CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ NGÂN HÀNG
2.2. Kết quả đạt được sau hơn 10 năm hoạt động của thị trường thẻ ngân
TRƯỜNG THẺ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
Thẻ ngân hàng đã được chính thức sử dụng tại Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, trải qua bao thăng trầm, bao khó khăn, sóng gió, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nước ngoài, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Các ngân hàng ngày càng chú trọng và quan tâm đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực thẻ. Và sau đây là một số kết quả tiêu biểu:
2.2.1. Số lượng các ngân hàng tham gia thị trường thẻ:
Năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam được đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên khi có sự tham gia của 4 ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương (VCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Chohung Vina Bank, với tư cách là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, được phép phát hành và thanh toán thẻ MasterCard trên phạm vi toàn thế giới.
Năm 1999, ACB là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng nội địa, với những tính năng, đặc điểm phù hợp hơn với người dân Việt Nam, và sản phẩm này được đơng đảo quần chúng đón nhận. Tiếp sau thành cơng đó của Ngân hàng Á Châu, một số ngân hàng khác cũng nhảy vào cuộc, nâng dần số lượng các ngân hàng tham gia thị trường thẻ.
Đến năm 2005, có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, trong đó có 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế.
Năm 2007, thị trường thẻ đón nhận thêm 3 ngân hàng mới tham gia phát hành thẻ nội địa, nâng con số này lên thành 20 ngân hàng, trong đó có 8 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế. Khơng chỉ có các ngân hàng thương mại trong nước tham gia thị trường thẻ, các ngân hàng nước ngoài cũng đã bắt đầu nhảy vào cuộc, mở đầu bằng việc phát hành thẻ của ANZ và HSBC, và điều này đã làm cho thị trường thẻ Việt Nam thêm đa dạng và phong phú.
Và tính đến tháng 6/2008 cả nước đã có 37 tổ chức phát hành thẻ trong đó gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 26 ngân hàng thương mại cổ phần, 6 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và 1 tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng (công ty tiết kiệm bưu điện).
2.2.2. Số lượng và chủng loại thẻ phát hành:
Số lượng thẻ phát hành:
Năm 1996, khi chỉ có 4 ngân hàng được phép phát hành thẻ thì chỉ có 360 thẻ được phát hành ra thị trường. Đến năm 1997, con số này tăng lên được một chút là 460 thẻ. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, thì số lượng thẻ phát hành đã tăng lên gấp 10 lần, tức 4.500 thẻ.
Bảng 2.1. Số lượng thẻ phát hành ra thị trường qua các năm
Đơn vị tính: 1.000 chiếc
Năm Số lượng thẻ
1996 0,36
1998 2,5 1999 4,5 2000 5 2001 15 2002 40 2003 230 2004 560 2005 2.100 2006 3.500 2007 6.500 06/2008 11.000
(Nguồn: số liệu trích trong bài viết “ 10 năm phát triển của thị trường thẻ Việt Nam – www.vnba.org.vn). 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008
Nhìn vào biểu đồ cũng như bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng thị trường thẻ Việt Nam thật sự tăng tốc và nhảy vọt kể từ năm 2002 cho đến nay. Chỉ tính riêng năm 2002, đã có 25.000 nghìn thẻ phát hành mới, gần gấp đôi tổng số thẻ phát hành trong giai đoạn 1996 – 2000. Cụ thể từ năm 2001 sang năm 2002, số lượng thẻ tăng từ 15.000 thẻ lên 40.000 thẻ, tỷ lệ tăng 167%. Sang đến năm 2003, số lượng thẻ tăng rất mạnh từ 40.000 thẻ lên 230.000 thẻ, đạt tỷ lệ 475%. Sở dĩ có sự gia tăng với tốc độ chóng mặt như trên là do trong năm 2002, 2003 có rất nhiều ngân hàng triển khai phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ATM với nhiều tính năng và đặc điểm phù hợp hơn cho người sử dụng như ACB với thẻ ghi nợ ACB-e.card, VCB với thẻ Connect 24, Techcombank với thẻ FastAccess…Bên cạnh đó các ngân hàng cũng đầu tư trang bị thêm hệ thống máy giao dịch ATM, giúp cho khách hàng thuận lợi hơn trong việc rút tiền mặt. Chính vì điều đó số lượng thẻ phát hành tăng nhanh chóng. Đến năm 2004, tỷ lệ tăng đã giảm xuống còn 143%, nhưng đến năm 2005 tỷ lệ này lại tăng lên đạt mức 275%. Cho đến cuối năm 2007, số lượng thẻ phát hành trên thị trường đạt con số 6.500.000 thẻ. Tính đến tháng 06/2008 con số này đã được nâng lên là 11 triệu thẻ. Và đến cuối năm 2010, theo đề án của Chính phủ, thì số lượng thẻ phát hành phấn đấu đạt mức 15 triệu thẻ.
Như vậy có thể nói trong giai đoạn từ năm 2002 cho đến nay, thị trường thẻ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao, khoảng 300%/năm. Và nếu như không nhầm lẫn thì đây là con số mà khơng có ngành dịch vụ nào ở Việt Nam đạt được.
Chủng loại thẻ phát hành:
Có thể thấy rằng, cho đến nay, thị trường thẻ Việt Nam hoạt động rất là sôi nổi. Các ngân hàng đều nhận thấy đây là một thị trường hoạt động rất tốt, có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và hơn hết là để chống lại với sự cạnh tranh sinh tồn với các ngân hàng khác cũng như với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng cố gắng
tập trung vào mảng cung cấp những sản phẩm mới, đa dạng, tiện ích, phục vụ cho cuộc sống cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trên thị trường, thẻ thanh toán xuất hiện ngày càng đa dạng, mỗi loại thẻ được các ngân hàng thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng, với những tính năng phù hợp với đặc điểm riêng của nhóm khách hàng đó.
Giai đoạn từ năm 1993 – 1999, các ngân hàng chủ yếu tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa và MasterCard. Sau một thời gian phát hành, thẻ tín dụng quốc tế cũng bộc lộ một số những khuyết điểm khi sử dụng để thanh toán các giao dịch nội địa như: chi phí xử lý giao dịch cao, tốn thêm chi phí chuyển đổi ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá…. Các mức phí cao của thẻ tín dụng quốc tế làm hạn chế việc mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ cũng như số lượng thẻ phát hành. Vì thế, đến năm 2000, lần đầu tiên ACB giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng nội địa đến với cơng chúng khi kết hợp với Saigon Tourist và Saigon Coopmart cho ra đời thẻ ACB – SaigonTourist và ACB – SaigonCoopmart. Với thẻ tín dụng nội địa này, ngoài việc tiện dụng dễ dàng trong thanh tốn, khách hàng cịn được hưởng những chính sách ưu đãi khi thanh toán tại các địa điểm thanh toán trực thuộc của các đơn vị đồng phát hành thẻ trong từng thời điểm ấn định.
Với sự tiện lợi như trên, thẻ nội địa của ACB dần thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Điều này thể hiện qua sự gia tăng nhanh chóng về số lượng chủ thẻ, tăng từ 500 lên 1060 thẻ chỉ trong vòng 1 tháng. Trước kết quả khả quan đó, ACB tiếp tục phát hành thẻ ACB – Phước Lộc Thọ và ACB – Mai Linh vào cuối năm 2001.
Tuy nhiên sau hơn 2 năm phát hành thẻ tín dụng nội địa, ACB lại nhận ra một điều rằng, đối với khách hàng chủ thẻ, họ chưa có thói quen quản lý việc chi tiêu và thanh toán lại dư nợ hàng tháng theo đúng ngày quy định. Họ cứ thắc mắc là: “ tại sao tơi có tiền hẳn hoi, mà phải sử dụng tiền của ngân hàng, để rồi hàng tháng cứ phải lo trả nợ. Nếu sử dụng tiền của bản thân thì hết tiền mặc nhiên tơi khơng dùng thẻ được nữa, không phải chịu lãi, không phải chịu nợ chậm trả”. Xuất phát từ nhu cầu đó, trong
năm 2002, ACB đã phát hành thẻ ghi nợ ACB e.Card. Khi khách hàng sử dụng, số tiền sẽ được tự động khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng. Thẻ này cho phép khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, cũng như rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt của ACB. Trước đó, cũng trong năm 2002, VCB là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Connect 24 và triển khai hệ thống giao dịch ATM dựa trên nền tảng online toàn hệ thống. Thẻ Connect 24 phù hợp với đối tượng khách hàng phổ thông đại chúng khơng chỉ vì chi phí sử dụng thấp mà cịn có tính năng tiên tiến, tiện lợi, dễ sử dụng. Tiếp theo đó hàng loạt các ngân hàng khác cũng nhảy vào cuộc, phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang thương hiệu riêng của ngân hàng mình, như thẻ FastAccess của Ngân hàng Kỹ Thương phát hành năm 2003; thẻ Eximbank – card của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu phát hành năm 2004; thẻ Vạn dặm, thẻ eTrans 365+, thẻ Power của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2005; thẻ Epartner của Ngân hàng Công thương năm 2006….Không chỉ phát hành một loại thẻ ghi nợ nội địa, mà mỗi một ngân hàng lại phát hành nhiều loại thẻ, mỗi một loại thẻ lại được thiết kế riêng sao cho phù hợp với một nhóm đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như VCB có thẻ thanh tốn quốc tế VCB- MTV mang thương hiệu MasterCard và thẻ Connect 24 quốc tế mang thương hiệu Visa dành cho khách hàng có thu nhập ổn định, có nhu cầu chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ ở các thành phố lớn; thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard cội nguồn dành cho khách hàng có khả năng tín chấp, thu nhập cao, có nhu cầu chi tiêu trong và ngồi nước; thẻ tín dụng American Express và thẻ VCB VN Airlines American Express dành cho những doanh nhân thành đạt, cá nhân có địa vị cao trong xã hội v.v…
Bên cạnh đó, để đa dạng hóa các sản phẩm thẻ của mình, các ngân hàng lại lần lượt cho ra đời sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế, khởi đầu là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam với thẻ Eximbank Visa Debit phát hành năm 2005. Thẻ này được phát hành dựa trên sự kết hợp hoàn hảo của hai tính chất: thanh tốn tồn cầu và sử dụng số dư tài khoản. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng
hóa, dịch vụ cũng như rút tiền mặt không chỉ ở Việt Nam mà còn trên tồn thế giới. Thêm vào đó, chủ thẻ còn được sử dụng số dư trên tài khoản như mọi thẻ ATM thông thường khác. Tiếp bước Eximbank, ACB và VCB cũng đã cho phát hành loại thẻ ghi nợ quốc tế mang thương hiệu của Visa và MasterCard.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhằm tối ưu hóa các cơng dụng của thẻ, nhiều ngân hàng cũng đã đưa ra sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng, tức là vừa là thẻ ghi nợ vừa là thẻ tín dụng. Khách hàng vừa có thể sử dụng bằng chính tiền của mình có trong tài khoản, vừa được sử dụng hạn mức thấu chi, tạo sự thuận tiện hơn trong thanh tốn, giao dịch, cịn ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thật sự là một bước đột phá mới trong cơng nghệ thanh tốn. Hiện nay nước ta đã có Ngân hàng Đơng Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, và ACB phát hành loại thẻ này.
Bảng 2.2. Các sản phẩm thẻ của một số ngân hàng tiêu biểu
Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Ngân
hàng Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa
Thẻ đa năng VCB Visa MasterCard cội nguồn American Express Vietcombank– MTV MasterCard Connect24 quốc tế Connect24 ACB ACB-Visa ACB- MasterCard ACB- SaigonCoop ACB-Phước Lộc Thọ ACB-MaiLinh ACB- ACB-Visa Electron ACB- MasterCard Electronic ACB- e.card ACB-Visa Debit MasterCard Dynamic
SaigonTourist EximBank Visa MasterCard Eximbank-Visa Debit Eximbank- Card BIDV Visa MasterCard eTrans365+ Vạn dặm Power
Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh tốn hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của thị trường thẻ:
Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây các ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường thẻ đã chú tâm đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phát hành cũng như thanh toán thẻ. Năm 1996, trên thị trường mới chỉ có duy nhất 2 máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương và chưa có một thiết bị POS nào được lắp đặt. Cho đến năm 2002, các Ngân hàng thương mại trong cả nước mới đưa vào vận hành gần 200 máy ATM, tức là tăng gấp 100 lần so với năm 96. Đến năm 2003 tăng lên 320 máy ATM. Và đến hết năm 2004 con số này đạt được là 600 máy.
Bảng 2.3. Số lượng máy ATM và máy POS trên thị trường qua các năm
Năm Số lượng máy ATM Số lượng máy POS
2002 200
2004 600
2005 1.200 12.000
2006 2.500 14.000
2007 4.300 23.000
06/2008 6.000 25.000
(Nguồn: số liệu thu thập từ các bài viết: - “ Bùng nổ thẻ ATM” – www.vietbao.vn /
“Cần một liên minh thẻ thống nhất” – www.ven.org.vn / “Thị trường thẻ thanh toán:
phát triển nhanh, cạnh tranh khốc liệt” – www.mof.gov.vn).
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, số lượng máy ATM tăng mạnh từ năm 2005, tăng từ 600 máy lên 1.200 máy, đạt tốc độ tăng là 100%. Sở dĩ có sự tăng đột phá như vậy là do số lượng thẻ phát hành năm 2005 tăng nhiều so với năm 2004, tăng từ 560.000 thẻ lên 2.100.000 thẻ, đạt tỷ lệ tăng 275%. Số lượng thẻ tăng kéo theo số lượng máy ATM cũng tăng theo, nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động thanh toán thẻ cũng như đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng một cách tốt nhất. Thật vậy các ngân hàng cũng cạnh tranh với nhau trong việc lắp đặt máy ATM để có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Chẳng hạn như ACB, trước đây chủ yếu phát hành thẻ tín dụng và mạng lưới chấp nhận thẻ POS, nhưng từ năm 2006, ACB đã đổi mới hệ thống phát hành và quản lý thẻ để có thể phát hành thẻ ghi nợ và xây dựng mạng lưới ATM. Đến nay ACB đã đầu tư đến 4 triệu USD nhập về 110 máy ATM với giá trung bình khoảng 18.000 USD/máy. Hệ thống máy ATM của ACB có các tính năng: hướng dẫn giao dịch bằng giọng nói tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển khoản, xem số dư, thanh toán, rút tiền… Đặc biệt buồng máy ATM thiết kế hiện đại, tiện lợi, giúp khách hàng thoải mái khi giao dịch. Đến nay, ACB đã có trên 150 máy ATM trên tồn quốc, dự kiến sắp tới sẽ đặt hàng thêm 100 máy ATM. Trong 2-3 năm tới, ACB sẽ tiếp tục đẩy mạnh số lượng máy ATM lên từ 500 – 1000 máy để phục vụ khách hàng. Tương tự
như vậy nhiều ngân hàng khác trong thời gian đầu triển khai dịch vụ thẻ chỉ có khoảng 20-30 máy, nhưng đến nay số lượng này đã tăng gấp 10 lần so với số máy ban đầu. Đến đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 10 ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM lớn nhất trên tồn quốc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, cơ quan trong việc trả lương qua tài khoản. Theo danh sách Ngân hàng Ngoại thương đứng đầu với 890 máy. Tiếp đến là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 682 máy; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 621 máy; Ngân hàng Công thương 492 máy… thấp nhất trong danh sách là Ngân hàng Quân đội với 90 máy.
Bảng 2.4. Số lượng máy ATM tại một số ngân hàng tiêu biểu
STT Tên ngân hàng Số lượng máy ATM
(tính đến 31/12/2007)
Tồn quốc TP HCM TP Hà Nội 1 Ngân hàng Ngoại