2.1. Giới thiệu quy trình quản lý quỹ BHXH
2.1.4.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát
6
Đối tượng tham gia BHXH phát triển nhanh, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cập nhật dữ liệu cịn mang tính thủ công, chưa cập nhật để nắm bắt tồn bộ q trình đóng nộp của chủ sử dụng lao động và người lao động được kịp thời, đơn vị ln tìm cách lẫn tránh, lách luật. Người lao động vẫn chưa thực sự quan tâm đến BHXH, họ chỉ lo cuộc sống trước mắt mà chưa tính đến cuộc sống sau này, hơn nữa thu nhập lại không cao nên họ chỉ dùng các khoản chi để đảm bảo cuộc sống hiện tại và chưa muốn đóng BHXH. Cịn về phía người sử dụng lao động cố tình kê khai mức lương thật thấp trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH, chỉ đóng một số ít người và chịu truy đóng BHXH, cố tình kéo dài thời gian thực việc hoặc chỉ ký hợp đồng dưới ba tháng để khỏi phải đóng BHXH. Hiện nay, mức phạt dành cho các doanh nghiệp vi phạm luật BHXH rất nhẹ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH cho phép mức phạt tối đa là 20 triệu đồng, do đó một số doanh nghiệp lớn vẫn sẵn sàng nộp phạt trên số tiền nợ hàng tỷ đồng, nếu đem gửi ngân hàng lấy lãi suất còn cao hơn số tiền chấp nhận nộp phạt. Hơn thế, BHXH chỉ có chức năng kiểm tra, phát hiện các đơn vị vi phạm để phản ánh với các cơ quan chức năng như Lao động, và ra quyết định xử phạt là thanh tra.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, các cơ quan liên quan như Bộ lao động TBXH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 hướng dẫn thủ tục trích buộc tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Vậy sau 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động khơng tự nguyện truy nộp hoặc chưa đủ số tiền BHXH phải đóng sẽ bị tính lãi suất phát sinh. Đặc biệt, lực lượng thanh tra có quyền yêu cầu ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH. Đây có thể được xem là biện pháp hữu hiệu trong kiểm tra, giám sát thực hiện, nhưng thực hiện lại khơng khả thi bởi một doanh nghiệp có nhiều tài khoản tại
ngân hàng, ngân hàng thì lại muốn giữ khách hàng, không muốn hợp tác với cơ quan chức năng nên đây cũng là một khó khăn trong giám sát thực hiện luật BHXH.
Trên cơ sở thực hiện luật BHXH, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ, Thơng tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ lao động TBXH và Thơng tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ tài chính về bảo hiểm thất nghiệp hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì bảo hiểm thất nghiệp cũng được đưa ra thực hiện và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
Từ đó tiếp tục giải quyết được một phần nổi lo của người lao động khi gặp phải rủi ro mất việc làm. Các hoạt động giám sát:
- Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH tại địa phương như Sở lao động TBXH và Sở kế hoạch đầu tư, để giám sát số lao động tham gia và thang bảng lương cho người lao động tại đơn vị.
- Phối hợp với cơ quan thuế: có một thực tế khá phổ biến, xuất hiện nhiều tại các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, đó là doanh nghiệp có đến 03 hợp đồng lao động với người lao động. Trong đó, hợp đồng lao động thấp nhất được sử dụng làm căn cứ đóng BHXH, hợp đồng cao nhất được sử dụng quyết tốn với cơ quan thuế. Hay nói cách khác, có hai khái niệm khác nhau về cùng một khoản tiền lương, tiền cơng đó là tiền lương, tiền công thực lĩnh và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Cụ thể như: một người lao động thực nhận tiền công 3 triệu đồng/tháng, con số này sẽ được làm căn cứ quyết toán với cơ quan thuế khi xác định chi phí về nhân cơng. Cịn số tiền làm căn cứ đóng BHXH chỉ xây dựng ở mức 650.000đ/tháng. Như vậy, nếu chỉ tính riêng khoản phải đóng BHXH bắt buộc (20%) thì hàng tháng người lao động đã bị chủ sử dụng lao động chiếm đoạt khoản tiền 470.000đ/tháng.