Tổng thể hệ thống KSNB đối với mục tiêu BCTC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 93 - 94)

Bảng 2.3 : Tổng hợp mức độ hữu hiệu thành phần môi trường kiểm soát

2.3 Khảo sát, phân tích và đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB đối vớ

2.3.4.6 Tổng thể hệ thống KSNB đối với mục tiêu BCTC

Để cung cấp cái nhìn trực quan về mức độ hữu hiệu của tổng thể KSNB BCTC của 53 DN khảo sát được phân loại theo mơ hình của Perry và Warner, mức độ hữu hiệu của đánh giá rủi ro của DN được thể hiện trong Bảng 2.19 và minh họa ở phụ lục 3e

Bảng 2.19: Tổng hợp kết quả khảo sát về tổng thể hệ thống KSNB

Mức độ 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6

Số lượng - - 39 14 - -

Tỷ lệ - - 73,58 26,42 - -

Nguồn: tổng hợp bởi tác giả

Mức độ hữu hiệu của tổng thể hệ thống KSNB đối với BCTC được xác định dựa vào phương pháp tính trung bình khơng trọng số mức độ hữu hiệu của 4 thành phần: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, thơng tin truyền thơng và giám sốt. Kết quả tổng hợp thống kê tổng hợp cho thấy đa phần DN đánh giá mức độ hữu hiệu KSNB đối với tổng thể BCTC ở mức độ từ 3 đến 4, cụ thể có 39/53 DN được khảo sát (tỷ lệ 73,58%) và số DN còn lại 14/52 DN (tỷ lệ 26,42%) đánh giá ở mức độ từ 4-5. Và khơng có DN nào cho rằng hệ thống KSNB là hoàn toàn hữu hiệu cũng như khơng có DN nào đánh giá là KSNB BCTC không được thiết lập hoặc hồn tồn khơng hữu hiệu. Từ kết quả này cho thấy tất cả các DN đã nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức mộ hệ thống KSNB hỗ trợ đạt được mục tiêu BCTC đáng tin cậy, đa phần DN mới bước đầu có cách tiếp cận

một cách có hệ thống về việc thiết kê, thực hiện và vận hành KSNB đối với BCTC, các tài liệu hướng dẫn chưa hoàn toàn đầy đủ và phù hợp, nhận thức về giá trị của hệ thống KSNB hữu hữu hiệu chưa được nhất quán giữa các cấp quản lý trong đơn vị, việc triển khai chưa đồng bộ mà chỉ giới hạn ở từng bộ phận riêng lẻ trong đơn vị cũng như các hoạt động kiểm sốt chưa nhất qn và cịn phụ thuộc nhiều vào nhận thức chủ quan của người có trách nhiệm. Tuy nhiên mức độ hữu hiệu đa phần ở trên mức 3 và có khuynh hướng phát triển lên mức 4, đây là một dấu hiệu tích cực dự đốn về mức độ hữu hiệu của KSNB sẽ được cải thiện trong tương lai. Riêng các hoạt động kiểm sốt BCTC trong mơi trường ứng dụng phần mềm kế toán, xu hướng hiện nay là đa phần các DN đều ứng dụng một phần mềm kế toán được cung cấp bởi các nhà cung cấp phần mềm, các thủ tục kiểm soát cần thiết hầu như được tích hợp và hỗ trợ hữu hiệu cho KSNB đối với BCTC. Vấn đề là các DN tổ chức quản lý và sử dụng các báo cáo kiểm soát cung cấp bởi phần mềm như thế nào là hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)