Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 4031073 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận

2.1.3. Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

GVHD: Th.S Phan Đình Khơi 12 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng chăn nuôi vịt lấy trứng ở tỉnh Hậu Giang gồm các công cụ sau:

- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thơng tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu.

- Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trứng gia cầm.

2.1.3.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost - Benefit Analysis ~ CBA)

Phân tích lợi ích chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay khơng hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay khơng. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.

Hay phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho tồn xã hội.

Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.

Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.

) Các bước phân tích lợi ích – chi phí:

- Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết - Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội rịng của mỗi phương án - Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án

- Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm

- So sánh các phương án theo lợi ích xã hội rịng

- Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu - Đưa ra kiến nghị cuối cùng

Người ta tiến hành phương pháp CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.

Trong q trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi vịt chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi vịt và chi phí trong tồn bộ q trình ni để tính ra lợi ích chung của hoạt động ni vịt đối với hộ, khơng phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phức tạp nên trong chăn nuôi vịt lấy trứng phương pháp trên chỉ được áp dụng để xác định lợi ích cơ bản sau:

Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0 @ Có hiệu quả

Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí đã được nhóm tác giả Trương Quang Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Trà Mai, Nguyễn Hồng Trang (Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam) ứng dụng trong đề tài “Phân tích lợi ích - chi phí khi sử dụng lò nung hộp Cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ”. Qua phân tích đã đi đến kết quả: hiệu quả kinh tế và lợi ích về mơi trường của lò nung cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ trợ giúp các nhà quản lý và người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất và ngăn ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ. Ngồi ra phương pháp này cịn được tác giả Nguyễn Trung Cang sử dụng trong đề tài “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có” (2004) kết hợp với so sánh kinh tế hộ theo quy mơ diện tích; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trị tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mơ diện tích lớn trên 3 hecta.

Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn ni, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính:

- Tỷ số giữa thu nhập rịng trên chi phí cơng lao động nhà (TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí cơng lao động nhà hay khơng.

GVHD: Th.S Phan Đình Khơi 14 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc - Tỷ số giữa thu nhập rịng trên chi phí chưa có cơng lao động nhà (TNR/∑CPLDN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận rịng trên chi phí cơng lao động nhà (LNR/CPLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí cơng lao động nhà hay không.

- Tỷ số giữa lợi nhuận rịng trên tổng chi phí đã có cơng lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt.

- Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng.

- Doanh thu trên chi phí: Doanh thu/chi phí =

+ Doanh thu/chi phí: Cho biết rằng một đồng chi phí (1 đồng vốn đầu tư) mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Lợi nhuận trên chi phí: Lợi nhuận/chi phí =

+ Lợi nhuận/chi phí: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính: - Phương trình hồi quy tuyến tính:

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận ròng/trứng) chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = αo + α1X1 + α2X2 + α3X3 + …+ αiXi + αnXn Trong đó: Y: Lợi nhuận ròng (biến phụ thuộc)

αo: Hệ số tự do

αi ( i = 1,n ): Là các hệ số được tính tốn bằng phần mềm Excel. Tổng chi phí

Tổng lợi nhuận Tổng chi phí Tổng doanh thu

Xi: Là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) Kết quả được in ra từ phần mềm Excel:

- Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ càng chặt chẽ.

- Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.

- Hệ số xác định R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

- Số thống kê F:

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mơ hình hồi quy. F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ.

+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.

H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (α0= α1 =….= αk = 0) Hay các Xi khơng liên quan tuyến tính với Y.

H1: αi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y

+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. Bác bỏ khi F > F k, n-k, α tra bảng

- Significace F: mức ý nghĩa F

Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó.

Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu 4031073 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)