Lý thuyết trật tự phân hạng của các lựa chọn tài trợ (Pecking order

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xác định hạn mức sử dụng nợ Cách tiếp cận dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

2.3. Lý thuyết về cấu trúc tài chính

2.3.4. Lý thuyết trật tự phân hạng của các lựa chọn tài trợ (Pecking order

Dựa trên các nghiên cứu của Ross (1977) và Myer (1984), thuyết trật tự phân hạng giải thích được tỷ lệ nợ khác nhau giữa các công ty trong một ngành. Thông tin bất cân xứng làm cho nhà đầu tư ln nghĩ là họ biết ít thơng tin về triển vọng, tiềm năng và giá trị công ty hơn các giám đốc tài chính (CFO). Chính vì vậy họ ln hành động để bảo vệ mình trong thị trường theo hướng luôn định giá thấp cổ phần mới phát hành, thêm hay cắt giảm trong cổ tức và định giá cao với các cổ phần được tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Doanh nghiệp phát hành chứng khoán nợ hay phát hành chứng khoán vốn theo xu hướng: ưu tiên tài trợ bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại, sau đó đến phát hành nợ và cuối cùng khi các nguồn tài trợ này đã cạn kiệt thì mới phát hành vốn cổ phần mới. Nếu tuân theo thuyết trật tự phân hạng thì cơng ty sẽ khơng có cấu trúc vốn tối ưu mà sẽ ưu tiên sử dụng hết các nguồn tài trợ nội bộ.

Những nền tảng đầu tiên cho lý thuyết trật tự phân hạng bắt nguồn từ những nghiên cứu của Donaldson (1961). Ông đã nghiên cứu một mẫu lớn các công ty ở Mỹ và kết luận rằng “Ban điều hành đặc biệt ưu tiên nguồn hình thành vốn nội bộ như là

một nguồn vốn mới để loại trừ ra vốn từ bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp gia tăng bất thường không thể tránh khỏi trong nhu cầu vốn”. Trong khi đó, Brealey và

Myers (1984) phát hiện ra rằng những công ty phi tài chính trong giai đoạn 1973 - 1982 thường tài trợ chủ yếu bằng những dòng tiền phát sinh nội bộ, trong đó bao gồm cả đầu tư cho hàng tồn kho và những tài sản ngắn hạn khác. Nghiên cứu của Myers

17

và Majluf (1984) đã chỉ ra những khuynh hướng thiên lệch của tài chính hành vi bắt nguồn từ sự bất cân xứng thông tin.

Lý thuyết trật tự phân hạng có thể giải thích tại sao các cơng ty có xu hướng phụ thuộc vào nguồn nội bộ và nghiên về phương án vay nợ hơn là phát hành cổ phần trong trường hợp buộc phải tài trợ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xác định hạn mức sử dụng nợ Cách tiếp cận dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)