Lý thuyết phân loại doanh nghiệp dựa trên cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xác định hạn mức sử dụng nợ Cách tiếp cận dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trang 27 - 30)

2.3. Lý thuyết về cấu trúc tài chính

2.3.5. Lý thuyết phân loại doanh nghiệp dựa trên cấu trúc tài chính

Theo Trần Cơng Tài (2010), có thể phân loại doanh nghiệp theo cấu trúc tài chính dựa trên các số liệu của doanh nghiệp.

Với giả định rằng:

 𝐸𝐵𝐼𝑇: lợi nhuận trước thuế và lãi vay  𝐸𝐴𝑇: lợi nhuận sau thuế và lãi vay  𝐶: tổng vốn của doanh nghiệp  𝐸: vốn chủ sở hữu

 𝐷: vốn nợ; với 𝑫 = (𝑪 – 𝑬)  𝐼: số tiền trả lãi nợ

 𝑟𝑑: tỷ suất lãi nợ (không phải là tỷ suất lãi vay); với 𝒓𝒅= 𝑰 𝑫  𝑡: tỷ suất nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

 𝑡’: tỷ suất giữ lại; với 𝒕’ = (𝟏 – 𝒕)  𝐷𝑐: tỷ số nợ; với 𝑫𝒄 = 𝑫

𝑪

 𝑋: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng vốn (hiệu quả chung); với 𝑿 = 𝑬𝑩𝑰𝑻𝑪

 𝑌: là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (hiệu quả doanh nghiệp); với 𝒀 = 𝑬𝑨𝑻𝑬

𝑌 =𝐸𝐴𝑇 𝐸 = (𝐸𝐵𝐼𝑇 − 𝐼)(1 − 𝑡) 𝐸 𝑌 = (1 − 𝑡) ×𝐸𝐵𝐼𝑇 − 𝐼 𝐶 × 𝐶 𝐶 − 𝐷

18 𝑌 = (1 − 𝑡) × (𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐶 − 𝐼 𝐶) × 1 1 − 𝐷𝐶 Vậy: 𝒀 = 𝒕′× 𝑿 − 𝒓𝒅× 𝑫𝒄 𝟏 − 𝑫𝒄

Mối quan hệ giữa hiệu quả doanh nghiệp (𝑌) và hiệu quả chung (𝑋) được biểu diễn bởi đồ thị sau:

Hình 2.2. Mối liên hệ giữa hiệu quả doanh nghiệp và hiệu quả chung. Theo Trần Công Tài (2010), dựa vào mức trạng thái của tỷ suất lợi nhuận trên Theo Trần Công Tài (2010), dựa vào mức trạng thái của tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (𝑋) của doanh nghiệp, có thể phân các doanh nghiệp thành 5 loại.

i. Doanh nghiệp loại 1

Doanh nghiệp được xếp loại 1 khi 𝑿 >𝒓𝒅×(𝟏−𝒕×𝑫𝒄)𝒕′ . Các doanh nghiệp loại 1 có hiệu quả chung cao và hiệu quả doanh nghiệp lớn hơn tỷ suất lãi nợ (𝑌 > 𝑟𝑑).

Các doanh nghiệp loại 1 là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả doanh nghiệp cũng như hiệu quả chung rất cao cả trong dài hạn và ngắn hạn. Nếu tăng vốn

19

vay thì hiệu quả doanh nghiệp sẽ càng tăng cao. Doanh nghiệp loại này có khả năng trả nợ cao.

ii. Doanh nghiệp loại 2

Doanh nghiệp được xếp loại 2 khi 𝒓𝒅 < 𝑋 <𝒓𝒅×(𝟏−𝒕×𝑫𝒄)

𝒕′ . Các doanh nghiệp loại này có hiệu quả chung trung bình và hiệu quả doanh nghiệp nhỏ hơn tỷ suất lãi nợ (𝑟𝑑× 𝑡′ < 𝑌 < 𝑟𝑑).

Các doanh nghiệp loại 2 nếu tăng vốn vay sẽ làm cho hiệu quả doanh nghiệp càng tăng cao. Những doanh nghiệp loại này đạt hiệu quả doanh nghiệp trong ngắn hạn. Doanh nghiệp loại 2 có khả năng trả nợ.

iii. Doanh nghiệp loại 3

Doanh nghiệp được xếp loại 3 khi 𝒓𝒅× 𝑫𝒄 < 𝑋 < 𝒓𝒅. Các doanh nghiệp loại này có hiệu quả chung thấp và hiệu quả doanh nghiệp còn thấp hơn, nhưng chưa âm. Các doanh nghiệp này hoạt động trong trạng thái có lời (0 < 𝑌 < 𝑟𝑑× 𝑡’), nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp hơn tỷ suất trả nợ vay.

Doanh nghiệp loại 3 là doanh nghiệp chỉ đạt hiệu quả doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nếu các doanh nghiệp này tăng vốn vay thì sẽ làm cho hiệu quả doanh nghiệp ngày càng thấp, thậm chí có thể làm mất hiệu quả doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế và lãi vay sẽ âm - càng vay càng mất hiệu quả.

iv. Doanh nghiệp loại 4

Doanh nghiệp được xếp loại 4 khi 𝟎 < 𝑋 < 𝒓𝒅× 𝑫𝒄. Các doanh nghiệp này có hiệu quả chung rất thấp và khơng có hiệu quả doanh nghiệp (𝑌 < 0).

Các doanh nghiệp loại này khó có khả năng trả nợ, lợi nhuận sau thuế và lãi vay âm. Nếu không được cải thiện thì loại doanh nghiệp này có khả năng phá sản.

v. Doanh nghiệp loại 5

Doanh nghiệp được xếp loại 5 khi 𝑿 < 0. Các doanh nghiệp loại này khơng có hiệu quả chung và hiệu quả doanh nghiệp (𝑌 < 0).

20

Các doanh nghiệp loại này khơng có khả năng trả nợ, lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm. Nếu khơng được cải thiện thì loại doanh nghiệp này có khả năng phá sản rất cao.

Những thơng tin sử dụng để phân loại các doanh nghiệp trên đây dễ dàng có được thơng qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xác định hạn mức sử dụng nợ Cách tiếp cận dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)