông Ti-mo và Pa-lau không thuộc nhóm khu vực nào.
Chức năng quyền hạn của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các qui định về quân bị;
Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hịa bình và an ninh quốc tế, trừ trường hợp tình hình hoặc tranh chấp hiện đang được thảo luận tại Hội đồng bảo an, và đưa ra các khuyến nghị về các vấn đề đó;
Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến chương có tác động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc;
Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác chính trị quốc tế, phát triển và pháp điển hóa luật pháp quốc tế, thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và y tế;
Khuyến nghị các giải pháp hịa bình cho mọi tình huống có thể làm phương hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc;
Nhận và xem xét các báo cáo của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và các cơ quan khác thuộc Liên hiệp quốc;
Xem xét, thông qua ngân sách Liên hiệp quốc và phân bổ đóng góp của các nước thành viên;
Bầu các thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, các thành viên Hội đồng kinh tế - xã hội, các thành viên được bầu vào Hội đồng quản thác, cùng Hội đồng bảo an bầu các thẩm phán Tòa án quốc tế, và bầu Tổng thư ký Liên hiệp quốc (nhiệm kỳ 5 năm) theo khuyến nghị của Hội đồng bảo an.
Theo nghị quyết "Đồn kết vì hịa bình" (Uniting for Peace) thông qua tại Đại hội đồng tháng 11/1950, Đại hội đồng có thể hành động nếu Hội đồng bảo an, vì khơng đạt được sự nhất trí giữa các thành viên, khơng thể có hành động trong một trường hợp có nguy cơ đe doạ hịa bình, phá vỡ hịa bình hoặc hành động xâm lược. Đại hội đồng được quyền xem xét vấn đề ngay lập tức để có khuyến nghị với các nước thành viên thực hiện các biện pháp tập thể, trong trường hợp phá hoại hịa bình hoặc xâm lược, bao gồm biện pháp sử dụng vũ lực khi cần thiết, để duy trì và khơi phục hịa bình và an ninh quốc tế.
Các khóa họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Có các loại là khố họp thường kỳ, khoá đặc biệt thường kỳ và khoá họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Khóa họp thường kỳ: Theo Nghị quyết 57/301 (2002), Đại hội đồng quyết định khóa họp thường kỳ hàng năm của Đại hội đồng sẽ bắt đầu vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3 của tháng 9, tính từ tuần đầu tiên có ít nhất một ngày làm việc. Nghị quyết cũng quy định buổi thảo luận chung của Đại hội đồng sẽ được tiến hành vào ngày thứ 3 sau khi khai mạc khoá họp thường kỳ và sẽ kéo dài liên tục trong 9 ngày. Các quy định này được áp dụng từ khóa họp thường kỳ thứ 58 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Các khóa họp sẽ được tổ chức tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở New York, trừ khi tại khóa họp trước đó Đại hội đồng quyết định hoặc đa số các thành viên Liên hiệp quốc yêu cầu tổ chức họp ở nơi khác. Mỗi khóa họp có một Chủ tịch chủ trì, do các nhóm khu vực luân phiên đề cử. Sau tuần đầu thống nhất chương trình nghị sự, Đại hội đồng sẽ tiến hành thảo thuận chung của các trưởng đoàn. Cấp tham gia thường ở cấp cao như Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng Ngoại giao v.v... Các nước thành viên bày tỏ lập trường quan điểm về những vấn đề quốc tế quan tâm. Sau đó, 6 Ủy ban của Đại hội đồng bắt đầu nhóm họp song song với Đại hội đồng. Phần lớn các đề mục được thảo luận tại Ủy ban trước khi đưa ra Đại hội đồng, một số được thảo luận thẳng tại Đại hội đồng.
Khóa đặc biệt thường kỳ: Do Tổng thư ký Liên hiệp quốc triệu tập, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an hoặc đa số các nước thành viên Liên hiệp quốc. Khóa họp đặc biệt thường kỳ sẽ được tổ chức trong vòng 15 ngày kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu trừ khi Đại hội đồng đã ấn định ngày tổ chức khóa họp đặc biệt từ trước. Sau đó, Tổng thư ký sẽ thơng báo cho các nước thành viên ít nhất 14 ngày trước khi khai mạc khóa họp đặc biệt, nếu
khơng thì phải trước 10 ngày. Cho tới nay, đã có 27 khóa họp đặc biệt thường kỳ trong đó chủ yếu là theo yêu cầu của Đại hội đồng. Chủ đề của các khóa họp bao gồm các vấn đề chính trị, kinh tế, mơi trường, xã hội. Từ năm 1990 trở lại đây, các khóa họp đặc biệt thường kỳ của Đại hội đồng chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: Hợp tác kinh tế quốc tế, ma tuý, dân số, mơi trường, bình đẳng giới, HIV/AIDS. Điều này cho thấy rõ xu thế của của Liên hiệp quốc sau chiến tranh lạnh là tập trung bàn về vấn đề phát triển.
Khóa họp đặc biệt khẩn cấp: Có thể được triệu tập trong vịng 24 giờ kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu của Hội đồng bảo an, hoặc yêu cầu hay thông báo của đa số các nước thành viên Liên hiệp quốc. Khóa họp này phải được thơng báo cho các nước thành viên ít nhất trước 12 giờ. Cho tới nay đã có 10 khóa họp đặc biệt khẩn cấp được triệu tập, trong đó đa số được triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng bảo an còn lại là của các nước đặc biệt quan tâm đến tình hình xung đột. Vì mang tính khẩn cấp nên chủ đề của các khóa họp này cũng có những nét khác so với các khóa họp đặc biệt thường kỳ ở chỗ các khóa họp đặc biệt khẩn cấp thường bàn về các vấn đề chính trị cụ thể như giải quyết xung đột khu vực hoặc trong bản thân một nước (vấn đề Trung Đông 1956, Hungary 1956, Trung Đông 1958, Congo 1960 v.v...).
Khi muốn yêu cầu triệu tập một khóa họp đặc biệt, Hội đồng bảo an phải có một quyết định chính thức về vấn đề này và được 9 thành viên Hội đồng bảo an bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù Hiến chương quy định các khóa họp đặc biệt được triệu tập theo yêu cầu của đa số thành viên Liên hiệp quốc nhưng trên thực tế cho đến nay chưa có một yêu cầu nào được đưa ra và có chữ ký của đa số nước thành viên. Thay vào đó, một nước thành viên sẽ trình u cầu triệu tập khóa họp đặc biệt lên Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Tổng thư ký sẽ ngay lập tức thông báo các nước thành viên khác và hỏi ý kiến của họ về yêu cầu này. Nếu đa số các nước bỏ phiếu thuận trong vịng 30 ngày thì một khóa họp đặc biệt sẽ được triệu tập.
Kết quả của các khóa họp thể hiện bằng các nghị quyết và quyết định được thơng qua (các hình thức thơng qua văn kiện được đề cập ở phần thủ tục hoạt động). Các nghị quyết và quyết định này khơng có giá trị ràng buộc pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến nghị và đạo lý phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của đông đảo các nước thành viên Liên hiệp quốc.
Cơ cấu của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Có 6 Ủy ban chính: Ủy ban 1: Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế; Ủy ban 2: Kinh tế - Tài chính; Ủy ban 3: Văn hố - Xã hội - Nhân đạo; Ủy ban 4: Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hoá; Ủy ban 5: Hành chính - Ngân sách Liên hiệp quốc; Ủy ban 6: Luật pháp quốc tế. [20].
Ngồi ra cịn có các Ủy ban sau được thành lập theo các nguyên tắc thủ tục của Đại hội đồng như: Các Ủy ban thủ tục; Các Ủy ban thường trực; Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ.
Các Ủy ban thủ tục gồm có: Ủy ban chung; Ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu. Các Ủy ban thường trực gồm có: Ủy ban tư vấn về các vấn đề hành chính và ngân sách; Ủy ban đóng góp:
Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ gồm có: Các cơ quan liên Chính phủ; Các nhóm làm việc mở; Các cơ quan tư vấn; Các cơ quan chuyên gia.
Thủ tục hoạt động của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Chương trình nghị sự: Tại các khóa họp thường kỳ, thơng thường, chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hiệp quốc gồm khoảng 150 đề mục, liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; Chương trình nghị sự tạm thời của khóa họp thường kỳ do Tổng thư ký soạn thảo và chuyển cho các nước thành viên chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc, bao gồm: Báo cáo của Tổng thư ký; Báo cáo của các cơ quan chính của Liên hiệp quốc, các cơ quan thuộc Đại hội đồng và các tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc; Các đề mục do Đại hội đồng quyết định tại
khoá họp trước; Các đề mục do các cơ quan chính của Liên hiệp quốc kiến nghị; Các đề mục do bất cứ thành viên nào đề nghị; Các đề mục liên quan đến ngân sách; Các đề mục thuộc Điều 35, đoạn 2 của Hiến chương do các nước không phải thành viên đề nghị.
Bổ sung đề mục: Các nước thành viên, các cơ quan chính của Liên hiệp quốc và Tổng thư ký được đưa đề mục bổ sung 30 ngày trước khi khai mạc khố họp.
Thơng qua chương trình nghị sự: Chương trình nghị sự tạm thời và danh sách đề mục bổ sung cùng báo cáo của Ủy ban chung (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đại hội đồng) được chuyển cho Đại hội đồng thông qua khi khai mạc. Muốn đưa một đề mục phải kèm theo một bản giải thích hoặc dự thảo nghị quyết. Việc sửa đổi hoặc gạt bỏ một đề mục phải do Đại hội đồng thông qua bằng bỏ phiếu với số phiếu quá bán của những nước có mặt và tham gia bỏ phiếu; Đoàn tham gia, mỗi nước thành viên gồm 5 đại biểu chính thức, 5 đại biểu dự khuyết và không hạn chế số lượng cố vấn. Đại biểu dự khuyết có thể trở thành đại biểu chính thức theo bổ nhiệm của trưởng đoàn. Ủy nhiệm thư và danh sách thành viên phải được người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ trưởng Ngoại giao cấp và gửi cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc một tuần trước ngày khai mạc.
Các hình thức thơng qua văn kiện: Tại các Ủy ban, các nghị quyết được thông qua bằng đa số thường hoặc thông qua không cần bỏ phiếu; Các quyết định về các vấn đề quan trọng tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua bằng đa số áp đảo (2/3) của các thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu. Các vấn đề quan trọng gồm: các vấn đề liên quan đến các khuyến nghị về hồ bình, an ninh quốc tế, bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, các thành viên Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác theo Điều 86, mục 1e của Hiến chương Liên hiệp quốc, kết nạp thành viên mới, treo quyền thành viên, khai trừ thành viên và các vấn đề ngân sách.
Các vấn đề khác được thông qua bằng đa số thường: Khi có nhất trí cao, các nghị quyết có thể được thơng qua mà khơng cần bỏ phiếu; Tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc có các hình thức bỏ phiếu như: Kín (bầu cử), cơng khai, ghi tên, gọi tên.
Cơ chế lãnh đạo: Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch: Đại hội đồng bầu 1 Chủ tịch và 21 Phó Chủ tịch cho từng khóa họp; Chủ tịch có thể cử một Phó Chủ tịch làm quyền Chủ tịch, có quyền hạn và nghĩa vụ như Chủ tịch; Chủ tịch tuyên bố khai mạc và kết thúc các phiên họp, hướng dẫn thảo luận, cho phép các đoàn phát biểu, nêu các vấn đề và tuyên bố các quyết định; quyết định về các kiến nghị thủ tục, tồn quyền kiểm sốt và bảo đảm trật tự các phiên họp; khuyến nghị Đại hội đồng về giới hạn thời gian, số lần đại biểu được phát biểu, giới hạn danh sách đại biểu phát biểu; Chủ tịch khơng tham gia bỏ phiếu.
Vai trị của Ban thư ký Đại hội đồng: Ban thư ký tiếp nhận dịch, in và phát các tài liệu, báo cáo, nghị quyết, biên bản, các bài phát biểu tại phiên họp và các công việc khác theo yêu cầu của Đại hội đồng.
Quy trình hội nghị: Phát biểu; Chủ tịch có thể khai mạc phiên họp khi có ít nhất là 1/3 đại biểu; Không đại biểu nào được phát biểu khi chưa được Chủ tịch cho phép. Chủ tịch cho phép các đoàn phát biểu theo thứ tự đăng ký và có quyền yêu cầu các đại biểu ngừng phát biểu khi vấn đề không liên quan tới chủ đề đang thảo luận. Khi đã hết thời hạn đăng ký phát biểu, các đại biểu có thể được phát biểu bằng cách sử dụng quyền trả lời.
Kiến nghị về thủ tục: Trong q trình thảo luận, đại biểu có thể sử dụng kiến nghị về thủ tục và Chủ tịch sẽ quyết định ngay về việc này. Đại biểu sử dụng kiến nghị về thủ tục không được phát biểu về nội dung vấn đề đang thảo luận.
Thủ tục đưa ra hoặc rút các quyết định: Người đưa ra đề nghị có thể rút lại bất cứ lúc nào trước khi bắt đầu bỏ phiếu, trừ trường hợp đề nghị đã được
bổ sung. Đề nghị đã rút có thể được đưa trở lại với bất cứ đại biểu nào; Các đề nghị và các bổ sung phải được nộp cho Tổng thư ký bằng văn bản. Theo quy định chung, không thảo luận và bỏ phiếu các đề nghị khi văn bản chưa được Ban thư ký xem và gửi cho các đại biểu ngày hơm trước. Chủ tịch có thể cho phép thảo luận và thông qua các đề nghị và bổ sung mặc dù văn bản sao mới phát cho đại biểu trong ngày hơm đó; Đề nghị đã thơng qua hoặc bác bỏ có thể đem ra xét lại nếu 2/3 đại biểu có mặt đồng ý. Về đề nghị xét lại quyết định, chỉ 2 đại biểu trong số các nước chống đề nghị đó được quyền phát biểu. Thủ tục kết nạp, khai trừ thành viên: Đơn xin làm thành viên; Các quốc gia muốn gia nhập Liên hiệp quốc phải nộp đơn cho Tổng thư ký, tuyên bố