2.3. Lý thuyết về cấu trúc tài chính
2.3.5.3. Áp dụng lý thuyết dưới góc độ vĩ mô
Ở góc độ vĩ mơ, lý thuyết này được áp dụng như một điều kiện mang tính chất tham khảo cho quyết định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng.
Đối với chính phủ, khi áp dụng lý thuyết về phân loại doanh nghiệp theo cấu trúc tài chính, các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ được phân loại một cách rõ ràng và khách quan. Dựa vào việc phân loại các doanh nghiệp, chính phủ sẽ xác định được loại doanh nghiệp nào cần hỗ trợ lãi suất, lượng vốn hỗ trợ đối với mỗi loại doanh nghiệp để bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo đảm cho các doanh nghiệp đó có khả năng trả vốn vay hỗ trợ lãi suất. Đồng thời, dựa vào phân loại các doanh nghiệp và số lượng vốn hỗ trợ lãi suất cho từng loại doanh nghiệp mà chính phủ có thể so sánh, đánh giá một cách khách quan giữa chính sách hỗ trợ lãi suất và kích cầu tiêu dùng.
Theo Trần Cơng Tài (2010), phân loại doanh nghiệp bị ảnh hưởng của 3 nhân tố: tỷ suất thu nhập trên tổng vốn (𝑋), tỷ số nợ (𝐷𝐶) và tỷ số lãi nợ (𝑟𝑑), trong đó, có 2 nhân tố khách quan là 𝑋 và 𝑟𝑑. Loại doanh nghiệp càng tốt khi X tăng cao, khoảng cách giữa 𝑋 và tích 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 lớn. Do vậy, tùy vào nhân tố nào tác động đến khoảng cách giữa 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 và 𝑋 tích cực hơn mà chính phủ nên sử dụng chính sách hỗ trợ lãi suất hay chính sách kích cầu tiêu dùng. Nếu giảm lãi suất (𝑟𝑑 giảm) làm cho khoảng cách giữa 𝑋 và 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 lớn hơn so với việc tác động vào 𝑿, thì chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ hiệu quả hơn chính sách kích cầu tiêu dùng, và ngược lại.
Những doanh nghiệp cần hỗ trợ lãi suất thường là những doanh nghiệp trước đây kinh doanh có hiệu quả, có uy tín và có khả năng trả nợ, được phân loại vào các doanh nghiệp thuộc loại 1, 2 và 3. Nhưng do tình hình kinh tế suy thoái, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này trở nên khơng cịn hiệu quả, dẫn đến mức phân
23
loại của các doanh nghiệp này sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, có thể giảm xuống mức phân loại doanh nghiệp loại 4 (hoặc là các doanh nghiệp nằm cuối danh sách các doanh nghiệp loại 3). Khi các doanh nghiệp này nhận được sự hỗ trợ lãi suất với lãi suất vay thấp hơn tỷ suất lãi nợ (𝑟𝑑) của năm trước, điều đó có thể làm cho 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 giảm hơn so với trước khi khủng hoảng kinh tế. Khi 𝒓𝒅 và 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 giảm sẽ tác động làm tăng loại doanh nghiệp lên các mức tốt hơn.
Như vậy, chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ mang lại hiệu quả. Mà cụ thể là chính sách này đã nâng hiệu quả chung của doanh nghiệp lớn hơn 𝒓𝒅× 𝑫𝑪. Sau khi nhận
được hỗ trợ lãi suất thì những doanh nghiệp loại 4 và cuối danh sách loại 3 có thể trở thành các doanh nghiệp loại 3 hoặc loại 2, thậm chí là loại 1.
Nhờ sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ mà các doanh nghiệp này chuyển từ trạng thái kinh doanh không hiệu quả sang trạng thái kinh doanh có hiệu quả, thậm chí đạt hiệu quả doanh nghiệp cao.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, chính phủ phải xác định lượng vốn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ lãi suất. Các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả khi 𝒓𝒅× 𝑫𝑪 ≤ 𝑿. Như vậy lượng vốn vay mà doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất phải thỏa mãn 𝑫𝑪 ≤ 𝑿
𝒓𝒅 hoặc tổng vốn vay của doanh nghiệp thỏa mãn 𝑫 ≤𝑬𝑩𝑰𝑻
𝒓𝒅
Bên cạnh việc xác định loại doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất và mức hỗ trợ, chính phủ cịn có thể sử dụng lý thuyết này để đề xuất các mức thuế suất cho các ngành sản xuất khác nhau.
Cùng với điều kiện tổng quát đã nêu trên, giả định rằng các ngành sản xuất có thể thống kê được những số liệu: Hệ số nợ bình quân thực tế (𝐷𝐶𝑡𝑡) và tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn bình quân thực tế (𝑋𝑡𝑡) của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả (doanh nghiệp tiên tiến) trong ngành. Đồng thời, giả định tỉ suất lãi nợ (𝑟𝑑) bằng lãi suất cho vay của ngân hàng (𝑖). Như vậy, đứng trên góc độ vĩ mơ, các địa phương có thể tham khảo, đề xuất mức thuế suất:
24 𝒕 ≤ 𝑿𝒕𝒕− 𝒊
𝑿𝒕𝒕 − 𝒊 × 𝑫𝑪𝒕𝒕
Các địa phương có thể sử dụng bất đẳng thức trên làm cơng cụ điều tiết và kích thích sản xuất đối với những ngành nghề mà địa phương đó cần ưu tiên phát triển trong giới hạn và khả năng của địa phương. Ngồi ra, chính phủ cũng có thể sử dụng mức thuế suất đó để điều tiết các ngành sản xuất trong nền kinh tế một cách có hiệu quả hơn.
Khi không thể sử dụng thuế suất ưu đãi thì địa phương có thể sử dụng lãi suất ưu đãi để điều tiết các ngành sản xuất cần ưu tiên phát triển.
𝒊 <(𝟏 − 𝒕) × 𝑿𝒕𝒕− (𝟏 − 𝑫𝑪𝒕𝒕) × 𝒀𝒎 (𝟏 − 𝒕) × 𝑫𝑪𝒕𝒕
Trong đó: 𝑌𝑚 là mức tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ nhất cần thiết để cho các doanh nghiệp trong ngành ưu tiên tồn tại và phát triển trong dài hạn.