Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 63 - 112)

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế

2.3.4/Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng

ĐVT: %

Biểu đồ 2.19: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Qua biểu đồ ta thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng năm 2008 là cao nhất trong giai đoạn năm 2006-2010, nguyên nhân là do trong năm này có biến động lãi suất vay rất lớn lãi suất đầu ra rất cao đến 21%/năm dẫn đến thu nhập từ lãi tăng mạnh mặc dù trong năm 2008 chi phí lãi tăng tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng tại VIB đang có sự tăng trưởng bền vững. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của VIB đang có chiều hướng tốt dần, đồng thời cũng do nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong 2 năm 2009 - 2010.

2.3.5/ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Nhìn chung tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phát triển theo xu hướng tăng từ năm 2006 đến 2010 sau khi có sự giảm nhẹ vào năm 2007 và năm 2009 điều này cho thấy việc kiểm soát tài sản sinh lời của VIB rất hiệu quả. Nguyên nhân là do công

tác dự báo trước khả năng sinh lãi của các tài sản sinh lời của VIB tốt, vì vậy VIB có thể tối đa hoá lợi nhuận của các tài sản này.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.20: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.3.6/ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.21: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của VIB đang giữ ở mức rất tốt đặc biệt trong các năm 2006, 2008 và 2010 tỷ lệ này đạt gần bằng 0% còn các năm còn lại chỉ ở mức -1,8% là do trong các năm này một số chi phí có sự gia tăng như chi phí hoạt động, chi phí tiền lương, chi phí dự phòng tín dụng…nhưng nhìn chung VIB có sự kiểm soát tốt các chi phí ngoài lãi của mình và nguồn thu nhập từ chi phí ngoài lãi đã có thể bù đắp được các chi phí hoạt động của VIB.

2.3.7/ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ

Mặc dù hoạt động dịch vụ qua các năm chỉ chiếm khoảng 4% doanh thu nhưng do chi phí hoạt động dịch vụ rất thấp và không rủi ro nên tỷ suất sinh lợi từ hoạt động dịch vụ rất lớn đặc biệt trong năm 2008 do hoạt động tín dụng không tạo ra lợi

nhuận nhiều thì tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ chiếm đến 65%, các năm còn lại tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ chiếm khoảng 30%.

Bảng 2.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của VIB từ năm 2006 – 2010

ĐVT: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động dịch vụ 4.53% 4.21% 3.37% 4.74% 4.12%

Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ 28.66% 22.07% 64.66% 33.73% 29.25%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong chiến lược hoạt động kinh doanh, VIB vẫn luôn luôn đưa ra các chính sách nhằm tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ bằng các chính sách phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

2.3.8/ Tỷ lệ sinh lời hoạt động:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.22: Tỷ suất sinh lời hoạt động qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ suất sinh lời hoạt động của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010 được giữ ở mức khoảng 11% tuy nhiên năm 2008 tỷ lợi sinh lời hoạt động của VIB chỉ ở mức 4% cho thấy hiệu quả hoạt động của năm 2008 là kém nhất. Nhưng sau năm 2008, thì từ 2009 đến nay tỷ suất sinh lợi hoạt động đã tăng trưởng đáng kể và giữ ổn định ở mức 11% cho thấy việc quản lý hoạt động của VIB trong giai đoạn này là rất hiệu quả.

2.3.9/ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân- ROAA: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ sau cho thấy từ năm 2006-2010, VIB đã quản lý rất tốt tài sản của mình thông qua thể hiện hệ số ROAA càng ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của hệ số ROAA từ năm 2007-2010 là 40% và thể hiện sự tăng trưởng khá vững.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.23: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong giai đoạn 2007 – 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của VIB rất cao đạt 40% nhưng do tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận cũng tăng tương ứng, điều này đã giúp hệ số ROAA cao. Qua đó cho thấy công tác quản lý tài sản của VIB thực sự rất tốt trong giai đoạn này.

2.3.10/ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân- ROAE

Cũng như ROAA, ROAE trong giai đoạn năm 2009-2010 đạt tỷ lệ rất cao nhưng năm 2008 thì đã sụt giảm đáng kể. Qua đó thấy được đồng vốn chủ sở hữu đã không được sử dụng một cách hiệu quả trong hai năm 2008 nhưng ngược lại đã tăng mạnh trong 2 năm 2009 -2010.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.24: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.3.11/ Tỷ suất doanh lợi

Cũng như ROAA thì biến động của tỷ suất doanh lợi giai đoạn trên cũng diễn biến tương ứng. Tỷ suất doanh lợi của VIB cũng đạt gần với ROAA cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của VIB tương đối tốt.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.25: Tỷ suất doanh lợi qua các năm

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.4/ Những mặt tích cực đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010

2.4.1/ Về tình hình hoạt động kinh doanh 2.4.1.1/ Về hoạt động huy động vốn: 2.4.1.1/ Về hoạt động huy động vốn:

Trong giai đoạn từ 2006 đến nay nguồn vốn huy động của VIB từ nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ rất cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 59,36%. Đạt được tốc độ trên chủ yếu là do trong suốt thời gian hoạt động, VIB có những chủ trương đúng đắn, năng động và linh hoạt trong điều hành lãi suất, phí điều vốn nội bộ theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, thực hiện tốt hơn các chính sách khách hàng với nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mãi, đồng thời trong thời gian qua VIB đã nâng cao được vị trí thương hiệu, tạo được lòng tin của khách hàng. Mặt khác, VIB tiếp tục duy trì và phát triển đuợc một lượng khách hàng lớn trong năm qua. Thị phần huy động của VIB liên tục tăng từ 1,06% lên 2,43%. Đến cuối năm 2010, thị phần huy động của VIB xếp thứ 10 trong hệ thống NHTM Việt Nam.

2.4.1.2/ Về hoạt động cấp tín dụng:

Hoạt động cấp tín dụng của VIB trong giai đoạn 2006-2010 cũng tăng trưởng mạnh tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh VIB đã tích cực thực hiện cho vay tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức trung bình là 38,45%.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về tín dụng nhưng chất lượng tín dụng tại VIB trong thời gian qua rất tốt, tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì ở mức dưới 2% trong đó nợ xấu ở mức dưới 1,5% đảm bảo tính ổn định và bền vững. Ngoài ra các chính sách tín dụng, chính sách rủi ro ngành hàng được định hướng rất cụ thể và quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng rất kỹ lưỡng.

2.4.1.3/ Về phát triển sản phẩm và kinh doanh dịch vụ:

+ Về phát triển sản phẩm:

Trong giai đoạn 2007 – 2010, VIB đã đặt mạnh việc phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Phát triển sản phẩm gói và các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao như: triển khai dự án bán chéo sản phẩm, triển khai sản phẩm thẻ tín dụng nội địa, một loạt sản phẩm như: sản phẩm tiền gửi kinh tế Economic Account 50, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gói sản phẩm hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh …

+ Về phát triển dịch vụ ngân hàng:

Ban lãnh đạo VIB luôn quan tâm, thúc đẩy toàn hàng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng lẫn số lượng. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2010, tổng doanh thu từ dịch vụ liên tục tăng trong đó hoạt động tài trợ thương mại luôn đóng một vai trò quan trọng. Công tác thanh toán luôn bảo đảm chất lượng dịch vụ, số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng trung bình 20%, số lượng giao dịch thanh toán quốc tế tăng trung bình 15%.

Năm 2010, số lượng VIB Chip Mastercard đã vươn đến một con số đáng kể 34.235 thẻ trong tổng số gần 615.765 thẻ các loại được phát hành. Theo báo cáo của hiệp hội thẻ ngày 26/03/2010, VIB là ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế lớn thứ 5 Việt Nam với thị phần 6,1%.

Từ năm 2007 đến nay, VIB đã nhận được các giải thưởng về dịch vụ như: Giải dịch vụ hài lòng nhất năm 2008, 2009 do báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng, Top 20 Dịch vụ Tin và Dùng ngành Tài Chính năm 2010 do báo Thời báo Kinh tế Việt

Nam thực hiện trên sự bình chọn của khách hàng, giải Doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009 do Bộ Công thương phối hợp cùng Báo Công Thương trao tặng, Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất xắc nhất năm 2010 do Bộ Công thương trao tặng, danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương trao tặng; Ngân hàng thanh toán xuất sắc..

2.4.1.4/ Về các chỉ số hiệu quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá hiệu quả hoạt động của VIB trong thời gian qua thông qua các chỉ số tài chính thì giai đoạn 2007 – 2010 hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB đã có sự tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế của VIB liên tục tăng cùng với sự gia tăng mạnh trên tất cả hoạt động kinh doanh từ thu nhập thuần từ lãi, từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối. Các tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh như ROA, ROE, NIM … đều có tốc độ tăng đáng kể. Sau khi hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010 đạt hơn 1.000 tỷ đồng về lợi nhuận, VIB đã chính thức lọt vào top các ngân hàng có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

2.4.1.5/ Về phát triển mạng lƣới hệ thống chi nhánh

Số lượng đơn vị kinh doanh tăng mạnh từ 59 đơn vị kinh doanh vào năm 2006 thì đến năm 2010 đã tăng lên 132 đơn vị kinh doanh.

Việc tăng trưởng đơn vị kinh doanh đã giúp VIB nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế và thương hiệu của ngân hàng trên thương trường.

2.4.2/ Về công tác quản lý rủi ro

Ở VIB, quản lý rủi ro là nhiệm vụ của toàn ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng từ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành am hiểu bản chất của các loại rủi ro và nhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là một trong những cấu phần quan trọng trong chương trình hành động của các khối đặc biệt là kinh doanh.

Quản trị rủi ro được phân thành bốn nhóm chính để quản trị bao gồm: rủi ro chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro bảng cân đối tài sản) và rủi ro hoạt động

Về cơ cấu tổ chức, hai khối chính chuyên trách quản lý rủi ro ở VIB là Khối quản lý tín dụng và Khối quản lý rủi ro.

2.4.2.1/ Rủi ro chiến lƣợc: được quản trị ở tầm Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị đang trong quá trình thể chế hóa thành những văn bản cụ thể. Tuy nhiên hiện tại chiến lược kinh doanh của VIB đang được tư vấn và thay đổi bởi các tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới và sự hỗ trợ của CBA.

2.4.2.2/ Rủi ro tín dụng:

Công tác quản lý rủi ro tín dụng do một hệ thống bao gồm: Ủy ban tín dụng, Khối quản lý tín dụng và Phòng quản lý rủi ro tín dụng thuộc Khối quản lý rủi ro quản trị. VIB đã trở thành một trong số ít các NHTM ở Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực Quản lý rủi ro. Khối Quản lý rủi ro do Tổng giám đốc chỉ đạo thay vì Hội đồng quản trị là điểm khác biệt so với mô hình thường thấy ở các ngân hàng lớn trên thế giới.

Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại VIB đang hướng tới quản trị rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng với sự hỗ trợ của một trong những công ty tư vấn quản trị rủi ro hàng đầu Ernst & Young. Hệ thống này giúp VIB chấm điểm, phân loại và sàng lọc khách hàng. VIB lên kế hoạch kiểm tra và cải tiến chất lượng hệ thống thường xuyên nhằm đưa hệ thống ngày càng phản ánh sát với hiện tượng rủi ro thực tế và dự báo rủi ro danh mục vay trong tương lai.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VIB được thực hiện thông qua việc xây dựng định hướng tín dụng, sửa đổi quy chế bộ máy cho vay, điều chỉnh lại chính sách tín dụng theo ngành hàng, theo sản phẩm, theo vùng miền, điều chính cơ chế lãi suất, chính sách khách hàng, sửa đổi quy trình nghiệp vụ giao dịch tín dụng theo hướng tập trung. Từ năm 2009, Phòng quản lý rủi ro tín dụng cũng đã bắt tay vào nghiên cứu các tiêu chí mang tính đặc thù của từng tiện ích tín dụng cụ thể bao gồm: lượng tiền mất nếu xảy ra vỡ nợ, dư nợ tại thời điểm vỡ nợ để kết hợp cùng

với thời hạn vay tiến tới lượng hóa các chỉ số lượng tổn thất lường trước được và không lường trước được tiến tới thử nghiệm lường dự phòng trích lập có đủ để chi trả cho lượng tổn thất lường trước được và phát triển mô hình vốn kinh tế phần nào đủ chi trả cho lượng tổn thất không lường trước được. Đây là những nhân tố đầu vào nhằm từng bước tiến lên xây dựng quy trình đánh giá đủ vốn nội bộ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng của định hướng Basel II.

2.4.2.3/ Rủi ro thị trƣờng:

VIB nhóm một số rủi ro chính bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro giá cho sổ tự doanh bao gồm rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể, rủi ro lãi suất của sổ ngân hàng và rủi ro tiền tệ và các các rủi ro khác liên quan vào cấu phần rủi ro thị trường. Với đặc thù của một ngân hàng thương mại truyền thống, mặc dù sổ tự doanh còn khiêm tốn, với mục tiêu quản trị rủi ro thị trường, VIB tách sổ tự doanh khỏi sổ ngân hàng nhằm bước đầu triển khai đo lường theo mô hình giá trị rủi ro theo hai phương pháp chính là mô phỏng lịch sử và mô phỏng Monte Carlo. - Đối với rủi ro thanh khoản: VIB đã thành lập ủy ban ALCO để quản lý rủi ro

thanh khoản. Các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả do NHNN quy định luôn được VIB tuân thủ. Các hạn mức thanh khoản nội bộ được thiết lập, cảnh báo tiệm cận hạn mức và cảnh báo vi phạm được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro thanh

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 63 - 112)