CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
- Huyện Phụng Hiệp là huyện có đàn gia cầm chiếm số lượng khá lớn trong toàn tỉnh Hậu Giang và là địa phương nơi em sinh sống nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu nên em chọn huyện Phụng Hiệp làm địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ ni vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang về chi phí, số lượng ni, về những thuận lợi và khó khăn trong q trình ni. Tổng số mẫu phỏng vấn là 35 mẫu, những mẫu này được thu thập một cách ngẫu nhiên, mặc dù số mẫu không nhiều nhưng mang tính đại diện nên số liệu thu thập được có độ chính xác cao.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập qua sách, báo, internet, Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2006, qua các đề tài khoa học của các thầy, các cô ở Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh.
* Nội dung phỏng vấn:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nơng hộ, về tình hình chăn ni vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng.
+ Thơng tin về chi phí ni vịt lấy trứng như chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí chuyển đồng, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí khác
+ Thơng tin khác như: Trình độ học vấn, phương thức chăn ni, lý do tham gia ngành, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến các hộ chăn ni, tình hình tín dụng trong chăn ni, những thuận lợi và khó khăn khi ni vịt lấy trứng, đề xuất của các nông hộ nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải...
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài được áp dụng các phương pháp cơ bản để phân tích, đánh giá, tổng hợp, cụ thể là các phương pháp sau:
(1) Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả
(2) Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (3) Mục tiêu 3: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính
GVHD: Th.S Phan Đình Khơi 20 SVTH: Võ Thị Hồng Ngọc