Thực trạng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 42 - 112)

Để từng bước nâng cao năng lực tài chính và hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới, đồng thời để đáp ứng quy định của NHNN về vốn pháp định đặc biệt là Nghị định 141, VIB đã có bước gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn hoạt động để đảm bảo đủ năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động vốn. Từ năm 2006 đến 2010, vốn chủ sở hữu của VIB tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt trong năm 2010.

Trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu thì từ năm 2006 – 2009, vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng đáng kể từ trên 80% đến 95%, phần còn lại đến từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2010 thì đã có sự thay đổi trong cấu trúc vốn chủ sở hữu của VIB với vốn điều lệ chiếm 61%, thặng dư vốn cổ phần chiếm 25%, lợi nhuận chưa phân phối chiếm 12%. Thặng dư vốn cổ phần tăng mạnh 6128% trong năm 2010 đến từ thặng dư từ việc bán 15% vốn cổ phần cho CBA, cho thấy việc bán vốn cổ phần cho đối tác chiến lược này đã mang đến nhiều lợi ích cho VIB đặc biệt việc mặt tài chính được thị trường tài chính Việt Nam đánh giá là một thương vụ mua bán thành công nhất trong thị trường ngân hàng với mức giá bán 1 cổ phần là 46.000 đ.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của VIB từ năm 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng Cơ cấu Năm 2006 Tỷ trọng Năm 2007 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2008 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2009 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2010 Tỷ trọng Tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn và các quỹ 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn của TCTD 1.021 86% 2.065 95% 102% 2.042 89% -1% 2.401 81% 18% 5.653 86% 135% - Vốn điều lệ 1.000 84% 2.000 92% 100% 2.000 87% 0% 2.400 81% 20% 4.000 61% 67% - Thặng dư vốn cổ phần 21 2% 65 3% 217% 65 3% 0% 27 1% -59% 1.653 25% 6128% - Cổ phiếu quỹ - 0% - 0% (23) -1% (25) -1% 8% (0) 0% -100% Quỹ của TCTD 18 2% 32 1% 78% 82 4% 155% 83 3% 1% 152 2% 83% Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 0% 2 0% - 0% -100% - 0% - 0%

Lợi nhuận chưa

phân phối 151 13% 84 4% -45% 169 7% 102% 465 16% 175% 788 12% 70%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Đối với vốn điều lệ thì vốn điều lệ của VIB tăng dần từ năm 2006 đến 2010. Đến thời điểm 31/12/2010, VIB đã đáp ứng được mức vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình của Nghị định 141 của NHNN về mức vốn điều lệ. Song song với

việc đáp ứng mức vốn điều lệ này, ngày 01/09/2010 cũng như ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB là CBA đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 15%. Dự kiến sau khi được NHNN và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì CBA sẽ nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần từ 15% lên 20% ngay trong đầu năm 2011.

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.2.1.2/ Vốn huy động:

Nhận thức được yếu tố quan trọng của vốn huy động trong hoạt động ngân hàng, từ năm 2006 nguồn vốn huy động của VIB đều tăng trưởng mạnh qua từ năm 2006 đến 2010 với mức tăng bình quân là 58,45%. Việc tăng trưởng vốn huy động này được tăng đều qua đủ các kênh huy động từ tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, phát hành giấy tờ có giá đến tiền gửi của các TCTD và tiền vay của các TCTD.

a/ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vốn huy động của VIB tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010 với tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của giai đoạn này là 58%/năm. Năm 2007 là năm mà tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB rất ấn tượng đạt đến 110% đánh dấu cho một bước tăng trưởng trong giai đoạn mới của VIB. Vốn huy động của VIB năm 2008 chỉ tăng 1,93% so với năm 2007 do những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính của năm 2008. Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất

thường, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém.. Tuy nhiên, từ năm 2009 đặc biệt là trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 54,31%, năm 2010 đạt 67,29% do ban lãnh đạo Ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mại đồng thời thương hiệu VIB ngày càng được nhiều người biết đến thông qua chiến lược định vị lại thương hiệu trong năm 2009. ĐVT: tỷ đồng 14,858 31,244 31,848 49,145 82,217 0 110.3% 1.93% 54.31% 67.29% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng vốn huy động Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

b/ Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Phân loại theo loại tiền gửi:

Vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 80% trở lên trong tổng vốn huy động. Do đối tượng khách hàng chính của VIB cũng là các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và lãi suất huy động bằng VNĐ luôn cao hơn lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên đây cũng là một hạn chế trong huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tại VIB. Tuy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đã được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010, huy động bằng ngoại tệ của VIB tăng mạnh, chiếm 19,99% trong tổng nguồn vốn huy động nguyên nhân là do

trong năm 2010 VIB đã thu hút được lượng ngoại tệ lớn từ nguồn vốn của CBA chuyển qua khi thực hiện mua cổ phần tại VIB, đây cũng là một nguồn ngoại tệ có giá trị tạo lợi nhuận rất lớn cho VIB trong điều kiện tỷ giá tăng rất mạnh vào những tháng cuối năm 2010.

ĐVT: %

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại tiền tệ

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Phân loại theo kỳ hạn gửi:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo kỳ hạn gửi

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu vốn huy động từ năm 2006 đến 2010 thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (trung – dài hạn) luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và giấy tờ có giá, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này cho thấy tính ổn định của cơ cấu vốn huy động là rất cao.

Cơ cấu vốn từ năm 2007 đến 2008 thì giấy tờ có giá luôn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, thậm chỉ trong năm 2006 trong cơ cấu huy động vốn không có giấy tờ có giá

và có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008, tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi dần từ năm 2009 đến nay khi năm 2009 vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đã tăng mạnh do trong năm 2009 lần đầu tiên, VIB đã phát hành thành công 1.330 tỷ đồng trái phiếu (vượt quá con số dự tính là 1.000 tỷ đồng) với tên gọi VIBBOND 0109. Việc tăng nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn trung và dài hạn. VIB đã xác định phát hành trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn định kỳ, thường xuyên tại VIB do từ ngày 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30%. Vì vậy, kênh huy động vốn trái phiếu vừa là nguồn vốn ổn định vừa đảm bảo cho các hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn của VIB.

Phân loại theo loại huy động:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB theo loại huy động

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB từ năm 2006-2010 thì tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng từ 62% năm 2007 đã lên tới 72,45% tổng nguồn vốn huy động vào năm 2010. Đây chính là nguồn vốn huy động chủ lực lâu dài và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tiền gửi từ các TCKT, dân cư luôn được VIB chú trọng, là trọng tâm trong định hướng phát triển của VIB bằng các chính sách thu hút khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ thông qua các chiến lược tiếp thị rộng rãi trên cả nước.

Tiếp sau nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT, dân cư thì khoảng 30% vốn huy động của VIB đến từ vốn huy động từ các TCTD. Trong thời gian qua, VIB không vay từ NHNN và các TCTD khác do VIB luôn duy trì mức thanh khoản tốt và nguồn vốn huy động từ 02 kênh huy động từ TCTD khác, TCKT và dân cư tương đối đủ cho nhu cầu sử dụng vốn.

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.6: Thị phần huy động vốn của VIB từ 2006 - 2010

“Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo”

Thị phần huy động vốn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trong tổng vốn nền kinh tế đang có sự tăng trưởng đều từ năm 2006 đến 2010 cho thấy bước phát triển tốt của VIB trong việc huy động vốn và nâng cao vị trí của VIB trong thị phần của ngành ngân hàng Việt Nam.

Trong thị phần huy động vốn năm 2010, huy động vốn của VIB đứng thứ 10 trong các NHTM CP Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Thị phần huy động vốn của VIB năm 2010 so với các ngân hàng khác

2.2.2/ Thực trạng hoạt động cấp tín dụng: 2.2.2.1/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: 2.2.2.1/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng: ĐVT: tỷ đồng 9,137 16,744 19,775 27,353 41,731 0 83.25% 18.10% 38.32% 52.57% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Biểu đồ 2.8: Tổng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Dư nợ tín dụng của VIB tăng trưởng mạnh từ năm 2006 đến năm 2010 với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 38,45% đặc biệt có 2 năm tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới 83,25%/năm và năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 52,57%. Trong đó năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất còn năm 2010 là năm có dư nợ tín dụng cao nhất.

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 18,10% thấp hơn mức 20,6% của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Nguyên nhân do lãi suất huy động và cho vay tăng mạnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, những thay đổi mạnh mẽ này đã có nhiều chuyển biến bất lợi ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu toàn ngành tăng cao, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên ban lãnh đạo đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và thay đổi khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chất lượng hoạt động thay vì mở rộng thị phần. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB đạt tới 52,57%.

Đây là mức tăng tương đối tốt, vượt qua chỉ tiêu kế hoạch được giao. Mức tăng trưởng này do các chính sách tích cực từ năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng đến trong năm đầu năm 2010 đặc biệt trong năm 2010 nhờ lượng vốn tăng từ bán cổ phần cho CBA đã hỗ trợ một phần đến nguốn vốn cho hoạt động tín dụng.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay: a/ Phân theo loại tiền tệ: a/ Phân theo loại tiền tệ:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo loại tiền tệ

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ của Ngân hàng thì dư nợ cho vay bằng Việt Nam đồng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 80%. Phần dư nợ bằng ngoại tệ và vàng của VIB luôn chiếm tỷ trọng dưới 25% trong tổng dư nợ cho vay, ngoại trừ năm 2007 chiếm 32,48%.

Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh. Nguyên nhân của việc cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh thứ nhất do từ năm 2008 các quy định của NHNN Việt Nam về cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng được phép ngày càng siết chặt hơn, đây là hạn chế khi VIB thừa nguồn ngoại tệ nhưng không thể cho vay vì khách hàng không đúng đối tượng. Thứ hai là VIB phải bảo toàn nguồn cho vay bằng ngoại tệ của mình không gặp rủi ro về tỷ giá, đây cũng là một hạn chế khiến cho VIB giảm cho vay bằng ngoại tệ trong thời gian gần đây do biến động tỷ giá VND/USD ngày càng diễn biến phức tạp, dễ biến động dẫn đến rủi ro tỷ giá rất cao.

b/ Phân theo thời hạn vay

ĐVT: %

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo thời hạn vay

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn chiếm khoảng 59% - 65% tổng dư nợ vay, dư nợ trung – dài hạn chiếm khoảng 35% - 41% tổng dư nợ vay. Ta thấy, các tỷ trọng có biến động nhưng mức độ biến động không cao, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của Ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định từ năm 2006 đến nay.

Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay trung dài hạn lại có sự thay đổi cho nhau. Nếu năm 2007, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho vay dài hạn thì từ năm 2008 đến nay, tỷ trọng cho vay trung hạn dần bị thay thay thế bởi cho vay dài hạn. Năm 2008 là năm cho vay dài hạn tăng mạnh nhất, chiếm 22,58% tổng dư nợ. Lý do cho những thay đổi trên đó chính từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài, những bất ổn kinh tế không thể dự đoán trước dẫn đến các khoản vay trung dài hạn rủi ro nhiều hơn khiến VIB thận trọng trong việc cấp các khoản tín dụng trung dài hạn ngoài ra từ 10/08/2009, NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các NHTM chỉ là 30% đều này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay trung dài hạn.

c/ Phân theo mục đích vay:

ĐVT: %

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay của VIB theo mục đích vay

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay VIB giai đoạn năm 2006-2010, từ 63,25%-76,80%, tuy nhiên có sự giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2006 – 2008, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng rất cao từ 72,2% đến 76,80% nhưng từ giai đoạn 2009 – 2010 cho vay tiêu

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ppt (Trang 42 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)