Thực trạng hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 49 - 112)

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế

2.2.2/Thực trạng hoạt động cấp tín dụng

2.2.2.1/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: ĐVT: tỷ đồng 9,137 16,744 19,775 27,353 41,731 0 83.25% 18.10% 38.32% 52.57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 2.8: Tổng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Dư nợ tín dụng của VIB tăng trưởng mạnh từ năm 2006 đến năm 2010 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 38,45% đặc biệt có 2 năm tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới 83,25%/năm và năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 52,57%. Trong đó năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất còn năm 2010 là năm có dư nợ tín dụng cao nhất.

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 18,10% thấp hơn mức 20,6% của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Nguyên nhân do lãi suất huy động và cho vay tăng mạnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, những thay đổi mạnh mẽ này đã có nhiều chuyển biến bất lợi ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu toàn ngành tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên ban lãnh đạo đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và thay đổi khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng hoạt động thay vì mở rộng thị phần. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt tới 52,57%.

Đây là mức tăng tương đối tốt, vượt qua chỉ tiêu kế hoạch được giao. Mức tăng trưởng này do các chính sách tích cực từ năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng đến trong năm đầu năm 2010 đặc biệt trong năm 2010 nhờ lượng vốn tăng từ bán cổ phần cho CBA đã hỗ trợ một phần đến nguốn vốn cho hoạt động tín dụng.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay: a/ Phân theo loại tiền tệ: a/ Phân theo loại tiền tệ:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo loại tiền tệ

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ của Ngân hàng thì dư nợ cho vay bằng Việt Nam đồng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 80%. Phần dư nợ bằng ngoại tệ và vàng của VIB luôn chiếm tỷ trọng dưới 25% trong tổng dư nợ cho vay, ngoại trừ năm 2007 chiếm 32,48%.

Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh thứ nhất do từ năm 2008 các quy định của NHNN Việt Nam về cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng được phép ngày càng siết chặt hơn, đây là hạn chế khi VIB thừa nguồn ngoại tệ nhưng không thể cho vay vì khách hàng không đúng đối tượng. Thứ hai là VIB phải bảo toàn nguồn cho vay bằng ngoại tệ của mình không gặp rủi ro về tỷ giá, đây cũng là một hạn chế khiến cho VIB giảm cho vay bằng ngoại tệ trong thời gian gần đây do biến động tỷ giá VND/USD ngày càng diễn biến phức tạp, dễ biến động dẫn đến rủi ro tỷ giá rất cao.

b/ Phân theo thời hạn vay

ĐVT: %

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo thời hạn vay

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn chiếm khoảng 59% - 65% tổng dư nợ vay, dư nợ trung – dài hạn chiếm khoảng 35% - 41% tổng dư nợ vay. Ta thấy, các tỷ trọng có biến động nhưng mức độ biến động không cao, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định từ năm 2006 đến nay.

Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay trung dài hạn lại có sự thay đổi cho nhau. Nếu năm 2007, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay dài hạn thì từ năm 2008 đến nay, tỷ trọng cho vay trung hạn dần bị thay thay thế bởi cho vay dài hạn. Năm 2008 là năm cho vay dài hạn tăng mạnh nhất, chiếm 22,58% tổng dư nợ. Lý do cho những thay đổi trên đó chính từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài, những bất ổn kinh tế không thể dự đoán trước dẫn đến các khoản vay trung dài hạn rủi ro nhiều hơn khiến VIB thận trọng trong việc cấp các khoản tín dụng trung dài hạn ngoài ra từ 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30% đều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay trung dài hạn.

c/ Phân theo mục đích vay:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo mục đích vay

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay VIB giai đoạn năm 2006-2010, từ 63,25%-76,80%, tuy nhiên có sự giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2006 – 2008, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao từ 72,2% đến 76,80% nhưng từ giai đoạn 2009 – 2010 cho vay tiêu dùng đã tăng dần tỷ trọng hơn và đạt mức cao nhất 36,75% vào năm 2010. Điều này cho thấy VIB đang dần quan tâm hơn đến cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đã được các tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước đánh giá là lĩnh vực đầy tiềm năng và sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới. Cùng với xu hướng trên thì tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ là một trong những định hướng lớn trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của VIB và được đánh dấu bằng sự thành lập Khối ngân hàng bán lẻ vào ngày 16/03/2009.

2.2.2.3. Thị phần tín dụng:

Thị phần tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong tổng vốn nền kinh tế có lúc tăng lúc giảm từ năm 2006 đến 2010. Việc tăng giảm thị phần từng giai đoạn này một phần đến từ cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.12: Thị phần tín dụng của VIB

“Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo”

Nguyên nhân khách quan là các NHTM khác đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn VIB với các chính sách tín dụng mở rộng, đầy ưu đãi cho khách hàng. Nguyên nhân chủ quan đối với việc giảm thị phần tín dụng trong giai đoạn trên là từ chính sách tín dụng của VIB rất thận trọng trong việc thẩm định, đánh giá, lựa chọn khách hàng tín dụng do từ giai đoạn 2008 đến nay tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn nên VIB từng giai đoạn từng thời điểm luôn đặt mục tiêu quản lý chất lượng tín dụng lên hàng đầu đều này ảnh hưởng phần nào đến thị phần của VIB trên thị trường.

Trong thị phần tín dụng năm 2010, khả năng cung ứng vốn của VIB đứng thứ 10 trong các NHTM CP Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.13: Thị phần tín dụng của VIB năm 2010 so với các ngân hàng khác

2.2.2.4. Chất lượng nợ cho vay:

Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ của VIB từ 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 16.414 98.03% 19.130 96.74% 26.886 98.29% 40.912 98.04% Nợ quá hạn 329 1.97% 645 3.26% 467 1.71% 818 1.96% - Nợ xấu 208 63.3% 365 56.5% 349 74.7% 663 81.0%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Do năm 2006 tác giả không thu thập được số liệu phân loại nợ của VIB nên đã bỏ qua việc phân tích chất lượng nợ cho vay của năm này. Nợ quá hạn từ năm 2007-2010 của VIB chiếm tỷ lệ không đáng kể, từ 1.96% đến 3,26%. Năm 2009 là năm chất lượng tín dụng tốt nhất, dư nợ cho vay tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 1,71% tổng dư nợ trong khi tỷ lệ nợ xấu là 1,28% thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành ngân hàng là 2,2%.

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của VIB cao nhất tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là một vấn đề hết sức lo ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VIB trong suốt năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nên rất nhiều khách hàng vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cộng thêm chi phí lãi vay tăng cao khiến cho một số khách hàng vay mất khả năng trả nợ, không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên trong tỷ lệ nợ quá hạn đó thì nhóm nợ xấu chỉ chiếm 1,84% so với mức chung toàn ngành ngân hàng là 2,2% nên nhìn chung trong giai đoạn này chất lượng nợ cho vay của VIB vẫn tương đối tốt. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,96% tăng 15% so với năm 2009 trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 81% điều đó cho thấy chất lượng tín dụng năm 2010 đã xấu đi so với năm 2009.

2.2.3/ Thực trạng cung cấp các dịch vụ tài chính 2.2.3.1/ Dịch vụ thanh toán 2.2.3.1/ Dịch vụ thanh toán

Đối với dịch vụ chuyển tiền trong nước: Trong những năm qua VIB không ngừng đổi mới và mở rộng các dịch vụ về thanh toán nhằm đảm bảo công tác thanh toán được thông suốt, nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu luân chuyển vốn của nền kinh tế, ngày càng gia tăng khả năng tiện ích của

các dịch vụ ngân hàng. Trong các phương thức thanh toán được sử dụng tại VIB thì phương thức thanh toán qua điện tử liên ngân hàng và thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD được sử dụng nhiều nhất và chủ yếu nhất. Việc VIB lựa chọn phương thức thanh toán qua điện tử liên ngân hàng và qua tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác do 2 phương thức thanh toán này có các ưu thế nổi trội hơn như: nhanh chóng, tiện lợi và độ chính xác cao

Đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế: với mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp toàn thế giới, chất lượng thanh toán Swift quốc tế, hệ thống công nghệ hiện đại. Đặc biệt, phương thức giao dịch qua Fax/scan/email và chuyền tiền trực tiếp qua VIB4U giúp khách hàng không phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được giao dịch.

2.2.3.2/ Các dịch vụ khác a/ Hoạt động kinh doanh thẻ a/ Hoạt động kinh doanh thẻ

Công tác phát hành thẻ của VIB cũng có bước tăng trưởng mạnh qua các năm. VIB hiện đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại thẻ phục vụ đa dạng các mục đích và nhu cầu sử dụng bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa VIB Values, Thẻ trả trước nội địa VIB giftcard, thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip Mastercard và Thẻ trả trước quốc tế VIB Mastercard. Tháng 10/2010, VIB ra mắt Thẻ trả trước quốc tế VIB MasterCard đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Chỉ sau 2 tháng ra mắt, VIB đã phát hành được 3000 thẻ trả trước quốc tế VIB Mastercard phục vụ nhu cầu thanh toán và chi tiêu của khách hàng. Đến hết năm 2010, tổng số lượng thẻ mà VIB đã phát hành (bao gồm thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa và trả trước nội địa) đạt 650.000 thẻ. Trong đó thẻ nội địa đạt 615.765 thẻ và thẻ quốc tế tăng 51% đạt 34.235 thẻ.

Về mạng lưới chấp nhận thẻ: tính đến cuối năm 2010, VIB có gần 110 máy ATM và 1.000 POS. Cùng với hơn 10.000 máy ATM và gần 40.000 POS của liên minh thẻ và hệ thống ATM, POS của các Tổ chức thẻ quốc tế Visa International và Master Card, mạng lưới chấp nhận thẻ của VIB đạt độ bao phủ rộng lớn. Tháng 4/2010, VIB kết nối thành công với hệ thống ATM của VNBC, theo đó, chủ thẻ của

VIB có thể giao dịch tại mạng lưới máy ATM rộng khắp của các liên minh thẻ Smartlink, Banknetvn và VNBC. VIB cũng đã kết nối thành công hệ thống điểm chấp nhận thẻ (POS) với các ngân hàng trong liên minh Smartlink, Banknetvn, đem đến cho chủ thẻ thanh toán của VIB mạng lưới hàng triệu POS trên toàn quốc.

b/ Dịch vụ ngân hàng trực tuyến:

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VIB được áp dụng từ năm 2009 với công nghệ hiện đại, an toàn, bảo mật thông tin: VIB4U sử dụng chứng chỉ số của Website và thiết bị bảo mật Token Key do hãng Verisign (công ty chuyên về các giải pháp và bảo mật hàng đầu của Mỹ) cung cấp.

c/ Hoạt động tài trợ thƣơng mại:

VIB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình xử lý chứng từ tập trung (Trade Hub) với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Liên tiếp nhiều năm nhận giải thưởng ngân hàng thanh toán quốc tế xuất xắc từ tập đoàn Citibank, HSBC, Wells Fargo Bank.

d/ Dịch vụ quản lý dòng tiền:

Dịch vụ quản lý dòng tiền của VIB được triển khai từ năm 2008 nhằm giảm thiểu tối da thời gian, chi phí quản lý tiền giúp quản lý khoản phải thu, khoản phải chi một cách hiệu quả, theo dõi và chủ động được nguồn tài chính cho doanh nghiệp Công nghệ hiên đại, tự động chuyển tiền từ nhiều tài khoản con về một tài khoản mẹ và ngược lại đồng thời nguồn tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp còn sinh lời một cách tối đa. Từ năm 2008 đến nay, VIB đã ký kết một số hợp đồng quản lý dòng tiền với các công ty lớn như: Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty dầu Việt Nam, công ty cổ phần bảo hiểm AAA,…

d/ Các dịch vụ khác: bảo lãnh cá nhân, sản phẩm hợp tác bảo hiểm, chi hộ lương, ngân quỹ, bao thanh toán…

2.2.4/ Thực trạng về mạng lƣới hoạt động

Đến 31/12/2010, Ngân hàng Quốc Tế có 01 Hội sở chính tại 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, 01 sở giao dịch và 133 đơn vị kinh doanh bao gồm: 48 Chi nhánh (trong đó có 01 Sở Giao dịch, 26 Chi nhánh đầu mối và 21 Chi nhánh cơ

sở), 81 Phòng Giao dịch và một Điểm Giao dịch trực thuộc Chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, 2 Quỹ tiết kiệm tại 27 tỉnh thành phố.

Từ năm 2006 đến 2010 VIB đã có nhiều nỗ lực để phát triển mạg lưới hoạt động. Số lượng đơn vị kinh doanh đã tăng từ 59 lên 133 địa điểm.

Biểu đồ 2.14: Số đơn vị kinh doanh của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.2.5/ Thực trạng năng lực công nghệ

Tháng 9/2009, VIB chính thức ký hợp đồng tư vấn chiến lược công nghệ với công ty tư vấn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin thuộc tập đoàn IBM Global Business Service. Cuối tháng 12/2009, Trung tâm công nghệ ngân hàng đã chính thức hoàn thành chiến lược phát triển công nghệ đến hết 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian qua VIB đã phát triển và đẩy mạnh các dịch vụ tài chính điện tử như thông qua việc truy cập, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho các hoạt động thường ngày như: mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, vé máy bay thông qua việc đã hoàn thành việc triển khai dịch vụ kết nối thanh toán với các đối tác Smartlink, VNPAY, VietnamIT, Chợ điện tử, VNDebit, Vinagame, VTConline, Mobivi tạo ra một hệ thống dịch vụ thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến, đặt vé máy bay, thanh toán điện thoại trả sau, ví điện tử... đồng thời triển khai và xây dựng hệ thống Mobibanking và thí điểm với hơn 700 khách hàng sử dụng thường xuyên.

2.2.6/ Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 49 - 112)