Thiết kế câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 50 - 52)

Bảng 2.3 : Tổng hợp mức độ hữu hiệu thành phần môi trường kiểm soát

2.3 Khảo sát, phân tích và đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB đối vớ

2.3.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát

Bảng khảo sát đánh giá được thiết kế dựa theo khuôn mẫu COSO 2013 – Kiểm sốt nội bộ BCTC cho các cơng ty nhỏ. Khn mẫu hướng dẫn các nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB đối với BCTC dành cho các cơng ty có quy mô nhỏ. Tương ứng từng thành phần trong hệ thống KSNB sẽ có các nguyên tắc để đánh giá, ứng với từng nguyên tắc đánh giá sẽ từ 3 đến 8 tiêu chí đánh giá cụ thể cho nguyên tắc đó. Các ngun tắc và tiêu chí đánh giá tương ứng với từng thành phần trong hệ thống KSNB được trình bày ở phụ lục số 1.

2.3.3 Phương pháp đánh giá

Để tiến hành đánh giá định lượng, bảng phân loại các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB được tổng hợp bởi Lembi Noorve, xây dựng dựa theo mơ hình của Perry, Warner và Ramos, được áp dụng, tiếp cận đánh giá tồn diện các khía cạnh của hệ thống KSNB theo COSO – Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay được trình bày trong bảng 1.9, phần 1.7 gồm sáu cấp độ (từ 1 đến 6).

Mỗi cấp cho thấy mức độ hữu hiệu của việc kiểm soát được ứng dụng trong công ty so với tiêu chuẩn COSO 2013. Xem xét rằng các phản ứng với các tiêu chuẩn COSO 2013 có thể khác nhau trong mỗi cơng ty, việc đánh giá mức độ hữu hiệu cũng cần xem xét mức độ tài liệu hướng dẫn của các kiểm soát, nhận thức tổng thể và cách tiếp cận vấn đề cụ thể trong công ty, xác định trách nhiệm và mức độ

hành động như được mô tả trong bảng 2.3. Hơn nữa, hệ thống phân loại cho phép giải thích các kết quả định lượng về mức độ hữu hiệu từng thành phần và toàn bộ hệ thống.

. Phương pháp đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với mục tiêu BCTC đáng tin cậy theo cấu trúc như sau:

(1) Mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với mục tiêu BCTC đáng tin cậy – ước tính tổng thể về mức độ hữu hiệu của KSNB đối với mục tiêu đảm

bảo BCTC đáng tin cậy là bình qn sơ điểm của các thành phần cấu thành hệ thống KSNB.

(2) Mức độ hữu hiệu từng thành phần của hệ thống KSNB – mức độ hữu

hiệu mỗi thành phần của KSNB (ví dụ như mơi trường kiểm sốt) được đánh giá, dựa trên việc đánh giá các ngun tắc (trung bình khơng trọng số)

(3) Nguyên tắc của các thành phần - đánh giá của mỗi nguyên tắc dựa vào

số điểm trung bình của các tiêu chí.

(4) Tiêu chí để thực hiện các nguyên tắc: dưới mỗi nguyên tắc, 3-8 tiêu chí

được đánh giá theo thang điểm 6 điểm.

Các nguyên tắc về hoạt động kiểm sốt, các chính sách và thủ tục liên quan đến mục tiêu BCTC đáng tin cậy được xem xét đánh giá. Những nguyên tắc này không được đánh giá định lượng, nguyên nhân đánh giá định lượng bị hạn chế là do độ tin cậy tiềm tàng của thông tin. Việc mơ tả các thủ tục kiểm sốt hỗ trợ tốt cho việc thiết kế kiểm sốt, nhưng sẽ ít tin cậy nếu đánh giá mà khơng xem xét đến các tình huống thực tế về tài liệu hướng dẫn, sự cẩn thận của nhân viên trong việc thực hiện, sự phân công nhiệm vụ giữa các nhân viên, vv.

Với mục đích của đề tài, một bảng khảo sát dưới hình thức đánh dấu chọn (checklist) bao gồm những thủ tục chủ yếu để lập BCTC, được hồn thành bởi kế tốn trưởng. Và một bảng khảo sát tương tự dành cho các hoạt động kiểm soát chung, kiểm soát ứng dụng trong phần mềm kế tốn được hồn thành bởi nhân viên kế tốn hoặc nhân viên quản lý cơng nghệ thông tin. (Phụ lục 1). Mức độ hữu hiệu của thành phần này được đánh giá định tính thơng qua sự hiện hữu các thủ tục kiểm soát được áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)