5.4.1. Ưu điểm
- Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng web nên có thể được sử dụng thông qua internet.
- Ứng dụng sử dụng các số liệu đầu vào đơn giản, có thể thu thập được từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ứng dụng được thể hiện bằng giao diện đơn giản và rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng.
- Đồ thị phân loại doanh nghiệp có thể được in hoặc xuất thành các định dạng tập tin hình ảnh (jpeg, png...) và tập tin tài liệu (pdf).
49
5.4.2. Hạn chế
- Ứng dụng chưa hỗ trợ đa dạng các phương pháp nhập dữ liệu từ người dùng: nhập dữ liệu từ file excel, file dạng text...
- Ứng dụng chưa hỗ trợ chức năng so sánh số liệu giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô hoặc giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau.
- Ứng dụng chưa hỗ trợ việc trích xuất dữ liệu sau khi tính tốn qua các định dạng tập tin tài liệu (excel).
Những hạn chế đã trình bày sẽ được giải quyết trong phiên bản thương mại của ứng dụng.
50
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Những nghiên cứu về sự tác động của mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất được quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Theo lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn (Trade-off Theory), khi tỷ lệ nợ tăng, lợi ích tấm chắn thuế cũng được gia tăng. Đồng thời, việc tăng tỷ lệ nợ cũng tác động làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính. Khi hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế thấp hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay nợ khơng cịn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Như vậy, mức sử dụng nợ khác nhau sẽ có xu hướng tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đưa ra kết quả tác động chung cho tổng thể dữ liệu khảo sát mà chưa đưa ra được kết quả tác động theo các mức sử dụng nợ khác nhau. Nghiên cứu “Xác định hạn mức sử
dụng nợ: cách tiếp cận dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp” đã giải quyết
được phần nào vấn đề vừa nêu.
Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy ngưỡng để khảo sát mối quan hệ tác động giữa mức sử dụng nợ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên tập dữ liệu của 191 công ty niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2005 – 2012. Kết quả cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa mức sử dụng nợ (đo lường bằng tổng nợ trên tổng tài sản) và khả năng sinh lời của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE). Đồng thời, kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại tác động theo 2 ngưỡng của hạn mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo đó, 2 ngưỡng tác động của mức sử dụng nợ tương ứng với mức 56.67% và 69.72%.
(i) Khi doanh nghiệp sử dụng nợ ở mức dưới 56.67% (𝐷𝐴 ≤ 0.5667), tác động của tỷ lệ nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tác động cùng chiều, đồng nghĩa khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ trong khoảng nợ nhỏ hơn 56.67% sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
51
(ii) Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vượt qua mức 56.67% nhưng vẫn còn nhỏ hơn 69.72% (0.5667 < 𝐷𝐴 ≤ 0.6972), tác động của tỷ lệ nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tác động ngược chiều, đồng nghĩa khi doanh nghiệp tăng mức sử dụng nợ trong khoảng 56.67% và 69.72% sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
(iii) Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vượt quá mức 69.72% (𝐷𝐴 > 0.6972), tác động của tỷ lệ nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vẫn là tác động ngược chiều và mức độ tác động mạnh hơn trường hợp (ii). Đồng nghĩa, khi doanh nghiệp sử dụng nợ vượt quá mức 69.72% sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp và mức giảm này tiêu cực hơn trường hợp (ii).
Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng doanh nghiệp và khả năng sinh lời doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa thể kết luận về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên bộ dữ liệu dùng để khảo sát trong nghiên cứu này.
Ngoài việc khảo sát xu hướng tác động của tỷ lệ nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo từng mức sử dụng nợ khác nhau, nghiên cứu này dựa vào lý thuyết phân loại doanh nghiệp theo cấu trúc tài chính để đề xuất ứng dụng thực tế nhằm xác định hạn mức sử dụng nợ cho doanh nghiệp dựa trên các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp. Ứng dụng thực tế được tạo ra với kỳ vọng sẽ cung cấp một cơng cụ hữu ích khơng những cho các doanh nghiệp mà cịn cho các ngân hàng và các chuyên gia hoạch định chính sách sử dụng.
- Đối với các ngân hàng: sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp xin vay vốn
để làm dữ liệu đầu vào của ứng dụng, kết quả của ứng dụng sẽ cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như lượng vốn có thể cho doanh nghiệp vay. Các kết quả này được sử dụng như một cơ sở khoa học để các ngân hàng xác định khả năng an toàn đối với các quyết định cho vay vốn của mình.
52
- Đối với doanh nghiệp: ứng dụng cung cấp hạn mức sử dụng nợ hợp lý dựa
trên chính các số liệu đầu vào của doanh nghiệp. Mức sử dụng nợ này góp phần như một yếu tố tham khảo có giá trị cho doanh nghiệp trong quyết định chọn cấu trúc tài chính hợp lý.
- Đối với các nhà hoạch định chính sách: ứng dụng cung cấp khả năng phân
loại các doanh nghiệp theo cấu trúc tài chính. Từ những phân loại này, các nhà hoạch định chính sách có thể xác định được các doanh nghiệp ưu tiên cần hỗ trợ lãi suất và lượng vốn cần hỗ trợ tương ứng với khả năng kinh doanh và trả nợ của từng loại doanh nghiệp. Đồng thời, bằng việc cung cấp các dữ liệu vĩ mô đầu vào cho ứng dụng, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả của ứng dụng để làm một trong những tiêu chí góp phần vào cơng tác quyết định mức lãi suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi cho từng ngành, ở từng địa phương.
6.2. Hạn chế và kiến nghị
Trong quá trình thực hiện, do thời gian hạn hẹp nên nghiên cứu này cịn có những hạn chế. Dữ liệu quan sát chỉ tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết, chưa khảo sát được cho các đối tượng doanh nghiệp khác. Đồng thời, do các tiêu chí phân ngành khác nhau giữa HOSE và HNX nên nghiên cứu chưa thể thực hiện khảo sát tác động của hạn mức sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp theo từng ngành.
Với những hạn chế nêu trên, nghiên cứu có những hướng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Mở rộng phạm vi lấy dữ liệu để khảo sát cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và sắp niêm yết để có góc nhìn bao quát và chính xác hơn về tác động theo ngưỡng của tỷ lệ sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Khảo sát tác động theo ngưỡng của tỷ lệ sử dụng nợ đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp theo ngành nhằm tìm ra các ngưỡng tác động chính xác hơn, thể hiện rõ hơn đặc thù sử dụng nợ theo từng ngành.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abor, J. (2005), “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The Journal of Risk Finance, Vol. 6, No. 5, pp. 438 – 445.
Azhagaiah, R. và Gavoury, C. (2011), “The Impact of Capital Structure on Profitability with Special Reference to it Industry in India”, Managing Global
Transitions, vol. 9, pp. 371-392.
Brealey, R.A. và Myers, S.C. (1984), “Principles of Corporate Finance”, (2nd Edition), McGraw-Hill Book Co., New York, trong Myers, S.C. (1984), “Capital Structure Puzzle”, The Journal of Finance, Vol. 39, pp. 575-592 Chan, K.S. (1993), “Consistency and limiting distribution of the least squares
estimator of a continuous threshold autoregressive model”, The Annals of Statistics, Vol. 21, pp. 520-533.
Cheng, Y. và ctg (2010), "Capital structure and firm value in China: A panel threshold regression analysis", African Journal of Business Management, vol. 4, no. 12, pp. 2500-2507.
Cuong, N.T. và Canh N.T. (2012), “The effect of capital structure on firm value for Vietnam’s seafood processing enterprises”, International Research Journal of
Finance and Economics, vol. 89, pp. 221-233.
Damodaran, A. (2006), “Damodaran on Valuation: Security Analysis for Investment
and Corporate Finance”, Wiley Finance, New York.
Davies, R. B. (1977), “Hypothesis testing when a nuisance parameter is present only under the alternative”, Biometrika, Vol. 64, pp. 247-254.
Derayat, M. (2012), “The Investigation of Experimental relationship between Capital Structure and Profitability in Accepted Companies of Tehran Stock Exchange
54
(TSE)”, Journal of Basic and Applied Scientific Research, vol. 2, pp. 6517- 6522.
Dickey, D. A. và Fuller, W. A. (1981), “Likelihood ratio statistics for autoregressive time series with a unit”, Econometrica, Vol. 49, pp. 1057-1072.
Donaldson, G. (1961), “Corporate Debt Capacity: A Study of Corporate Debt Policy
and the Determination of Corporate Debt Capacity”, Division of Research,
Harvard Graduate School of Business Administration, Boston, p. 67. Đọc online tại:
http://books.google.com.vn/books?id=PKxQHviLwasC&pg=PA51&source= gbs_toc_r&cad=4#v=onepage&q&f=false
Dwilaksono, H. (2010), “Effect of Short and Long Term Debt to Profitability in the Mining Industry Listed In Jsx”, Business and Entrepreneurial Review, vol. 10, no. 77-87.
Gill, A. và ctg (2011), “The effect of capital structure on profitability: Evidence from the United States”, International Journal of Management, Vol. 28, No. 4, Part 1, pp. 3-15.
Hansen, B.E. (1996), “Inference When a Nuisance Parameter Is Not Identified Under the Null Hypothesis”, Econometrica, vol. 64, pp. 413-430.
Hansen, B.E. (1999), “Threshold effects in non-dynamic panels: Estimation, testing and inference”, Journal of Econometrics 93, pp. 345-368.
Hansen, B.E. (2000), “Sample splitting and Threshold estimation”, Econometrica,
vol. 68, pp. 575-603.
Lin, F. L. (2010), “A panel threshold model of institutional ownership and firm value in Taiwan”, International Research Journal of Finance and Economics, Vol. 42, pp. 54-62.
55
Michaelas, N. và ctg. (1999), “Financial Policy and Capital Structure Choice in U.K. SMEs: Empirical Evidence from Company Panel Data”, Small Business
Economics, Vol. 12, pp.113 –130.
Modigliani, F. và Miller, M. (1958), “The Cost of Capital, Corporate Finance, and the Theory of Investment”, The American Economic Review, Vol. 48, pp. 291– 297.
Modigliani, F. và Miller, M. (1963), “Corporate income taxes and the cost of capital: a correction”, The American Economic Review, Vol. 53, pp. 433–443.
Myers, S.C (1977), “Determinants of corporate borrowing”, Journal of Financial Economics 5, pp. 147 – 175.
Myers, S.C và Majluf, N.S (1984), “Corporate Financing and Investment Decisions When Firms Have Information That Investors Do Not Have”, Journal of Financial Economics, Vol. 13, No. 2, pp. 187-221.
Neih, C. C., và Lu, L. (2004), “Panel threshold effect analysis between capital structure and operating efficiency of Chinese listing companies”, National Taiwan University. Download tại:
http://www.fin.ntu.edu.tw/~conference/conference2004/proceedings/proceed ing/5/5-2(A49).pdf
Nieh, C.C. và ctg (2008), “Investigation of Target Capital Structure for Electronic Listed Firms in Taiwan”, Emerging Markets Finance & Trade, vol. 44, no. 4, pp. 75-87.
Ngơ Kim Phượng và ctg (2009), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hữu Phú (2005), “Nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí kế tốn tháng 12/2005.
56
Nguyễn Minh Kiều (2011), “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Cơng (2006), “Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp”, Tạp chí
kinh tế và phát triển 2006/số 104.
Rajan, R.G. và Zingales, L. (1995), “What do we know about capital structure? Some evidence from international data”, Journal of Finance, Vol. 50, pp. 1421-
1460.
Ross, S.A. (1977), “The Determination of Financial Structure: The Incentive- Signalling Approach”, The Bell Journal of Economics, vol. 8, pp. 23-40. Sarkar, S. (2000), “The Trade-off Model with Mean Reverting Earnings: Theory and
Empirical Tests”, Finance & Business Economics.
Shubita, M.F. và Alsawalhah, J.M. (2012), “The Relationship between Capital Structure and Profitability”, International Journal of Business and Social Science, vol. 3, pp. 104-112.
Trần Công Tài (2010), “Xác định loại doanh nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ lãi suất bằng cách phân loại doanh nghiệp theo cấu trúc tài chính”, Tạp chí khoa học Cơng
nghệ Thủy sản, Số 01/2010.
Wei Xu và ctg., (2005), “An empirical study on relation between Corporation Performance and Capital Structure”, China·USA Business Review, vol. 4.